Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”?

Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”?

Dương Thanh Tùng
Chủ nhật, 15/10/2017 | 06:00
0
Số phận của khu giải trí phức hợp bậc nhất Đông Nam Á sẽ đi về đâu trong bối cảnh chủ đầu tư đang vướng nợ nần? Theo tìm hiểu được biết có nhà đầu tư đến từ Hồng Kông đã “để mắt” nhưng vẫn chưa thấy những dấu hiệu lạc quan nào ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Chờ “luồng gió mới”

Tháng Sáu vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Long An và các sở ngành đã có buổi làm việc với công ty Summerfield (Hồng Kông) do công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (công ty con của công ty Cổ phần tập đoàn Khang Thông -  gọi tắt là công ty Khang Thông) giới thiệu.

Nội dung làm việc liên quan tới việc đầu tư vào khu phức hợp giải trí xứ sở hạnh phúc (Happyland). Tại buổi làm việc, ông Francois Da Pan Shih, Chủ tịch HĐQT công ty Summerfield đã tỏ ra quan tâm tới dự án cũng như môi trường, chính sách đầu tư kinh doanh tại Long An.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: “Hiện tỉnh đang rất mong muốn tìm được nhà đầu tư nước ngoài đủ năng lực để phối hợp với nhà đầu tư trong nước, các đối tác nhanh chóng đi đến thống nhất tiếp tục triển khai các hạng mục công trình, đưa dự án vào hoạt động. Long An sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư thực hiện thành công dự án. Hơn nữa, dự án thành công cũng sẽ là điểm nhấn của tỉnh”.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các động thái liên quan đến dự án Happyland cũng như nhà đầu tư trên vẫn “án binh bất động”. Trao đổi với PV, ông Lê Phú Dũng, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An cho biết: “Vừa rồi lãnh đạo tỉnh có làm việc và gặp gỡ nhà đầu tư Hồng Kông nói trên nhưng vẫn chưa có thông tin chính xác về thời điểm họ chính thức hợp tác để triển khai Happyland”. 

Kinh doanh - Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”?

Thiết kế của siêu dự án lớn nhất Đông Nam Á.

Cũng theo ông Dũng, tiến độ triển khai của dự án đang cầm chừng, chưa thể khai thác du lịch, do nhà đầu tư khó khăn về tài chính. Ngành du lịch cũng đang mong chờ dự án hoạt động khai thác. Bởi, Long An xem đây là điểm nhấn để thu hút khách, đưa ngành du lịch tỉnh này thêm phần khởi sắc. 

Không chỉ công ty Khang Thông hay chính quyền Long An mà cả người dân, giới đầu tư cũng đang mong chờ một “bàn tay” đủ lớn để giải cứu khu phức hợp vui chơi giải trí được quảng cáo là lớn nhất Đông Nam Á này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giới phân tích thì tình trạng này sẽcòn kéo dài. Bởi để giải cứu được Happyland không phải chuyện dễ dàng.

“Nói thẳng ra, nếu muốn làm phải có tiền và cần một nguồn tiền lớn. Do đó, phải có những nhà đầu tư mạnh, đủ năng lực. Đương nhiên, khi họ đầu tư thì phải tính đến lợi nhuận. Chúng ta phải cho họ thấy được những cái đó trước, sau đó đến các chính sách. Dù có nhà đầu tư để mắt nhưng để người ta ký vào bản hợp đồng mua lại, phát triển dự án thì không phải chuyện ngày một ngày hai”, một chuyên gia kinh tế - tài chính tại TP.HCM chia sẻ.

Kinh doanh - Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”? (Hình 2).

Nhiều hạng mục công trình vẫn còn dang dở.

Chuyên gia này phân tích thêm: “Hơn nữa, các nhà đầu tư này cũng chưa thể tin được. Họ nói ký kết hợp tác là một chuyện nhưng khi bắt tay vào triển khai, có thực hiện hay không lại là chuyện khác. Thực tế cho thấy có hàng loạt nhà đầu tư đến từ các vùng lãnh thổ, quốc gia như Hồng Kông, Dubai, Mỹ... ký kết hợp tác, đầu tư nhưng cũng ra đi trong lặng lẽ”. 

Dự án nhà máy nhiệt điện khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định là điển hình. Thời điểm năm 2011-2012, bà Phan Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT công ty Khang Thông đã cam kết “mang” một số nhà đầu tư lớn đến để khởi công dự án trên. Sau đó, phía Khang Thông cũng đã ký hợp đồng nghiên cứu khả thi nhà máy nhiệt điện nói trên với tập đoàn STFE (Thái Lan) có quy mô 90ha, tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2016, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định thu hồi dự án này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nhà đầu tư Thái Lan xin rút lui.

“Đứt gánh” vì...  chưa đủ tầm?

Liên quan đến Happyland, trên trang thông tin của công ty Khang Thông vẫn thể hiện tiến độ dự án, với các hạng mục như: Khinh khí cầu Happyland, phim trường Happyland, lâu đài rượu, khu đô thị thành phố Tự do, lối đi bộ dọc bờ sông... Tuy nhiên, các thông tin này đã được đăng tải, cập nhật tiến độ từ rất lâu. Ví như khu đô thị được giới thiệu hoành tráng nhưng... cũng chỉ là bãi đất trống, xen kẽ đó là những căn nhà chưa di dời.

Ghi nhận thực tế của PV báo Người Đưa Tin vào ngày 10/10, dự án này còn ngổn ngang rất nhiều công trình dở dang, không có động thái triển khai. Dự án này được khởi công rầm rộ vào năm 2011 và dự kiến 3 năm sau đó sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với quy mô gần 340ha. Thời điểm đó, dự án được cho là lớn nhất Việt Nam với vốn đầu tư tới 2,2 tỷ USD. Khi hoàn thành giai đoạn 1, sẽ mở rộng lên đến gần 600ha trong giai đoạn 2.

Kinh doanh - Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”? (Hình 3).

Bà Phan Thị Phương Thảo phát biểu tại lễ khởi công dự án Happyland.

Theo thiết kế, dự án trải dài gần 4km dọc theo sông Vàm Cỏ Đông (xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Dự án được cho là điểm vui chơi giải trí lớn nhất Đông Nam Á có nhiều hạng mục đẳng cấp như Disneyland, khách sạn 5 sao, làng Việt Nam, thành phố đồ chơi...

Dự kiến khu phức hợp sẽ đón khoảng 14 triệu lượt du khách mỗi năm. Dự án cũng được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4/2010. Chủ tịch HĐQT công ty Khang Thông, bà Phan Thị Phương Thảo cũng khẳng định: “Tôi đã có kế hoạch hợp tác với 50 nước lớn trên thế giới để đưa các tour du lịch về Việt Nam”.

Tuy nhiên, sở dĩ dự án nằm bất động và chủ đầu tư rơi vào cảnh nợ nần là do tham vọng quá lớn trong khi năng lực chưa đủ tầm. “Dự án triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản gặp nhiều bất lợi, khó khăn và rủi ro. Khi họ khởi công, thi công được một số hạng mục cho thấy đã có sự chuẩn bị khá tốt. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để vượt qua khó khăn”, một chuyên gia bất động sản tại TP.HCM nói.

Kinh doanh - Chủ đầu tư ngập trong nợ nần, siêu dự án 2 tỷ đô có được… “giải cứu”? (Hình 4).

Đến nay, sau gần 7 năm, dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác, phục vụ du lịch.

Thực tế, vào thời điểm đó, công ty Khang Thông cũng cho biết, đã kêu gọi nhiều đối tác trong và ngoài nước cùng thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc kêu gọi vốn gặp nhiều khó khăn dẫn tới hạng mục của dự án phải thi công cầm chừng hoặc tạm ngưng.

Thực tế, 350ha đất trong khu phức hợp này đã được công ty Phú An thế chấp nhiều nơi. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An cũng đã ban hành quyết định cưỡng chế gần 800 tỷ đồng nhằm kê biên hơn 74ha và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với gần 90ha.

Trong một diễn biến liên quan, theo nguồn tin PV có được, công ty Phú An (cũng do bà Phan Thị Thanh Thảo làm Chủ tịch HĐQT) đã xin được hoãn thi hành án đến tháng 8/2018. Trong khi đó, với chủ nợ ở Nga mà công ty này đang vay nợ hơn 5,1 triệu USD và một ngân hàng ở Việt Nam với số nợ 600 tỷ đồng vẫn chưa thống nhất được phương án giải quyết.

Trước những thông tin và đặc biệt là liên quan đến số phận của Happyland, PV đã đến trụ sở công ty Khang Thông để được nghe các thông tin phản hồi. Tuy nhiên, người đại diện tại đây cho biết, hiện lãnh đạo đi vắng sẽ báo cáo các thông tin sau đó liên lạc với PV. Đồng thời để rõ hơn về các thời điểm “chốt” việc thi hành cưỡng chế đối với dự án này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Gấu, Cục trưởng cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An nhưng ông cho biết, đang họp Tỉnh ủy nên chưa thể trả lời.

Cha của huyền thoại Michael Jackson đã rút khỏi dự án

Năm 2012, ông Joseph Walter Jackson - cha của huyền thoại Michael Jackson cũng đã rút khỏi dự án này, dù với tư cách là người quảng bá dự án khắp thế giới giúp cho chủ đầu tư. Thêm vào đó, theo dự kiến, trong dự án Happyland sẽ có một bảo tàng trưng bày các kỷ vật của huyền thoại nhạc Pop nên gia đình ông đã ngừng bán các kỷ vật, đồng thời mua lại các kỷ vật đã bán đi. Tuy nhiên, sau đó, do chủ đầu tư không có tiền cùng một số nguyên nhân khác, ông Joseph Walter Jackson đã rút lui khỏi dự án

Sẽ có “siêu dự án” tàu điện Đà Nẵng – Hội An

Thứ 7, 14/10/2017 | 18:30
Đà Nẵng và Quảng Nam đang nghiên cứu, xem xét dự án tàu điện kết nối Đà Nẵng - Hội An theo hình thức đầu tư ODA, PPP. Mức tổng đầu tư dự kiến nửa tỷ đô.

Điểm mặt hàng loạt dự án bị dừng triển khai "kỳ lạ" của công ty 584

Chủ nhật, 08/10/2017 | 06:00
Tính đến nay, công ty 584 đã triển khai hàng loạt dự án nhưng có dự án "mắc kẹt" với đối tác, dự án bị khiếu kiện, dự án đang triển khai lại bỏ dở giữa chừng.

Siêu dự án 2 tỷ USD Happyland "ôm" nợ nghìn tỷ

Thứ 2, 21/08/2017 | 14:00
Happyland với vốn đầu tư 2 tỷ USD được kỳ vọng là dự án du lịch nghỉ dưỡng số 1 Đông Nam Á nhưng từ khi được khởi công đến nay đã 6 năm trôi qua, dự án này không những vẫn ngổn ngang, dang dở mà còn "chìm trong biển nợ".
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

Kinh doanh tăng trưởng, Thực phẩm Sao Ta có gần 800 tỷ đồng tiền nhàn rỗi

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:53
Tính đến cuối tháng 3/2024, Thực phẩm Sao Ta sở hữu 641 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền và 139 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn.

Mảng môi giới cải thiện mạnh, Chứng khoán Yuanta báo lãi gần gấp đôi

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:53
Trong quý I/2024, Chứng khoán Yuanta báo lãi sau thuế tăng tới 92% so với thực hiện cùng kỳ lên 37 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu mảng môi giới tăng 65%.

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.