Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Thứ 4, 30/05/2018 | 14:14
3
"Nếu bộ GTVT kỷ luật, tôi sẵn sàng nghỉ ngay", đó chính là lời khẳng định của ngài chủ tịch đường sắt Việt Nam. Nhưng nếu là người có tự trọng, tại sao ngài phải đợi cấp trên chỉ đạo mới nghỉ?

Chiều ngày 29/5, ông Vũ Minh Anh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu trước báo giới: “Tôi chịu trách nhiệm người đứng đầu ĐSVN vì xảy ra các vụ tai nạn vừa qua. Nếu bộ GTVT kỷ luật thì tôi chấp nhận và không từ chối bất kỳ hình thức nào, kể cả nghỉ ngay”.

Hoan hô tinh thần trung trực của người đứng đầu công ty đường sắt với lời nhận trách nhiệm hết sức khẳng khái. Tại Đường sắt Việt Nam, ông chính là người kiên quyết với việc “truy” trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo các đơn vị, bộ phận nếu để xảy ra sự cố, vi phạm.

Cafe8 - Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Ông Vũ Minh Anh: "Nếu bộ GTVT kỉ luật, tôi sẵn sàng nghỉ ngay".

Thế nhưng, trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt kinh hoàng vừa xảy ra có lỗi chủ yếu do chủ quan, do tác nghiệp sai quy trình thì trách nhiệm của người đứng đầu đã được xử lý như thế nào, thưa ông?

Rất nhiều người cũng từng biết, chuyện đắm phà năm xưa do đâm phải đá ngầm trên biển tại Hàn Quốc khiến rất nhiều du khách trong đó có nhiều học sinh bị thiệt mạng. Thế mà vị bộ trưởng Giao thông xứ Kim Chi năm đó cũng tức thì có đơn xin từ chức.

Mới đây nhất, Bộ trưởng Giao thông New Zealand cũng đã lên tiếng xin lỗi và viết đơn từ chức gửi Thủ tướng sau khi ông thực hiện một cuộc gọi trên máy bay ngay trước thời điểm cất cánh – hành động được cho là vi phạm các quy tắc hàng không dân dụng.

Các Bộ trưởng đó chẳng cần chờ ai ý kiến. Họ từ chức rất thanh thản vì họ hiểu rằng chính mình cũng đã có phần trách nhiệm trong đó.

Để xảy ra vi phạm, người đứng đầu tự động xin lỗi, tự động viết đơn từ chức – chuyện này vốn không lạ ở nhiều nước. Nhưng ở nước ta, một cây cầu bị sập khi đang thi công; một chuyến tàu khách bị lật do người gác chắn ngủ quên; một cung đường liên tục xảy ra sự cố tai nạn chỉ vì vấn đề kỹ thuật…

Tất cả những hiện tượng đó vẫn luôn xảy ra, thế nhưng chưa từng thấy một quan chức cấp trên nào xin lỗi ngay lúc đó, nhận sai và xin từ chức. Chuyện từ chức vẫn cứ mãi phải dùng hai từ “xa xỉ” để nhắc tới. Dù sau đó, những hệ luỵ của nó đã diễn ra, uy tín của quan chức đứng đầu bị mất điểm nghiêm trọng trong mắt người dân.

Vẫn biết, thật không dễ gì để có ai đó xin từ chức khi mà ranh giới giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo vốn rất mong manh. Ở nước ta, việc quy trách nhiệm người đứng đầu đơn vị vốn rất khó khăn khi mà cái gì cũng do tập thể bàn và thống nhất. Người ta thường có suy nghĩ rằng, “cha chung không ai khóc”, việc xảy ra ở đơn vị mình tại sao chỉ mình phải chịu kỷ luật?

Cafe8 - Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương! (Hình 2).

Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt trong thời gian qua.

Vị lãnh đạo Đường sắt thân mến, nếu ngài đã "sẵn sàng" để nhận trách nhiệm, để từ chức nếu Bộ trưởng yêu cầu, nếu ngài cảm thấy việc này có thể làm ngay và luôn, nếu ngài cảm thấy năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của mình còn yếu kém… vậy tại sao ngài còn phải chờ đợi người khác ra quyết định cho mình?

Để xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên tiếp như vậy, bản thân là người đứng đầu chèo lái, tại sao ngài không nghiêm túc kiểm điểm bản thân xem thực sự mình đã xứng đáng với cương vị được giao hay chưa? Nếu có, xin ngài hãy cho mọi người được nghe lý do đó, còn không xứng đáng thì không có điều gì còn băn khoăn nữa.

Chẳng cần nhìn tận bên nước ngoài làm gì cho xa xôi, ngài nên soi lại chính “tấm gương” của người đi trước, vị tiền bối của ngài - ông Trần Ngọc Thành. Trong thời gian lãnh đạo Tổng công ty đường sắt, ông Thành liên quan đến chủ trương mua hơn 100 toa tàu cũ của Trung Quốc. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty này và điều đó khiến ông Thành viết đơn từ chức và nghỉ hưu trước thời hạn 4 năm. Có lẽ ngài nên học tập vị tiền bối của mình, nhận trách nhiệm và thực hiện luôn quyết định của mình không chờ cấp trên ban lệnh.

Đã đến lúc chúng ta không thể chỉ trông đợi ở sự “tự giác” mà cần suy nghĩ một cách thực tế hơn, có trách nhiệm hơn trong câu chuyện "từ chức" này.

Thục Nguyên

Mỗi năm có 5 tỷ USD ngân sách sử dụng sai mục đích: Nên có văn hóa từ chức

Thứ 7, 12/05/2018 | 07:00
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng: “Cần chấn chỉnh bộ máy của chúng ta một cách đồng bộ. Không thể chỗ này chấn chỉnh mà chỗ kia không chấn chỉnh”.

Miễn nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt

Thứ 5, 15/12/2016 | 16:46
Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đối với ông Trần Ngọc Thành kể từ ngày 16/12.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Văn hóa từ chức là cần thiết’

Thứ 5, 17/11/2016 | 15:36
“Vấn đề văn hóa từ chức cũng như đại biểu Dương Trung Quốc có nêu, theo tôi cần tiếp thu ý kiến này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.