Chữa bệnh qua mạng: Cái giá phải trả cho niềm tin đặt sai chỗ

Chữa bệnh qua mạng: Cái giá phải trả cho niềm tin đặt sai chỗ

Thứ 2, 02/11/2020 | 15:00
0
Thay vì đến bệnh viện mỗi khi ốm đau bệnh tật, một số người lại ngồi nhấp chuột nhờ “bác sĩ mạng” kê đơn, bốc thuốc và họ đã phải trả cái giá đắt vì trót "tin nhầm".

Kê đơn như… thần y

Bằng vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên mạng xã hội Facebook, PV Người Đưa Tin Pháp Luật dễ dàng tham gia vào một số hội nhóm hỏi đáp, chia sẻ cách chữa bệnh cho con của các bà mẹ.

Tại đây, bạt ngàn những câu hỏi liên quan đến các loại bệnh được đưa ra. Đáp lại, cũng có nhan nhản những câu trả lời khác nhau để chẩn đoán dấu hiệu mắc bệnh và cách điều trị.

Hễ một bà mẹ hỏi xin ý kiến về bệnh tật của con, thông qua miêu tả và hình ảnh, video clip phản ánh triệu chứng bệnh của em bé, lập tức sẽ xuất hiện bạt ngàn lời khuyên “hợp lý” của các bà mẹ khác. Thuốc đông, thuốc tây, thậm chí là những bài thuốc dân gian không có căn cứ khoa học nào cũng được các mẹ gợi ý sử dụng cho bà mẹ có con đang ốm.

Trong bài đăng của mẹ Nguyễn Thị Nhung có con bị ho, có đoạn: “Có cách gì trị dứt điểm ho, sổ mũi cho con không các mẹ? Em nhìn con ho mà xót quá”. Bên dưới bài đăng, PV bắt gặp vô số lời chẩn đoán, kê bệnh khác nhau đến từ các bà mẹ khác. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có một vài ý kiến khuyên bà mẹ này nên đưa em bé đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp.

Dù không biết đứa trẻ ho vì lý do gì nhưng mẹ Thanh Phương đã khuyên cho bé uống tinh dầu húng chanh và chắc chắn: “Chị cứ cho con uống là sẽ khỏi ngay”. Mẹ Thùy Trang thì chẩn đoán bé bị viêm họng và khuyên dùng tinh dầu tỏi.

Tương tự, đối với trường hợp một bà mẹ có con nghi bị chàm sữa, lại trăm ngàn ý kiến được đưa ra như: Rang hạt kê rồi đun sôi lấy nước tắm cho em bé, cho bé ăn kiêng để giảm chàm sữa hay đến cả kem bôi da đông y đủ các thương hiệu.

Thậm chí, một số bà mẹ đã đưa con đi khám, được bác sĩ kê đơn song lại không tin lời bác sĩ mà lên mạng hỏi lại cho chắc. Chị Ngọc Huyền – một người mẹ có con viêm họng có mủ - chia sẻ: “Chị không muốn cho con chị uống thuốc kháng sinh vì kháng sinh rất hại đến cơ thể trẻ con. Nên chị không mua thuốc theo đơn của bác sĩ mà về cho uống quất hấp mật ong”.

Sức khỏe - Chữa bệnh qua mạng: Cái giá phải trả cho niềm tin đặt sai chỗ

Vô vàn những chẩn đoán “chuyên môn” được đưa ra.

Khi PV nêu câu hỏi: “Nhưng theo chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa Nhi thì con nhà chị bị viêm họng bội nhiễm có mủ rồi, chị không sợ không điều trị thì bệnh sẽ lan xuống phế quản và phổi à?”, chị Huyền khẳng định chắc nịch: “Các mẹ trên hội bỉm sữa nói thế mà em. Trẻ con uống nhiều kháng sinh quá không phát triển được đâu”.

Nói rồi, chị Huyền gửi cho PV một mẩu giấy, trên đó là nguệch ngoạc các dòng chữ được quảng cáo chữa viêm họng hiệu quả. Khi thấy PV thắc mắc về các thành phần ghi trên mẩu giấy, chị Huyền tặc lưỡi: “Mấy cái này chị được người ta gửi cho, chứ cụ thể cái đó là gì chị cũng không biết”.

Nhốn nháo “lang băm”, “trình dược viên dởm”

Ngoài hoạt động “thăm khám, kê đơn” một cách tự phát, PV Người Đưa Tin Pháp Luật nhận thấy tại các hội nhóm này xuất hiện nhiều đối tượng “thừa nước đục thả câu” rao bán đủ các loại “thần dược” trị bách bệnh. Những đối tượng này có một điểm chung là lợi dụng tâm lý xót con khi phải dùng thuốc quá nhiều và tâm lý ngại xếp hàng chen chúc ở bệnh viện của các bà mẹ để bán hàng.

Trong vai một người có cháu nhỏ bị viêm tai giữa, PV hỏi mua tinh dầu trị bệnh giá 270 nghìn đồng từ một người bán hàng có tên Phạm Thủy trên Facebook. Khi thấy PV phàn nàn rằng dù đã đưa cháu đến bệnh viện nhiều lần nhưng vẫn không đỡ, chị Thủy nhanh miệng: “Đi viện bác sĩ chỉ cho uống thuốc kháng sinh rồi vẫn bị lại thôi em, không chữa dứt điểm được đâu”.

Theo lời chị Thủy, sản phẩm chữa viêm tai này là sản phẩm lành tính, có xuất xứ thảo mộc và là một bài thuốc nam được điều chế thành tinh dầu, đảm bảo không gây hại gì cho trẻ em.

“Sản phẩm này bên chị rất an toàn, có thể dùng được cho cả mẹ bầu lẫn trẻ em trên 6 tháng tuổi nên em có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng”, chị Thủy khẳng định.

Mặc dù PV nhiều lần nhấn mạnh rằng cháu mình bị viêm tai khá nặng, vẫn phải duy trì điều trị theo quy định của bác sĩ, chị Thủy thao thao bất tuyệt về “thần dược” của mình: “Cháu em có nặng đến mấy thì đảm bảo dùng thuốc này của chị, sau 3 tháng sẽ khỏi hẳn. Nếu không khỏi chị sẽ hoàn tiền lại cho em”.

Sức khỏe - Chữa bệnh qua mạng: Cái giá phải trả cho niềm tin đặt sai chỗ (Hình 2).

Bí kíp chữa… bách bệnh.

Như để có thêm lòng tin của PV, chị Thủy liên tục gửi đến những hình ảnh về hiệu quả sản phẩm đã được những khách hàng khác phản hồi sau khi sử dụng.

Nhìn vào các bức ảnh quảng cáo được chị Thủy gửi, PV “ngã ngửa” khi thấy cùng là lọ tinh dầu đó, có thể vừa trị viêm tai vừa trị… sâu răng. Giải đáp về thắc mắc này của PV, chị Thủy chắc chắn: “Đây là sản phẩm lành tính, dùng được cho nhiều bộ phận trên cơ thể em ạ”.

Vì trót tin vào những “trình dược viên rởm” này, chị Hoàng Thị Tuyết (Bắc Ninh) đã phải bỏ công việc để “ăn chực nằm chờ” hàng tháng cùng con ở bệnh viện. Nguyên nhân là, khi thấy đứa con 8 tháng tuổi có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên (sổ mũi, khò khè, ho có đờm, sốt nhẹ...), chị Tuyết đã ngay lập tức gia nhập “bệnh viện mạng xã hội”. Đáp lại lời cầu cứu của chị là vô vàn “bác sĩ” và các “đơn thuốc” được kê ra.

“Mọi người chỉ cho tôi nhiều cách đến mức tôi không biết phải chữa cho con bằng cách nào. Trong số đó có một chị đã chủ động nhắn tin riêng cho tôi và bày cho tôi cách pha tinh dầu cho con uống để trị dứt điểm bệnh này”, chị Tuyết nhớ lại.

Theo chị Tuyết, người này nói rằng con mình cũng từng bị viêm đường hô hấp và dùng hết một lọ tinh dầu là đã khỏi hẳn. Đang lo lắng, bà mẹ này liền tin tưởng người lạ, cho con dùng một sản phẩm mà chính mình không rõ nó có nguồn gốc xuất xứ thế nào, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ra sao.

Cuối cùng, cái giá mà chị phải trả là sau một ngày, bệnh của con ngày càng nặng. Cháu bé sốt cao liên tục, bỏ bú, ngủ li bì, bụng thở phập phồng đến lõm cả xương sườn, chân tay lạnh và nhợt nhạt... Quá hoảng hốt, lúc này gia đình mới lập tức đưa em bé vào bệnh viện để điều trị.

Các bác sĩ cho biết, con chị bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, tiến triển thành viêm phổi cấp. Cháu bé nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, rất may đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. “Nghĩ lại tôi thấy hú hồn, nếu chẳng may con gặp chuyện chẳng lành thì chắc tôi không thể sống nổi vì dằn vặt”, chị Tuyết xúc động nói.

Cũng theo người mẹ này, về sau chị mới biết, bà mẹ với “ý tốt” chia sẻ phương pháp điều trị bằng tinh dầu cho chị thực ra là người bán sản phẩm đó. Đến giờ, tuy cháu bé đã khỏi bệnh viêm phổi từ lâu nhưng vẫn bị ảnh hưởng, mỗi khi trời trở lạnh là cháu dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn hơn những đứa trẻ khác. “Chỉ vì sự thiếu tỉnh táo, nhẹ dạ cả tin của tôi đã khiến sức đề kháng của con tôi bị ảnh hưởng. Đây là một bài học đắt giá cho những người làm mẹ như tôi”, chị Tuyết nói.

Thông tin thêm với PV Người Đưa Tin Pháp Luật về vấn đề này, luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: “Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội”, quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Tuy nhiên, rất khó để xử lý những trường hợp này, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc, còn cần phải tùy vào mức độ cũng như tính chất của vụ việc để có thể quyết định xem trường hợp đó cần xử phạt theo mức độ nào”.

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng: “Chữa bệnh qua mạng xã hội là quá dại dột!”

Để kịp thời cảnh báo cho những bà mẹ về những rủi ro tiềm ẩn khi chọn cách chữa bệnh cho con qua các “bệnh viện mạng xã hội”, PV Người Đưa Tin Pháp Luật đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

PV: Thưa bác sĩ, hiện nay có tình trạng nhiều bà mẹ chọn cách chữa bệnh cho con theo lời khuyên trên mạng xã hội, thay vì đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những người chữa bệnh qua mạng xã hội, theo quan điểm của tôi, là quá dại. Hằng ngày, tôi đọc rất nhiều báo cáo, tài liệu để phục vụ cho công việc của mình và tôi thấy các tài liệu này phản ánh tình trạng thông tin y tế không được kiểm chứng nhiều vô kể.

Về cơ bản, những thông tin về y học trên mạng, cứ 10 tin thì có đến 8 tin sai. 2 tin còn lại, 1 tin đúng và 1 tin nửa đúng nửa sai. Những người cung cấp thông tin có thể không phải người trong ngành, họ chỉ nghe lại và biên tập theo ý chủ quan của họ. Như thế rất nguy hiểm cho người khác. 

PV: Có ý kiến cho rằng, những nguồn tin y học từ nước ngoài sẽ có tính chính xác cao hơn. Ông có đồng tình với quan điểm này? 

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Có nhiều người tưởng rằng các thông tin trên báo nước ngoài là chính xác. Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh, có rất nhiều báo nước ngoài dù được đăng nhưng tính chính xác của thông tin thì chưa được kiểm chứng. Vì vậy, không phải lúc nào những thông tin từ nước ngoài cũng là đúng.

PV: Tôi được biết, bác sĩ là người luôn chú trọng sử dụng các ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh. Xin hỏi: ông đã khi nào khám bệnh online cho bệnh nhân và bằng cách thức như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Đối với các bệnh đơn giản, chỉ biểu hiện trên da bệnh nhân thì theo tôi hoàn toàn có thể khám trực tuyến bằng cách gọi video. Ví dụ, nếu muốn nghe nhịp tim của bệnh nhi, tôi sẽ đề nghị với người mẹ, lúc này bà mẹ sẽ đóng vai trò như một y tá dùng các thiết bị hỗ trợ để tôi có thể nghe nhịp tim của em bé. Còn các bệnh lý liên quan đến các cơ quan nội tạng thì không thể vì cần thăm khám kỹ càng hơn. 

Sức khỏe - Chữa bệnh qua mạng: Cái giá phải trả cho niềm tin đặt sai chỗ (Hình 3).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).


PV: Hiện nay có nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ là có thể chữa bệnh cho con tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Ông nhận định thế nào về quan điểm này?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Tôi khẳng định, máy móc không thể thay thế con người. Việc khám chữa bệnh online hiện nay thực chất gây hiểu nhầm cho rất nhiều người. Nếu khám bệnh online mang tính chất tư vấn thì được, còn để chẩn đoán chính xác và quyết định phương pháp điều trị thì cần phải thăm khám trực tiếp.

Việc khám bệnh online là một việc cực chẳng đã, khi không thể gặp nhau, do dịch bệnh hay khoảng cách địa lý. Đối với những trường hợp có thể đến thăm khám trực tiếp, tôi nhấn mạnh, việc này tốt hơn rất nhiều lần so với việc khám online. 

PV: Trong suốt những năm làm nghề, ông đã gặp nhiều trường hợp chịu hậu quả do tin vào những kiến thức trôi nổi trên mạng không?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Những trường hợp này là phổ biến, thậm chí xảy ra hằng ngày. Nhiều ông bố bà mẹ thấy con có dấu hiệu bị bệnh giống với dấu hiệu bệnh lần trước thì lập tức đem đơn thuốc cũ ra dùng. Một số phụ huynh khác thì gọi điện hỏi bạn bè, người thân hay lên mạng tự tìm hiểu.

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi triệu chứng bệnh có thể giống, song vẫn có những khả năng tiềm ẩn nguy cơ hình thành một căn bệnh mới.

PV: Trước thực trạng như vậy, ông có khuyến cáo gì cho những bậc cha mẹ hiện nay để chăm sóc sức khỏe đúng cách cho con?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Tôi khuyên các bà mẹ nên tỉnh táo chọn lọc thông tin một cách chính xác, khoa học.

Các bà mẹ có thể chữa bệnh cho con mình theo các chỉ dẫn trên mạng 10 lần, 100 lần hay thậm chí 1.000 lần thành công, tuy nhiên, không ai dám chắc đến lần thứ 1.001, những chỉ dẫn đó không thể khiến con họ gặp nguy hiểm. Đối với sức khỏe và tính mạng, đôi khi chỉ một lần bất cẩn đã có thể phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Vì vậy, đừng để mọi thứ trở thành sai lầm, bởi lúc đó sẽ không còn thời gian để sửa chữa.

Lê Trà

 

 

Cha mẹ tự ý dùng thuốc nam chữa bệnh, bé trai 7 tuổi đối mặt nguy hiểm

Thứ 5, 15/10/2020 | 20:09
Cha mẹ tự ý cho con trai 7 tuổi uống thuốc nam nên sức khỏe bé chuyển biến xấu. Khi nhập viện, bệnh nhi đã ở trong tình trạng nguy kịch.

Gặp bệnh khó chữa vì ăn bột yến mạch sai cách

Chủ nhật, 11/10/2020 | 08:15
Để giảm mỡ máu như tin đồn trên mạng, người đàn ông đối mặt với tình trạng tăng acid uric trong máu do ăn bột yến mạch sai cách.
Cùng tác giả

Việt Nam ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới

Thứ 3, 12/01/2021 | 18:38
Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, 18h ngày 12/1, Việt Nam có thêm 5 ca mắc Covid-19.

Hỗ trợ toàn diện nhằm định hướng vào nghề cho giáo viên tiếng Anh

Thứ 3, 12/01/2021 | 12:07
Việc đưa ra chương trình 5 điểm hỗ trợ toàn diện giáo viên tiếng Anh tốt nghiệp các trường đại học nhằm giúp các giáo viên trẻ có định hướng vào nghề.

Việt Nam tối ngày 10/1 xuất hiện thêm 1 ca mắc Covid-19 mới

Chủ nhật, 10/01/2021 | 18:21
Thêm 1 ca mắc nhập cảnh vào 18h ngày 10/1 tại Việt Nam. Ca bệnh này được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Thanh Hóa.

Bộ Y tế xác nhận 2 ca mắc Covid - 19 nhập cảnh trái phép

Thứ 3, 29/12/2020 | 18:15
Tính đến 18h ngày 29/12, Việt Nam tiếp tục có thêm ca mắc Covid-19. Trong đó, 2 ca mắc mới là 2 ca nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường mòn.

Nâng cấp nội dung giáo dục nhằm phù hợp chương trình Phổ thông mới

Thứ 4, 23/12/2020 | 13:48
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, iSMART nâng cấp toàn diện 100% chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học.
Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc sau khi ăn "kẹo lạ"

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:56
Sau khi ăn kẹo "lạ", hàng chục học sinh Trường THCS Hành Tín Tây (Quảng Ngãi) có biểu hiện ngộ độc phải đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.
     
Nổi bật trong ngày

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Clip: Đập cần câu xuống nước cần thủ tá hỏa phát hiện điều đáng sợ

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:53
Mới đây, tài khoản @AMAZlNGNATURE đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “luôn kiểm tra dưới nước trước khi bơi”.

Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như "nhân sâm" có bao nhiêu thương lái cũng "chốt"

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại “dược liệu” quý hiếm nên có trong mọi gia đình.

Kinh hoàng khoảnh khắc cô gái suýt bị cá mập ăn thịt

Thứ 6, 29/03/2024 | 09:52
Mới đây, tài khoản @HollowDreams0 đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “cô suýt bị cá mập ăn thịt”.