Chương trình Giáo dục phổ thông: Làm nhanh, nóng vội sẽ... vỡ trận

Chương trình Giáo dục phổ thông: Làm nhanh, nóng vội sẽ... vỡ trận

Dương Thị Thu
Thứ 5, 02/11/2017 | 21:25
0
Cho ý kiến về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) bày tỏ nhiều băn khoăn, lo ngại.

Ông cho biết, bản thân đã theo dõi việc cải cách giáo dục từ những năm 80 của thế kỷ trước và nhận thấy rằng, hiệu quả đem lại rất thấp, làm mất uy tín của ngành Giáo dục trong phụ huynh học sinh và nhân dân.

“Trong quá trình thực hiện đã có những sự nóng vội, thiếu cẩn trọng, thiếu việc lấy ý kiến của các chuyên gia về giáo dục và nhà khoa học”, ĐBQH Ngọc Phương nói.

Ông cũng cho rằng, yếu tố đem lại hiệu quả thấp là khi thí điểm chọn những cơ sở chủ yếu ở thành phố, thị xã, chọn giáo viên, chọn nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, nhưng áp dụng ra đại trà ở nhiều nơi còn khó khăn.

“Thêm nữa, đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn bị, đào tạo và thậm chí có những việc chưa có giáo viên để giảng dạy vẫn đưa ra đổi mới để áp dụng. Kinh nghiệm quản lý, điều hành chưa có.

Trong cải cách giáo dục thiếu chọn lọc, đưa ra những việc làm mà người dân cho đó là ngớ ngẩn, ví dụ như cải cách chữ viết, sau một thời gian cải cách lại phải thay đổi. Hoặc trong một số bài của các chương trình có sai, sót, có những bài tồn tại sự phản cảm.

Từ những bài học như vậy, tôi rất đồng tình với việc phải tạm dừng điều chỉnh thực hiện cải cách chương trình và sách giáo khoa mới”, vị ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho hay.

Giáo dục - Chương trình Giáo dục phổ thông: Làm nhanh, nóng vội sẽ... vỡ trận

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội.

 ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương cũng cho rằng: “Bản thân tôi, cử tri và nhân dân rất lo lắng với việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới lần này vì hậu quả từ những việc làm thiếu hiệu quả của cải cách giáo dục đã có. Nếu không cẩn thận sẽ lặp lại con đường cũ, gây tốn kém cho Nhà nước, phụ huynh học sinh và mất niềm tin trong nhân dân đối với ngành Giáo dục.

Cải cách giáo dục không dễ vì nó động chạm đến nhiều vấn đề. Một là chương trình; hai là kinh phí, cơ sở vật chất; ba là đội ngũ giáo viên kinh nghiệm quản lý và yếu tố cuối cùng là sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị cũng như từng người dân”.

Để tránh đi vào những vết xe đổ trong cải cách giáo dục, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, cần phải lùi lại nhiều năm chứ không phải chỉ một năm như đề xuất lần này của Chính phủ mà Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình bày trước Quốc hội.

“Tôi nghĩ cần lùi lại nhiều năm để chuẩn bị đầy đủ chương trình, sách giáo khoa có tham khảo ý kiến của toàn dân, các nhà khoa học, có thí điểm và tổng kết thí điểm. Tránh lặp lại các nhiệm kỳ trước, thí điểm ở thành phố, giáo viên chọn, cơ sở chọn, điều kiện chọn. Bộ đã thí điểm thì thường không ai nói khuyết điểm và đa phần đồng tình, ca ngợi nên khi ra thực hiện đại trà bị vỡ trận.

Như những cải cách trước đây, chương trình tốt, mục đích tốt, động cơ tốt nhưng hiệu quả lại thấp. Vì vậy, tôi không có niềm tin lắm vào vấn đề dừng một năm lần này. Giáo dục liên tục cải cách qua việc thay sách, phụ huynh học sinh rất phàn nàn, người học cũng rất bức xúc.

Trong tiếp xúc cử tri, một cử tri nói với tôi “cải cách giáo dục có những nội dung mang lại sự hài hước”. Với giáo dục, làm nhanh, nóng vội thì không thể hiệu quả được. Chính vì thế, theo tôi nghĩ, bộ GD&ĐT có trách nhiệm cao là phải làm kỹ”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nêu quan điểm.

Dẫn lại bài học của mô hình trường học mới VNEN, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, chính sự thất bại, hiệu quả thấp nên không đưa lại niềm tin cho người dân và kể cả xã hội.

“Điều này không thể đổ lỗi cho cơ sở được. Lỗi từ chính bộ Giáo dục và Đào tạo trong áp dụng. Đưa một chương trình được coi là tiên tiến ở các nước khác áp dụng vào Việt Nam nhưng đội ngũ giáo viên chưa đủ khả năng, chưa tiếp cận được với chương trình ấy mà đưa thì nguyên nhân chính là từ bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông nói.

Ông cũng thẳng thắn chỉ rõ, trong cải cách giáo dục thì chương trình là khâu dễ nhất, giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất mới quyết định sự thành, bại. Do vậy, ông đề nghị song song với quá trình lùi lại, bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự chuẩn bị thật kỹ về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tránh những thất bại như nhiều cải cách trước đây.

“Đổi mới giáo dục là rất cần thiết, đáp ứng tinh thần của Đảng ta, Nhà nước ta luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhưng bài học của nhiều năm đổi mới giáo dục chưa thành công. Nguyên nhân trong đó có sự nóng vội, thiếu rà soát, thiếu tính toán, thiếu cân nhắc, thiếu đồng bộ.

Do vậy, muốn thay đổi về chương trình thì trước hết phải tính đến yếu tố con người, phải thay đổi về đào tạo đội ngũ giáo viên, tiếp đến là nguồn kinh phí, cơ sở vật chất. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải triển khai thí điểm, rút kinh nghiệm có hiệu quả rồi mới triển khai.

Thách thức lớn nhất là chất lượng đội ngũ. Chương trình tốt, sách giáo khoa tốt nhưng đội ngũ không được đào tạo lại để phù hợp với nội dung và chương trình thì khó thực hiện”, vị ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh.

 

Lùi chương trình Giáo dục phổ thông: Tránh đi lại "vết xe đổ" VNEN

Thứ 5, 02/11/2017 | 10:30
“Bài học rút ra khi triển khai mô hình VNEN sẽ giúp tính toán lại việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị chất lượng đội ngũ cho tốt, tránh đi lại vết xe đổ của mô hình VNEN”, ĐBQH Bùi Văn Phương nói.

“Bộ GD&ĐT cần cam kết, tránh sau một năm lại xin lùi tiếp”

Thứ 5, 02/11/2017 | 09:30
Nêu quan điểm về việc bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, ĐBQH Phạm Tất Thắng cho rằng: “Bộ cần có cam kết cụ thể, tránh việc sau một năm lại xin lùi tiếp”.

Lùi chương trình Giáo dục phổ thông: Không cho phép sai sót, làm lại

Thứ 4, 01/11/2017 | 12:55
“Khó nhất lĩnh vực này là không cho phép anh sai sót, làm lại. Vì thế, tôi đồng ý lùi triển khai áp dụng chương trình GDPT”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Xử lý người ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:09
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn giao Công an huyện kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội xem xét kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên vụ cháy chung cư mini

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:57
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện quy trình kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Sáu trường ở Tp.HCM sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 6

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:26
Năm học 2024-2025, Tp.HCM dự kiến tổ chức khảo sát vào lớp 6 ở 6 trường THCS, trong đó có khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.