Người tự vệ bị Quốc dân Đảng thủ tiêu tại Thái Bình

Người tự vệ bị Quốc dân Đảng thủ tiêu tại Thái Bình

Thứ 5, 07/03/2013 | 16:55
0
Tháng 7/1946, bọn Quốc dân đảng phản động gây ra vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội, làm chấn động dư luận cả nước. Cùng thời gian này, ở hai huyện Đông Quan, Phụ Dực của tỉnh Thái Bình, chúng cũng gây ra một vụ tương tự, nhưng ít người biết đến.

Bị dụ dỗ vẫn không lay chuyển

Vào tháng 6/1946, trên đường tới cảng Hải Phòng để về nước, quân Tưởng đến đóng ở thị xã Thái Bình và thị trấn Ninh Giang (Hải Dương). Nhân cơ hội đó, các phần tử Quốc dân Đảng phản động ở một số huyện lỵ của Thái Bình, dựa vào thế quân Tưởng nổi lên hoạt động mạnh mẽ.

Đầu năm 1946, tên Lê Văn, một nhà truyền đạo ở huyện Tiền Hải, đến bắt liên lạc với các phần tử Quốc dân Đảng ở Cổ Tiết, Đồng Kỷ, Vọng Lỗ, Đào Động, Tràng Lũ…Một số phần tử Quốc dân Đảng đã chui được vào chính quyền lâm thời, giữ các chức vụ quan trọng. Bọn chúng hy vọng dựa vào quân Tưởng để lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ ở địa phương.

Thực hiện Sắc lệnh của Chính phủ về giải tán Đảng Đại Việt, lực lượng công an và phòng mật của huyện Phụ Dực, gồm 15 cán bộ chiến sĩ đã tiến hành bao vây, bắt 8 phần tử Quốc dân Đảng tại Tràng Lũ, thu 2 súng và nhiều giấy tờ quan trọng, trong đó có danh sách Quốc dân đảng ở Phụ Dực và Đông Quan.

Miền bắc - Người tự vệ bị Quốc dân Đảng thủ tiêu tại Thái Bình

Cây duối ở miếu Me, nơi bọn Quốc dân đảng phục kích, giết anh Siêu tối ngày 27/7/1946

Làng Cổ Tiết lúc đó thuộc xã Liên Phương, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình, nay là xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ. Quốc dân Đảng ở Cổ Tiết có 24 tên do Nguyễn Đức Tuyết (thường gọi là "giáo" Tuyết) cầm đầu. Trước cách mạng tháng Tám, Tuyết làm nghề dạy học và có một số hoạt động tích cực trong cách mạng.

Sau khi giành chính quyền, Tuyết được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã lâm thời. Trong cuộc bầu cử HĐND tỉnh, huyện và xã vào tháng 3 năm 1946, Tuyết trúng cử và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã. Tuy nhiên, lúc này Tuyết đã là một phần tử Quốc dân Đảng tích cực, được tên Lê Văn và tên "giáo" Đồng ở Đồng Kỷ giao cho giữ chức Bí thư chi bộ Quốc dân Đảng ở Cổ Tiết. Tuyết chui vào chính quyền để thực hiện âm mưu phá ta từ trong ra, bằng cách lôi kéo một số cán bộ chủ chốt của xã vào tổ chức Quốc dân Đảng.

Trong số cán bộ của xã mà Tuyết muốn lôi kéo có anh Trịnh Công Siêu, Đội trưởng Đội Tự vệ (thời gian này, tự vệ làm nhiệm vụ công an ở xã). Anh Siêu nguyên là công nhân nhà máy Dệt Nam Định, sinh ra trong một gia đình có người anh trai ruột tham gia cách mạng từ năm 1940. Ngay từ nhỏ, Siêu đã được người anh trai của mình truyền đạt  về chủ nghĩa Mác-Lê Nin và lý tưởng cộng sản nên anh sớm giác ngộ, tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân của nhà máy. Khi cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, anh Siêu về địa phương tham gia cướp chính quyền.

Sau khi giành được chính quyền, anh tham gia công tác cách mạng tại địa phương. Trong cuộc bầu cử HĐND vào tháng 3/1946, anh Siêu trúng cử và được giao giữ chức Đội trưởng Đội Tự vệ. Mặc dù làm việc trong giai đoạn trứng nước của cách mạng và trong khoảng thời gian rất ngắn (từ tháng 3 đến tháng 7/1946), nhưng với bản chất của người công nhân, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn trật tự an ninh của xã. Theo sự chỉ đạo của công an huyện Đông Quan, anh có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của bọn Quốc dân Đảng ở Cổ Tiết. Thực hiện trọng trách được giao phó, anh đã tìm hiểu, nắm chắc từng đối tượng, trong đó có Nguyễn Đức Tuyết.

Cùng làm việc với nhau, hiểu rõ tính cách, con người và những công việc của anh Siêu làm nên Tuyết và đồng bọn nhiều lần thuyết phục anh vào tổ chức của hắn, nhưng anh không đồng ý. Chúng sử dụng cả một số người thân, có quan hệ họ hàng với anh Siêu để lôi kéo nhưng cũng không thể khuất phục được ý chí kiên định của người chiến sĩ cách mạng này. Nhận thấy, anh Siêu có thái độ rất rõ ràng, lại biết được tường tận mọi hoạt động của chúng, nếu không lôi kéo được anh thì tổ chức của chúng có nguy cơ bị lộ. Chính vì vậy, chúng quyết định phải thủ tiêu anh Siêu. Chiều ngày 27/7/1946, chúng họp nhau ở nhà tên Nguyễn Bá Khuể (một trong những tên Quốc dân Đảng đầu sỏ) để bàn kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giết hại anh Siêu.

Miền bắc - Người tự vệ bị Quốc dân Đảng thủ tiêu tại Thái Bình (Hình 2).

Dù đã 95 tuổi nhưng cụ Nguyễn Văn Viêm vẫn còn rất minh mẫn, kể lại sự kiện anh Siêu hy sinh

Vạch trần tội ác của bè lũ phản động

Cụ Nguyễn Văn Viêm (trú tại thôn Hương Hòa, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), nguyên Xã đội trưởng, năm nay đã 95 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Cụ chính là người chứng kiến sự việc Quốc dân Đảng hãm hại anh Siêu. Cho đến tận bây giờ, cụ vẫn nhớ như in: "Chiều ngày 27/7/1946, tôi đang tắm ở ao, thấy anh Siêu cùng với em rể là Bùi Gia Hiểu đi ra phía ngã tư Kênh.

Hôm đó, anh Siêu đi bên phải, còn Hiểu đi bên trái. Thấy vậy, tôi liền hỏi: "Đi đâu đấy?", anh Siêu trả lời: "Chúng tôi ra ngã tư Kênh có tí việc". Vậy mà, thật không ngờ, hôm đó lại là ngày định mệnh đối với anh Siêu. Sau này tìm hiểu, tôi mới nắm được sự việc diễn ra như sau: Chiều hôm đó, bọn Quốc dân Đảng tổ chức ăn uống ở nhà Nguyễn Bá Khuể. Ăn xong, chúng cho Bùi Gia Hiểu, em rể của anh Siêu đến nhà rủ anh ra ngã tư Kênh chơi.

Khi hai người vừa đến ngã tư Kênh thì gặp một số tên nữa, chúng bảo anh Siêu xuống chùa Vè ở Đồng Kỷ để kết nạp vào Quốc dân Đảng. Anh Siêu không đi theo mà quyết định quay về. Tuy nhiên, khi về đến cây ruối ở miếu Me, cách ngã tư Kênh khoảng 400m, anh Siêu bất ngờ bị 7 đối tượng phục kích ở đây, xông ra giết hại. Người chiến sĩ cách mạng này đã chống cự quyết liệt, quần nhau với chúng trên ruộng mạ.

Nhưng vì chỉ có một mình, lại không có vũ khí trong tay nên anh đã không thể thắng nổi những tên đồ tể có mang theo hung khí. Đến 20h30 ngày hôm đó, ông Trịnh Công Tố, Đội phó Đội Tự vệ (cấp phó của anh Siêu), đi tìm Đội trưởng thì được tôi kể lại câu chuyện lúc ban chiều. Ông Tố biết rằng, Hiểu tuy là em rể của anh Siêu nhưng cũng tham gia Quốc dân Đảng, nên đã nghi ngờ, rồi đi tìm theo hướng ra ngã tư Kênh. Đến chỗ cây duối ở miếu Me, ông Tố thấy ruộng mạ nơi đây bị quần nát bởi những dấu giày và chiếc khăn anh Siêu thường dùng, nằm trong vũng máu.

Ông Tố quay về nói cho chúng tôi biết chuyện đó. Mọi người đều linh tính, chắc anh Siêu đã gặp chuyện chẳng lành. Ngay lập tức, chúng tôi phân công nhau đi tìm. Tôi đến nhà những người thân quen của anh Siêu hỏi, tất cả đều không biết anh ở đâu. Sáng hôm sau, xã huy động dân quân đi tìm. Trong số những người đi tìm có cả ông Trịnh Công Kiểm là Chánh án tòa án nhân dân huyện Đông Quan lúc bấy giờ và là chú họ của anh Siêu. Mọi người lần theo vết máu và vết lằn trên ruộng, ra đến phía bờ sông Diêm Hộ. Trên sông lúc này dày đặc bèo bồng, tìm mãi không thấy xác anh Siêu.

Đến 3h chiều, nghe tiếng quạ kêu trên cây đa ở bờ sông, theo kinh nghiệm của nhân dân, quạ kêu là có người chết nên chúng tôi đi lại phía cây đa. Nhìn thấy một đám bèo khả nghi, anh em liền lội xuống, bới ra thì thấy xác anh Siêu nổi lên. Mọi người đau đớn và thương xót đưa anh về xã, báo cáo lên huyện, tỉnh rồi làm lễ truy điệu và mai táng anh".

Sau cái chết của anh Siêu, nhân dân Cổ Tiết vô cùng thương tiếc anh, nhưng cũng rất hoang mang, lo sợ, ban đêm chỉ ở trong nhà, không dám ra ngoài. Không khí thôn xóm rất nặng nề, căng thẳng. Cụ Viêm kể rằng: "Hôm sau, tỉnh cho một tiểu đội cảnh vệ về đóng tại địa phương để ổn định tình hình và theo danh sách, bắt  những tên Quốc dân Đảng ở Cổ Tiết. Lúc này, Tuyết và Tuận (hai tên Quốc dân Đảng sừng sỏ) đã trốn đi khỏi làng. Ty Liêm chính của tỉnh Thái Bình cùng với công an các huyện và nhân dân Cổ Tiết tích cực truy lùng. Khoảng hai tháng sau, Tuyết và Tuận đã bị bắt. Tòa án Liên khu III mở phiên xét xử, kết luận: Tuyết là tên chủ mưu, còn Tuận là thủ phạm trực tiếp giết anh Siêu. Cả hai tên đều phải lĩnh án tử hình".

Người con bất khuất

Để tôn kính người con anh dũng và bất khuất của quê hương, nhân dân xã An Vinh đã xây mới lại miếu Me to đẹp hơn và lập bàn thờ liệt sĩ Trịnh Công Siêu ngay tại nơi bọn Quốc dân Đảng giết hại anh. Đảng ủy và chính quyền xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cũng đã làm hồ sơ, trình lên trên, đề nghị truy tặng liệt sĩ Trịnh Công Siêu danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Người dân An Vinh vẫn đang chờ đón quyết định đó.

Dương Niết - Ng.Hường

Chuyện chưa kể về 'ngân hàng' xương người ở Hà Nội

Thứ 5, 21/02/2013 | 10:26
Các bác sĩ ở Khoa Chấn thương - Viện Quân y 108 đã mở một "ngân hàng xương" để có nguồn thay thế. Điều đặc biệt, ngân hàng này được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.

Chuyện chưa kể về những người canh cho dân ăn Tết

Thứ 4, 06/02/2013 | 08:07
"Mẹ ơi sao bố không về đón giao thừa với nhà mình, Tết nào bố cũng vắng nhà?", những câu hỏi của con trẻ với nhiều người vợ của cảnh sát giao thông (CSGT) có lẽ đã trở nên quá quen thuộc.

Chuyện chưa kể về ni sư “tài xế” cừ khôi một thuở

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Trong làn khói hương nghi ngút của chốn thiền môn, những âm thanh hỗn tạp của đời thường chợt lắng lại. Vị ni sư hồn hậu đón tôi bằng nụ cười tươi.

Chuyện chưa kể sau cuộc vây bắt trùm giang hồ xứ Thanh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Sau 3 lần thoát khỏi vòng vây của các trinh sát, Nguyễn Việt Anh (SN 1984, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) càng trở nên nguy hiểm và ranh mãnh khi trong người luôn thủ sẵn một khẩu súng đầy đạn...
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.