Chuyển đổi số - "bàn đạp" cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển

Chuyển đổi số - "bàn đạp" cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 7, 11/12/2021 13:57

CĐS được áp dụng mạnh mẽ trong ngành từ Du lịch, Logistic đến Năng lượng đã cho thấy những kết quả đang kỳ vọng, làm tiền đề cho sự phục hồi và phát triển.

Sáng 11/12, Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số (VFTE) lần thứ III do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và Báo điện tử VnEpxress phối hợp thực hiện, đã chính thức diễn ra với phiên làm việc đầu tiên.

Qua đó, phiên làm việc buổi sáng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp từ đại diện các ngành, doanh nghiệp khác nhau về nội dung: Doanh nghiệp công nghệ số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển. 

Đối thoại - Chuyển đổi số - 'bàn đạp' cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển

Toàn cảnh phiên Toạ đam buổi sáng

Phát biểu tổng quan tại sự kiện, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) nhận định: “Mỗi người trong chúng ta đều có cảm nhận riêng về chuyển đổi số (CĐS). Bởi suy cho cùng, sau khi đi từ nhận thức chung thì đó lại là câu chuyện riêng của mỗi tổ chức, cá nhân. Qua đó, chắc chắn không một tổ chức, cá nhân nào CĐS giống nhau”.

Đối thoại - Chuyển đổi số - 'bàn đạp' cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển (Hình 2).

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện

Năng lượng phục hồi cho ngành du lịch

Theo ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, song điều này cần đặt trong bối cảnh phát triển như "vũ bão", cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI)... 

Điều này thể hiện rõ ràng qua các hoạt động dịch chuyển của du khách, từ bước đặt phòng, vé tàu xe đến đánh giá dịch vụ đều thực hiện trên ứng dụng di động.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề vì liên quan đến việc di chuyển, gặp rào cản khi áp dụng các chính sách giãn cách xã hội. Do đó, du lịch Việt Nam cũng được khuyến khích tiếp tục triển khai đề án chuyển đổi số. 

Đối thoại - Chuyển đổi số - 'bàn đạp' cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển (Hình 3).

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Ảnh: VNE

Đến nay, nhiều địa phương đã đưa điểm đến của mình lên các nền tảng số như Hà Nội có hệ thống du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đà Nẵng có ứng dụng Da Nang Tourism, Huế có chương trình tham quan Hoàng Thành thực tế ảo... Đồng thời các doanh nghiệp đều đã có ứng dụng quản lý, bán hàng trên môi trường số như Vietravel, Flamingo...

Dù đã có những bước chuyển mình tích cực, nhưng công tác chuyển đối số trong ngành du lịch cũng gặp một số khó khăn như chưa nhận thức đồng bộ; chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể liên quan, đặc biệt là khách hàng và doanh nghiệp, thiếu nguồn lực.

Bên cạnh đó, còn hạn chế về kiến thức, trình độ; lí do đại dịch còn diễn biến phức tạp; các quy định về pháp lý chưa theo kịp thực tế phát triển.

Từ những khó khăn thực tế, đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đưa ra một số giải pháp định hướng giúp chuyển đổi số du lịch thuận lợi hơn như tiếp tục xây dựng hệ sinh thái thông minh; kết nối cơ quan nhà nước, địa phương và doanh nghiệp theo thời gian thực.

Đồng thời, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông và phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo…

Sự lớn mạnh của ngành điện đi cùng hành trình CĐS

Theo đó, tính đến 30/11, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất đặt đứng đầu ASEAN, vượt qua Indonesia với 76 nghìn MW. Hệ thống truyền tải đường dây 500 kV, 220 KV cũng đứng đầu ASEAN, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết.

Mặt khác, về tiếp cận điện năng, World Bank đánh giá Việt Nam đứng thứ 27 trên 190 nền kinh tế của thế giới, tăng thứ hạng so với các năm trước.

Để có những thành quả trên, Đại diện EVN cho rằng không thể thiếu đến sự đóng góp to lớn của việc những ứng dụng công nghệ số trong quản lý và phát triển hệ thống điện. 

Đối thoại - Chuyển đổi số - 'bàn đạp' cho những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển (Hình 4).

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Ảnh: VNE

Ông dẫn chứng, từ năm 2012, EVN đã thực hiện cung cấp hoá đơn điện tử, đến nay, đã áp dụng toàn bộ trên hệ thống. Từ năm 2019, EVN đưa toàn bộ 12/12 dịch vụ điện mức độ 4 kết nối xong với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bên cạnh đó, EVN cũng đẩy mạnh kết nối với các ngân hàng, đơn vị thanh toán nhằm phục vụ thanh toán ví điện tử, không tiền mặt, có riêng ứng dụng chăm sóc khách hàng để người dụng có thể tự tra cứu tiền điện, sản lượng điện. Đơn vị cũng ứng dụng AI chăm sóc khách hàng, trong đó, các cuộc gọị đến trung tâm khách hàng có đến 1/3 được trả lời bằng chatbot.

Tuy nhiên, ngành điện là ngành đặc thù, cung và cầu phải song hành. Trong bối cảnh hiện nay, ngành điện Việt Nam và thế giới nước có ba thử thách lớn là không carbon hóa, không tập trung hóa và tự do hóa ngành điện.

Những xu hướng này đòi hỏi EVN chuyển đối số nhanh hơn, dựa trên nhu cầu của người dùng. Trong đó, tập đoàn đang nghiên cứu công nghệ Blockchain cho phép người có điện mái nhà bán điện năng lượng mặt trời cho người khác.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.