Chuyên gia chỉ cách giảm căng thẳng cho F0 sau khi khỏi Covid-19

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 3, 12/04/2022 13:57

Lo lắng sức khỏe bị ảnh hưởng cùng nguy cơ tái nhiễm khiến những người từng bị F0 luôn sống trong sự bất an, căng thẳng.

Thông tin trên Zing, theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nhiều nghiên cứu phát hiện sau khi hồi phục từ Covid-19, một số bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bất an, hoảng sợ hoặc gặp phải các triệu chứng thể chất như đau đầu, khó ngủ...

Ngoài ra, sự “ám ảnh” khi từng nhiễm covid-19 khiến người bệnh luôn có cách nhìn tiêu cực. Thậm chí, nhiều người luôn canh cánh nỗi lo tái nhiễm hoặc nhiễm chủng mới. Từ đó, dẫn tới rối loạn chức năng sinh học và tinh thần.

Theo Indian Express, một số biện pháp có thể giúp người bệnh kiểm soát căng thẳng, giải tỏa áp lực sau khi khỏi Covid-19.

Tăng cường hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động có thể là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng hậu Covid-19. Cơ thể của bạn có thể vẫn còn yếu sau khi khỏi bệnh, chưa thích hợp với các bài tập vận động quá sức.

Vì vậy, các bài tập thở, thiền, yoga,… kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone hạnh phúc là dopamine và serotonin, giúp giảm bớt căng thẳng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Sức khỏe - Chuyên gia chỉ cách giảm căng thẳng cho F0 sau khi khỏi Covid-19

Hậu covid-19 bạn cần thăm khám thường xuyên (Ảnh minh họa)

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh vừa khỏi Covid-19 cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giảm hoặc hạn chế đồ ăn vặt, đồ chiên rán. Ăn nhiều trái cây họ cam quýt cũng mang lại lợi ích cho bạn. Do chứa hàm lượng vitamin C cao, trái cây này giúp tăng cường miễn dịch, xây dựng collagen, giảm thiếu máu và căng thẳng.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon, sâu trong 7-8 tiếng rất quan trọng để bạn vượt qua căng thẳng. Và khi không còn căng thẳng, bạn cũng sẽ càng ngủ ngon hơn, chất lượng giấc ngủ càng được cải thiện.

Trong khi đó, thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và thậm chí là các mối lo ngại về an toàn khi lái xe. Kết hợp với tập thể dục hợp lý và ăn uống đúng giờ, cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, từ đó cũng giúp bạn ngủ đủ giấc.

Kết nối với mọi người: Việc bị cách ly và hạn chế tiếp xúc với mọi người khiến nhiều người cảm thấy chán nản, tù túng và căng thẳng. Có rất nhiều cách để kết nối với bạn bè và người thân an toàn như điện thoại, gọi video, trò chuyện trên mạng xã hội,...

Theo báo Sức khỏe& Đời sống, ngoài việc giảm căng thẳng, F0 cũng cần lưu ý những vấn đề ăn uống như sau:

Ưu tiên các sản phẩm như: thịt, cá, trái cây, rau… tươi sống, mới thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế các sản phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn.

Đảm bảo tất cả các bữa ăn của người bệnh đều được nấu tại nhà thay vì phụ thuộc vào các loại đồ ăn bên ngoài.

Ăn nhiều thức ăn trong một bữa có thể khó khăn trong giai đoạn đầu hồi phục sau nhiễm COVID-19, do vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp khó khăn khi nuốt trong thời gian hồi phục, vì vậy nên chế biến các món ăn lỏng, mềm để dễ nuốt và hấp thu tốt hơn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc và ăn uống.

Hồng Anh (Tổng Hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.