Chuyên gia kinh tế chỉ ra tư duy sai lệch khi nghĩ về dự án BT, BOT

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 4, 26/10/2022 17:11

Các dự án BT, BOT lấy vốn từ các Ngân hàng thương mại chỉ khoảng 27%, còn lại là vốn từ Ngân hàng phát triển cung ứng. Nhưng Việt Nam ngược lại.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đã có phát biểu liên quan đến vấn đề huy động nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng tại “Diễn đàn đẩy mạnh liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã”. Theo đó, 90% vốn đầu tư các dự án như vành đai 2, vành đai 4, cao tốc Bắc Nam, các dự án cao tốc trên cao,... là từ vốn đầu tư công. 

Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết: “Một điểm tư duy hiện nay đang hơi bị sai lệch là muốn phát triển đô thị hạ tầng, các dự án BT hay BOT thì sẽ nghĩ ngay đến vốn ngân hàng, đó chính là sai lầm. Bởi vì ngân hàng thương mại chủ yếu huy động vốn ngắn hạn và trung hạn nên không thể cho các dự án như trên vay dài hạn. 

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia kinh tế chỉ ra tư duy sai lệch khi nghĩ về dự án BT, BOT

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV.

Cho nên rất cần phải có mô hình liên quan đến ngân hàng phát triển. Tuy nhiên, Ngân hàng phát triển tại Việt Nam chưa thực hiện được tốt vai trò, tôn chỉ để phát huy đúng nghĩa vai trò của mình như các ngân hàng quốc tế”.

Lấy ví dụ về các nước trên thế giới, vị chuyên gia này cho biết, các dự án BT, BOT lấy vốn từ các Ngân hàng thương mại chỉ khoảng 27%, còn lại là vốn từ Ngân hàng phát triển cung ứng. Nhưng Việt Nam ngược lại.

Đánh giá về cơ sở hạ tầng, TS. Cấn Văn Lực đã nhấn mạnh vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải cần được dùng nhiều vốn ngân sách hơn so với các lĩnh vực khác. Theo đó, có 4 nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông chủ yếu, đó là vốn tự có thường chiếm khoảng 15-20%. 

Tiếp đó là nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp; vốn vay ngân hàng, gồm cả Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Thương mại, chiếm khoảng 40 - 50%; vốn phát hành trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ hoặc chính quyền địa phương với mục đích chính là tài trợ cho dự án đó, hoặc chủ đầu tư phát hành trái phiếu và do Chính phủ bảo lãnh, tỷ trọng khoảng 20 - 25%.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia kinh tế chỉ ra tư duy sai lệch khi nghĩ về dự án BT, BOT (Hình 2).

Tại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại không mặn mà với việc cho vay các dự án hạ tầng giao thông, nguyên nhân chính là nhiều rủi ro.

Bên cạnh 4 nguồn vốn trên, các dự án hạ tầng giao thông còn có nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và vốn từ các quỹ đầu tư.

Ông Lực đánh giá, tại Việt Nam, Ngân hàng phát triển chưa phát huy được vai trò chính trong việc đầu tư phát triển hạ tầng. Ngân hàng thương mại không mặn mà với việc cho vay các dự án hạ tầng giao thông, nguyên nhân chính là nhiều rủi ro. 

Để có được dự án đầu tư, cần đặc biệt quan tâm đến cấu trúc vốn như kinh nghiệm của nhiều nước. Thị trường tài chính, trong đó có thị trường trái phiếu phải là kênh dẫn vốn trung hạn quan trọng của doanh nghiệp và cả Chính phủ, song song với vai trò của các quỹ đầu tư hạ tầng nhằm đa dạng hóa các nguồn lực cho dự án hạ tầng.

TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông cần giải quyết triệt để thông qua việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA. Tiếp đó, phát huy vai trò của Ngân hàng phát triển qua các cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng đối với cả ngân hàng thương mại tham gia cho vay. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dự án huy động vốn từ thị trường trái phiếu.

Trước diễn biến trên, ông Lực đưa ra giải pháp các cơ quan quản lý cần nâng cao chất lượng, năng lực thẩm định, thi công và quản lý các dự án, không để xảy ra việc đội vốn quá nhiều, chậm tiến độ quá lâu hay đề xuất mức doanh thu kỳ vọng quá cao; đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, du lịch, chế biến lương thực thực phẩm, logistics, chuỗi giá trị công nghiệp - nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia kinh tế chỉ ra tư duy sai lệch khi nghĩ về dự án BT, BOT (Hình 3).

Ông Tạ Viết Hùng, Giám đốc HTX Nông trại xanh Ba Vì.

Bên cạnh những khó khăn trong huy động nguồn lực vốn cho cơ sở hạ tầng, đại diện các HTX cũng gặp nhiều thách thức trong việc vay vốn tại các ngân hàng. Chia sẻ tại sự kiện, ông Tạ Viết Hùng, Giám đốc HTX Nông trại xanh Ba Vì, các HTX hiện nay chỉ có thể vay vốn qua các quỹ hỗ trợ với số tiền nhỏ, không đủ cho việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Kể cả khi các HTX có tài sản thế chấp nhưng vẫn gặp rất nhiều cản trở trong việc vay vốn tại các ngân hàng.

Đồng thời, đại diện HTX Nông trại xanh Ba Vì cũng cho biết để đưa sản phẩm của HTX vào bày bán các siêu thị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong cơ chế đàm phán. Mặc dù sản phẩm có được chuẩn 4 sao OCOP nhưng vẫn gặp nhiều rào cản. 

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng nêu ra thực tiễn hiện nay đối với tình hình chung tại các HTX hiện nay vẫn phát triển theo hướng manh mún, hạn chế bởi vì so với việc các HTX rất cố gắng để hoàn thiện các sản phẩm. Nhưng khi đưa ra thị trường, sức cạnh tranh của các HTX vẫn còn yếu thế hơn.

Người tiêu dùng hiện nay vẫn còn giữ một suy nghĩ đó là HTX là mô hình cổ điển, không chịu cải tiến nhưng thực tế sau khi Luật Hợp tác xã ra đời, thì HTX hoạt động thực sự theo quy mô như một công ty. Từ đó, ông Hùng hy vọng thời gian tới các sản phẩm từ HTX sẽ được tạo điều kiện nhiều hơn từ các cơ quan chức năng, cơ sở kinh doanh và các siêu thị.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.