Chuyện nghề 27: Tâm sự nghẹn đắng của nữ xe ôm về nghề 'bất đắc dĩ'

Chuyện nghề 27: Tâm sự nghẹn đắng của nữ xe ôm về nghề 'bất đắc dĩ'

Thứ 3, 30/05/2017 | 19:00
0
Bất chấp mưa lạnh, gió rét, hay nắng như đổ lửa… những nữ tài xế xe ôm vẫn bám nghề để trang trải cho cuộc sống.

Mất tiền công, mất cả điện thoại

Quan niệm của nhiều người từ trước đến nay vẫn luôn “đóng đinh” rằng, những công việc như lái xe ôm, hay tài xế chỉ dành cho nam giới, thế nhưng hiện nay, hình ảnh những nữ tài xế xe ôm nhỏ bé, lọt thỏm trên những con phố ồn ào đã không còn là hiếm. Không ít phụ nữ đang kiếm sống bằng nghề “dãi nắng dầm sương” này và ngoài những hiểm nguy, cám dỗ thì nghề xe ôm cũng đã mang đến cho họ rất nhiều niềm vui.

Đầu tiên phải kể đến câu chuyện nghề nhiều thăng trầm của chị Nguyễn Thị Thu Huyền (SN 1982, quê ở Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về Hà Nội làm dâu từ năm 2006. Đến năm 2008, chị bắt đầu bén duyên với nghề xe ôm và  cái nghiệp nữ tài xế gắn bó với chị kể từ đó cho đến nay.

Gia đình - Chuyện nghề 27: Tâm sự nghẹn đắng của nữ xe ôm về nghề 'bất đắc dĩ'

 Chị Huyền chia sẻ về nghề xe ôm.

Một ngày làm việc của chị Huyền bắt đầu từ sáng sớm, đến tối mịt. Cũng có hôm đến tận đêm khuya mới về tới nhà để nghỉ ngơi.

9 năm làm nghề xe ôm, chị Thu Huyền không nhớ nổi mình đã đi qua đi lại bao nhiêu lần những đường ngang ngõ hẹp trên phố Hà Nội, chỉ biết rằng giờ đây cứ nhắc đến cái tên “Huyền xe ôm” ở khu vực Thụy Khuê thì không một ai là không biết. Bởi họ đã quá quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn lúc nào cũng sẵn sàng “trực chiến” trên chiếc xe gắn máy.

Chị Huyền nhớ lại: “Mới đầu chạy xe ôm chưa quen đường, tôi bị lạc suốt. Tôi còn nói với chồng rằng: “Phố Hà Nội như ma trận”. Không ít lần chở khách lên phố, tôi mất hàng tiếng đồng hồ để tìm lối vào, lối ra và liên tục bị khách than phiền. Có hôm, tôi làm muộn mất của khách một giờ đồng hồ, kết quả là không được trả một đồng tiền công nào”.

Vốn tính thật thà, lương thiện, có lần, chị Huyền còn bị khách lừa tiền. Chị kể: “Lần đó mình chở khách ra bến xe Mỹ Đình, đến nơi khách giả vờ cầm điện thoại gọi, rồi còn dặn mình chờ một chút, nhưng mình chờ mãi 15 phút sau mà không thấy khách quay lại, khi đó mới hay bị lừa”.

Theo chị Huyền, làm nghề nào cũng có khó khăn vất vả, riêng với nghề xe ôm, một khi khách đã hẹn, dù 3-4h sáng vẫn phải dậy đúng giờ. Có những hôm người mỏi nhừ, nhưng vẫn phải gắng gượng. Chưa kể, có khi gặp phải khách hàng “lầy”, họ còn kỳ kèo bớt từng đồng bạc lẻ.

“Nhiều khi cũng không biết nói thế nào cho vừa lòng khách. Cũng may, mình chạy tự do, đôi khi muốn đẹp lòng khách nên chấp nhận “bớt” vài nghìn. Có hôm, cả ngày bám đường cũng không có khách”, chị Huyền kể thêm.

Cũng giống như chị Huyền, Ngọc Trang (Hà Nội), làm xe ôm Uber được hơn 2 năm nay cũng trải qua đủ cung bậc cảm xúc. Trang cho hay: “Ngày mới đi làm, mình chở khách ra bến xe Giáp Bát, tới nơi, khách nói: “Chị gọi chồng ra đón, điện thoại lại hết tiền, em cho chị mượn xíu, xong chị trả ngay”. Thấy chị ấy thật thà, mình cho mượn, đang nghe điện thoại, chị ấy vẫy vẫy tay bảo: “Chồng đây rồi”, xong cầm điện thoại của mình chạy theo người kia. Mình tưởng chị ta tìm được chồng rồi sẽ quay lại trả điện thoại và tiền, nhưng càng đợi càng mất hút, tá hỏa chạy đi tìm thì họ đã cao chạy xa bay”.

Lựa chọn bất đắc dĩ

Cũng theo Trang, ngoài vất vả, cực nhọc, lừa gạt, phụ nữ làm nghề xe ôm còn gặp không ít phiền toái, cám dỗ...

Trang kể: “Mới đầu, thấy các bạn nam hù dọa mình không tin. Cho tới một hôm, mình có khách buổi tối lại là khách nam. Lịch trình đi từ Long Biên về Cầu Giấy. Mới đầu, vị khách này ngồi im, nhưng sau đó, hỏi han đủ điều, rồi đụng tay, đụng chân. Mình đã nhắc nhở, nhưng anh ta càng lấn tới, còn mở lời bỡn cợt: “Đi với anh, xong anh trả em 500.000 đồng”. Khi đó, mình nhất quyết mời anh ta xuống xe và quay về nhà luôn”.

Cũng theo Trang, chuyện không dừng lại ở đó, vị khách kia vẫn không để cô yên khi liên tục nhắn tin, thậm chí có nhiều tin nhắn rất thiếu văn hóa khiến cô cảm thấy bị làm phiền. Nhưng do số điện thoại dùng đã lâu, có nhiều khách hàng quen, nên cô không thể đổi số.

Gia đình - Chuyện nghề 27: Tâm sự nghẹn đắng của nữ xe ôm về nghề 'bất đắc dĩ' (Hình 2).

 Dù nắng mưa, những nữ xe ôm này vẫn miệt mài với công việc của mình.

“Không chỉ có vị khách đó, mà một số người khác cũng thường xuyên làm phiền, họ nghĩ mình cần tiền nên liên tục đùa cợt. Có người mình không nhắn tin lại, còn dọa dẫm chặn đường, phá xe. Những khi đó, mình sợ lắm, đôi khi định bỏ nghề, nhưng vì các chị đồng nghiệp động viên mình lại cố gắng. Cũng từ hôm đó, để tránh nguy hiểm, mình không bao giờ nhận chở khách vào buổi đêm nữa”, Trang cho biết thêm.

Có 15 năm làm xe ôm, chị Nguyễn Hà (Gia Lâm) cũng gặp không ít buồn tủi. Chị Hà kể: “Làm nghề vốn dành cho nam là lựa chọn bất đắc dĩ. Mình còn phải chăm sóc bố mẹ đã già, làm nghề này không bị gò bó thời gian, cứ có khách gọi mới đi thôi. Dù thế, nhiều khi, chở khách đi đường xa, nắng mưa đều phải bất chấp. Có những hôm đi mưa về ốm một tuần liền, sau đó vẫn phải gượng dậy đi làm, không làm không có tiền chi tiêu”.

Cũng theo chị Hà, ngoài vấn đề sức khỏe, chị còn hai lần bị tai nạn khi đang chở khách. “Năm 2010, trong một lần chở khách lên Hai Bà Trưng, đang đi đường bị xe ba gác tông phải, cả hai văng sang lề đường, bị trầy xước. Vừa đau đớn cho bản thân lại gây mất lòng tin với khách. Sau lần đó, mình cũng rút kinh nghiệm, không dám đi nhanh, cũng hạn chế nhận khách đường xa, vì sợ có chuyện chẳng lành”, chị Hà chia sẻ.

Chị Hà kể thêm, bên cạnh những khách hàng “lầy”, cò kè từng đồng, có những vị khách thấu hiểu, hào phóng khi gửi thêm tiền để động viên, cảm ơn chị.

“Nhiều khách đi xe văn minh lắm. Họ hỏi han, trò chuyện, rồi còn biếu thêm tiền khi thấy mình là nữ vất vả. Có những người thừa mấy chục ngàn, khi mình đưa lại họ cũng không lấy... những khi đó, mình cảm thấy vui vẻ phần nào, không phải vì số tiền họ cho, họ biếu mà vì cách cư xử của họ khiến mình cảm thấy có thêm động lực để theo nghề”, chị Hà cho biết thêm.

Cũng theo chị Hà, ngày nay do có thêm các dịch vụ xe ôm đời mới, nên những người chạy xe ôm truyền thống như chị cũng gặp không ít khó khăn có khi vắng khách. Hiện tại, chị chủ yếu chạy khách quen là các học sinh, người già.

Một trở ngại lớn với những nữ tài xế xe ôm là, nhiều người thường chọn tài xế nam hơn, bởi họ lo ngại phụ nữ chân yếu tay mềm, sẽ thiếu linh hoạt khi xử lý các tình huống bất ngờ lúc đi trên đường. Bởi vậy, để tạo được “thương hiệu”, tạo được lòng tin với khách, có được lượng khách hàng thân quen là cả một hành trình vất vả đối với các nữ tài xế. Và bất chấp mưa lạnh, gió rét, hay nắng như đổ lửa những người phụ nữ cũng lái xe ôm chở khách như cánh mày râu. Nhiều nữ tài xế xe ôm thường nói vui với nhau rằng: Nghề này của mình, dù có ốm nặng vẫn phải bò dậy đi... “ôm”.

Dù gian nan là thế, nhưng với nhiều chị em, đây là “cần câu cơm” nên dù nhiều vất vả vẫn phải cố gắng bám nghề, không thể thích là làm, chán thì nghỉ... Họ chỉ mong, ngày nào cũng có vài ba khách, như thế là đã “ấm lòng”...

Cùng chủ đề:

Chuyện nghề 26: Cám dỗ phía sau ánh đèn và giá phải trả của nữ DJ

Thanh Lam-Thanh Bình                    

Cùng tác giả

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:44
Dự thảo Luật có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương...

UBTVQH xem xét kết quả giám sát thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ

Thứ 2, 22/04/2024 | 17:48
UBTVQH đề nghị Đoàn giám sát tiếp tục rà soát để thiết kế đầy đủ các quy định nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách của Nghị quyết 43 chưa kết thúc.

Bộ Y tế: Đảm bảo công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 2, 22/04/2024 | 14:06
Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Độ chịu chơi của "Đại gia đồng nát", chủ lâu đài dát vàng trăm tỷ đồng

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:36
Ngoài chiếc Lexus 570, mới đây chủ lâu đài chi hàng chục tỷ đồng để tậu chiếc Lamborghini Huracan LP 6104 khiến ai cũng trầm trồ về độ chịu chơi.

Loại hoa dại trước hiên nhà, tươi ít ai hay đem phơi khô bán 800.000 đồng

Thứ 2, 22/04/2024 | 15:30
Một loại hoa màu tím biếc hay làm hàng rào, không ngờ khi đem phơi khô làm trà uống lại có tác dụng tốt với sức khỏe. Cũng vì thế mà giá cũng khá đắt đỏ.

Thót tim với màn giải cứu cá khổng lồ của chàng trai trẻ

Thứ 2, 22/04/2024 | 19:44
Tài khoản @AMAZlNGNATURE vừa chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video về khoảnh khắc giải cứu cá mú Goliath khổng lồ đang mắc câu.

Quốc gia nào có dân sống thọ nhất thế giới?

Thứ 3, 23/04/2024 | 08:30
Được mệnh danh là “sân chơi của tỷ phú”, quốc gia nhỏ bé thứ 2 thế giới có chứa tới 40.000 dân với tuổi thọ trung bình đáng kinh ngạc gần 87 tuổi, vượt qua Nhật Bản.

Anh nông dân bỏ túi 500 triệu nhờ nuôi con "đặc sản đen sì" theo cách lạ

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:30
Sau vô số lần thất bại, anh Hồ Thành Tuấn quyết tâm làm lại từ đầu với con "đặc sản đen sì" không chân, không ngờ bắt lên 10 tấn đem bán, lãi đậm tay.