Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn

Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn

Thứ 2, 17/10/2016 | 18:49
0
Ngay con hẻm nhỏ Sài Gòn có một cậu bé với nước da ngâm đen ngồi bên một xe đẩy với chiếc bảng ‘sửa giày dép miễn phí cho anh chị vé số, xích lô, ba gác, người khiếm thị’ khiến nhiều người ấm lòng.

Buổi sáng đầu tuần, tôi tìm đến con hẻm nhỏ ấy nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), hình ảnh đầu tiên mà tôi băt gặp là một cậu bé đang ngồi lui cui, tay thì cầm kim, cuộn chỉ để may đôi giày kế bên một xe đẩy với chiếc bảng nhỏ với dòng chữ sửa giày dép cho người nghèo, người khuyết tật - một dòng chữ thấm đẫm tình người mà nơi đất Sài Gòn bon chen, tấp nập.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn

 Chiếc xe đẩy sửa giày của cậu bé Beo khiến nhiều người đi qua cảm thấy ấm lòng. Ảnh: Ngọc Nhiên

Tâm nguyện của người thầy

Cậu bé vội nhìn tôi cười rồi: "Ghế nè, chị ngồi đợi em một chút" rồi tiếp tục may cho xong chiếc giày đang còn dở. Nhìn đôi bàn tay nhỏ bé của cậu bé tôi cảm nhận được sự tỉ mỉ và nhiệt tình như thế nào với nghề cũng như việc sửa giày miễn phí cho người khó khăn.

Được biết, cậu bé ấy tên là Nguyễn Bá Cường (hay gọi là Beo), sinh năm 1997. Lúc trước Beo bỏ học từ lớp 6 rồi theo người thầy trong xóm tên là Huỳnh Thanh Tuấn học nghề sửa giày dép (SN 1976) đến nay đã được hơn 2 năm.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 2).

 Mặc dù chỉ mới 18 tuổi nhưng Beo đã khiến cho nhiều người nghèo cảm thấy hạnh phúc với việc làm nho nhỏ. Ảnh: Ngọc Nhiên

Gia đình của Beo cũng khó khăn nên trước khi đến với nghề sửa giày, Beo cũng phụ giúp cho người họ hàng bán sinh tố, rồi lại phụ sửa điện tử, trông giữ xe,…

Vô tình gặp được thầy Tuấn dạy cho Beo cùng các bạn trong xóm, cùng với tính khéo léo và thấy nghề không mấy vất vả nên Beo theo thầy Tuấn học nghề luôn từ đó. Dần dần khi đã cứng tay nghề thì Beo được thầy cho mở một chỗ để sửa giày dép nhưng với điều kiện là miễn phí cho người nghèo, ba gác, người khuyết tật.

Bởi đối với thầy Tuấn, không chỉ dạy cho Beo và các bạn học sửa giày dép mà còn dạy luôn cả cách sống, phải biết giúp đỡ những người nghèo, khó khăn hơn mình.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 3).

 Đôi bàn tay nhỏ bé hằng ngày vẫn luôn sửa miễn phí từng chiếc giày cho những người nghèo. Ảnh: Ngọc Nhiên

Và từ đó, chiếc xe đẩy nhỏ sửa giày dép được đặt ngay đầu hẻm nhỏ Sài Gòn được lập nên nhưng điều đặc biệt là chiếc bảng với dòng chữ "Sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị" khiến nhiều người đi ngang qua cảm thấy ấm lòng. Và ngay giữa lòng Sài Gòn vẫn có những điều nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa lớn đối với nhiều người.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 4).

 Những dụng cụ đơn giản hành nghề của Beo. Ảnh: Ngọc Nhiên

Công việc của Beo bắt đầu từ 8 giờ đến 18 giờ chiều có khi khách đông thì trễ hơn. Có những khi trời mưa thì Beo đành phải ở nhà bởi góc Beo ngồi chỉ có một cái tủ đẩy để giày, bảng nhỏ, mấy cái ghế, một cây dù mà thôi.

Nụ cười của người nghèo là niềm vui trong nghề

Cũng như bao nghề khác, cái nghề sửa giày rất khó. Chỉ với một cây kim, cùng cuộn chỉ để may giày để cho đường chỉ được thẳng hàng thì mắt phải sáng, tay phải cứng. Có nghĩa là có kinh nghiệm lâu thì mới là được. Đôi khi bị kim đâm vào tay lúc nào Beo cũng chẳng hay.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 5).

 Mặc cho nắng hay mưa Beo vẫn luôn ngồi ngay đầu hẻm nhỏ Nguyễn Đình Chiểu để sửa giày miễn phí cho người nghèo, người khuyết tật. Ảnh: Ngọc Nhiên

Beo cũng thế, khi mới học nghề của thầy Tuấn thì Beo cũng đã bị kim đâm vào tay nhiều lần. Lâu dần cũng thành quen và coi đó là tai nạn bình thường trong nghề. Phải thật bình tĩnh để rút ra rồi nặn máu tiếp tục làm cho xong chiếc giày của khách.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 6).

 Bên cánh cửa chiếc xe đẩy là những châm ngôn mà thầy Tuấn ghi lên để dạy cho Beo cũng như các bạn về cách làm người. Ảnh: Ngọc Nhiên

Bên cạnh chiếc bảng nhỏ, cánh cửa tủ để giày còn có những dòng chữ: "Sống là phải biết lao động mới thành công. Trong cuộc sống, sống thật thà mới thành người được quý trọng" mà thầy Tuấn đã ghi lên.

Khi hỏi về niềm vui trong nghề, Beo luôn trả lời: "Khi những người khó khăn đến sửa giày miễn phí thì họ vui và luôn cảm ơn Beo. Thế nên chỉ cần nhìn họ vui cười là Beo cảm thấy vui và hạnh phúc lắm", nói rồi Beo cười một cách hồn nhiên.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 7).

 Những giọt mồ hôi của Beo rơi trên những chiếc giày. Ảnh: Ngọc Nhiên

Nhìn nụ cười của Beo mà tôi cảm thấy khâm phục và biết ơn em bởi chính tấm lòng và khi nhìn thấy những người nghèo vui vẻ thì đó là hạnh phúc của em.

Bởi trên đất Sài Gòn bộn bề, tấp nập ai ai cũng bận bịu lo toan cho cuộc sống ngày mai. Nhưng vẫn có những tấm lòng nhân ái như Beo giúp đỡ cho những người nghèo, những người phải bỏ quê hương lên nơi đắt đỏ để mưu sinh. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy ấm áp, rung động trước hành động nho nhỏ của một cậu bé chỉ mới 18 tuổi và người thầy không chỉ truyền nghề cho học trò của mình mà còn dạy cả cách để làm người.

Dân sinh - Chuyện về cậu bé sửa giày dép ‘miễn phí’ cho người nghèo ở Sài Gòn (Hình 8).

 Nơi Sài Gòn đắt đỏ vẫn có những người tử tế khiến nhiều người cảm thấy rung động. Ảnh: Ngọc Nhiên

Chính những hình ảnh nho nhỏ như trà đá miễn phí, vá xe miễn phí, cơm miễn phí, sửa giày miễn phí cho người nghèo khiến cho Sài Gòn trở nên thân thương hơn. Cứ tưởng trên mảnh đất xô bồ người ta lo cho cuộc sống của mình sẽ quên đi những người xung quanh nhưng vẫn có những người tử tế.

Ngọc Nhiên

‘Xóm giữ hồn Ông Táo’ nằm thu mình dưới chân cầu ở Sài Gòn

Thứ 3, 04/10/2016 | 23:27
Nằm dưới chân cầu Rạch Cây (đại lộ Võ Văn Kiệt) là hình ảnh những nghệ nhân chuyên ‘nặn’ bếp lò đất được nhiều người Sài Gòn biết đến với cái tên ‘xóm giữ hồn Ông Táo’.

Người 26 năm giữ hồn cho những lá thư tay ở Bưu điện thành phố

Thứ 7, 20/08/2016 | 06:16
Ở Bưu điện Thành Phố có một ông cụ mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, tóc đã bạc phơ, những nốt đồi mồi đầy trên khuôn mặt của tuổi già luôn ngồi lặng lẽ bên một tờ giấy với dòng chữ ‘viết thư thuê’.

Gặp 'bác sĩ' chữa hộp quẹt cổ giữa đất Sài thành suốt 30 năm

Thứ 2, 26/09/2016 | 15:01
Một góc nhỏ Sài Gòn là hình ảnh một người đàn ông đang ngồi cặm cụi tháo lắp từng chi tiết cho những chiếc hộp quẹt suốt gần 30 năm trời.

Cà phê ‘vợt’ đúng chất Sài Gòn xưa hơn nửa thế kỷ của vợ chồng già

Thứ 6, 07/10/2016 | 21:40
Giữa đất Sài Gòn xô bồ, tấp nập nơi con hẻm nhỏ Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) là hình ảnh một quán cà phê vợt – một thức uống của người Sài Gòn xưa của đôi vợ chồng già có tuổi đời hơn 60 năm.

‘Xóm giữ hồn Ông Táo’ nằm thu mình dưới chân cầu ở Sài Gòn

Thứ 3, 04/10/2016 | 23:27
Nằm dưới chân cầu Rạch Cây (đại lộ Võ Văn Kiệt) là hình ảnh những nghệ nhân chuyên ‘nặn’ bếp lò đất được nhiều người Sài Gòn biết đến với cái tên ‘xóm giữ hồn Ông Táo’.

Người 26 năm giữ hồn cho những lá thư tay ở Bưu điện thành phố

Thứ 7, 20/08/2016 | 06:16
Ở Bưu điện Thành Phố có một ông cụ mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, tóc đã bạc phơ, những nốt đồi mồi đầy trên khuôn mặt của tuổi già luôn ngồi lặng lẽ bên một tờ giấy với dòng chữ ‘viết thư thuê’.

Gặp 'bác sĩ' chữa hộp quẹt cổ giữa đất Sài thành suốt 30 năm

Thứ 2, 26/09/2016 | 15:01
Một góc nhỏ Sài Gòn là hình ảnh một người đàn ông đang ngồi cặm cụi tháo lắp từng chi tiết cho những chiếc hộp quẹt suốt gần 30 năm trời.

Cà phê ‘vợt’ đúng chất Sài Gòn xưa hơn nửa thế kỷ của vợ chồng già

Thứ 6, 07/10/2016 | 21:40
Giữa đất Sài Gòn xô bồ, tấp nập nơi con hẻm nhỏ Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) là hình ảnh một quán cà phê vợt – một thức uống của người Sài Gòn xưa của đôi vợ chồng già có tuổi đời hơn 60 năm.
Cùng chuyên mục

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân vùng hạn ở Cà Mau

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:31
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã tổ chức vận chuyển nước ngọt từ đảo vào đất liền, để cấp miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tp.HCM: Dịch bệnh tay chân miệng gia tăng, người dân cần làm gì?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:16
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp.HCM (HCDC) vừa có báo cáo tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tuần 15 (từ ngày 8 - 14/4).

Thanh Hóa dự kiến giảm ít nhất 1/3 "nhà tạm, dột nát"

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:13
Mục tiêu tới hết quý 3/2025, Thanh Hóa dự kiến huy động hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa, xây mới ít nhất 5.000 căn nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh này.

Gia Lai: Tìm giải pháp ứng phó mùa khô khốc liệt

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:32
Trước tình hình nắng hạn kéo dài khiến hàng trăm ha cây trồng bị hư hại, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai chủ trì tổ chức hội nghị, lên phương án xả nước về hạ du.

Lâm Đồng: Gian nan hành trình tìm nguồn nước sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:00
Do nguồn nước cạn kiệt, buộc Nhà máy nước Đạ Huoai phải ngừng cung cấp nước, khiến hơn 700 hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:46
Ngày 17/4, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.

Thanh Hóa dự kiến giảm ít nhất 1/3 "nhà tạm, dột nát"

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:13
Mục tiêu tới hết quý 3/2025, Thanh Hóa dự kiến huy động hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa, xây mới ít nhất 5.000 căn nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh này.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Đồng Nai: Một nam sinh lớp 8 tử vong do đuối nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Nhóm 3 nam thiếu niên rủ nhau đi tắm tại một con rạch trong hẻm 259, thuộc phường Long Bình Tân (thành phố Biên Hoà). Hậu quả, một em bị đuối nước tử vong.