Chuyện về những 'Võ Tòng đả hổ' ở núi rừng Tây Bắc

Chuyện về những 'Võ Tòng đả hổ' ở núi rừng Tây Bắc

Thứ 5, 02/05/2013 | 13:20
0
Về bản Púm xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La, tôi đã được nghe câu chuyện của mấy chục năm về trước với sự xuất hiện những "Võ Tòng" bất đắc dĩ để đuổi hổ dữ và chó sói.

Hàng chục con trâu của bản lần lượt bị mất đi và dấu vết để lại là những bãi đất bị cày xới. Lẫn trong những vết chân trâu là vết chân hổ và chân chó sói. Sau nhiều năm, vùng rừng núi Huổi Luông này lại có hổ xuất hiện, còn chó sói thì xuất hiện liên tục, mỗi năm huyện mất khoảng 50 con trâu bò cho chúng.

Trắng đêm “đả” hổ

Ông Điêu Chính Pâng (xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) kể lại: "Đó là vào thời điểm lúa tốt, trâu bò trong bản phải nhốt ở khu rừng Huổi Luông cách đây khoảng 2 giờ đồng hồ đi bộ. Trâu bò trên này cứ thả như vậy, dân làng cắt cử nhau lên thăm mỗi tuần một lần. Hôm đó tôi cùng ba thanh niên trong làng lên thăm đàn trâu thì thấy mất ba con.

Chúng tôi chia nhau đi tìm thì phát hiện một khu đất bị cày xới, cạnh đó là xác một con trâu đực to đã bị ăn hết thịt. Quan sát kỹ nơi đất bị cày xới, tôi phát hiện dấu chân hổ to bằng bát ăn cơm. Lần tìm dấu chân đi lại xung quanh chúng tôi đoán có hai con. Dấu vết để lại chứng minh cho một cuộc vật lộn giữa hai con hổ với con mồi khá lâu.

Lần theo dấu chân hai con hổ đi vào rừng một đoạn, tôi lại bắt gặp xác con trâu thứ hai, nhưng có vẻ cuộc vật lộn ở đây diễn ra yếu ớt hơn. Con trâu thứ ba được tìm thấy cách đó khoảng 500m, thịt mới chuyển sang giai đoạn thối rữa. Theo tập tính của loài hổ, nó sẽ ăn con mồi cho đến khi không còn miếng thịt nào, và nó ăn cả thịt thối. Chúng tôi phán đoán con hổ còn ở quanh đây và lần tìm dấu chân, mặt khác, cử người về làng gọi thêm người đem súng lên bảo vệ đàn trâu”.

Miền bắc - Chuyện về những 'Võ Tòng đả hổ' ở núi rừng Tây Bắc

Dân bản Púm quây sàn nhốt vật nuôi tránh thú dữ.

Liên tục gần một tháng trời, thanh niên bản thay nhau ôm súng nằm trên lán nhưng không lần nào đụng đầu với hổ. Thay vào đó là những tiếng tru vang dài của đàn chó sói. Đàn sói quái ác này lại chỉ bắt những con nghé nhỏ, chúng vây con mồi, vừa lùa vừa cắn xé, khi con mồi gục chết, chúng bỏ đi săn con khác. Trong vòng một tháng đó, người dân đối đầu với đàn sói hơn 10 lần nhưng không bắn hạ được, trong khi đàn trâu ngày một mất đi.

Ông Pâng nhớ lại cái đêm hai con hổ tìm về bản. Hôm đó đám thanh niên gác hổ vẫn làm nhiệm vụ canh giữ trong khu rừng phía ngoài bản, bằng con đường khác, hai con hổ đã vào bản. Đang nửa đêm nghe tiếng lợn gà kêu, tiếng xoay mình của mấy con trâu trong chuồng, một vài người thức dậy soi đèn tưởng trộm vào. Ông Pâng và người em trai cầm cây dao quắm cùng chiếc đèn pin Trung Quốc soi xuống sân thì gặp đôi mắt sáng xanh của con thú nhìn lên.

Giật mình, ông lia đèn và nhận ra những vết vằn trên lưng con hổ. Ông Pâng vội hô lên: “Có hổ!". Mọi người chạy vào nhà đem nồi niêu ra khua, đem súng bắn xua đuổi. Nghe động, hai con hổ chạy thẳng vào rừng. Đây là lần đầu tiên hổ mò về bản, còn bây giờ ông Pâng đã thành người bảo vệ cho loài hổ hoang dã.

Dũng khí của một “cao thủ võ lâm”

Người họa sỹ già B.T.Q ngày ấy được phân về công tác tại sở Văn hoá Khu tự trị Thái Mèo (sau là khu tự trị Tây Bắc). Thời kỳ đó để có được khẩu súng không phải là điều khó, ông sưu tầm được một khẩu Cạcbin, một khẩu Tán Mã và một khẩu CKC. Thời đó rừng Quỳnh Nhai còn xuất hiện nhiều hổ. Ông Q. kể lại: "Thời đó chuyện sáng mở cửa ra thấy con hổ nằm lù lù trước sân là thường xuyên". Những năm đó, ông Q. nổi tiếng khắp cả vùng nhưng cũng có lần ông đi săn hổ không thành công. Lần đó hổ xuất hiện ở Quỳnh Nhai bắt đi một con trâu. Con hổ này thường xuất hiện lúc nửa đêm, lẩn khuất trong khu rừng bên cạnh nhà dân và tỏ ra khá hung dữ. Tối đến, người dân phải đóng cửa không dám ra ngoài. Ông Q. quyết tâm hạ con hổ dữ, ông lần theo vết chân và tìm được xác con trâu đang bị ăn dở nằm dưới tán cây to.

Không phải đợi chờ lâu, đến khoảng nửa đêm hôm đó, con hổ quay trở lại. Từ trên ngọn cây ông chỉ thấy những tán cây nhỏ rung lên, một đôi mắt sáng quắc xuất hiện hướng về phía con mồi. Trong bóng đêm lờ mờ của núi rừng, ông ước chừng con hổ nặng chừng 2 tạ. Đợi con thú tập trung vào món chiến lợi phẩm của mình, ông từ từ đưa khẩu Cạcbin lên. Con hổ vẫn mải mê thưởng thức món thịt trâu đã bốc mùi mà không biết mình đang trong tầm ngắm của một “cao thủ võ lâm”.

Một tiếng nổ vang lên, con thú bật người khỏi miếng mồi lao về phía bụi cây nằm lịm. Để chắc chắn, ông “nện” thêm hai phát đạn vào phía bụi cây nơi con hổ lao vào, không thấy động, ông tin chắc con hổ đã bị hạ. Ông đeo súng sau lưng tụt xuống xem xác con thú. Chân chưa kịp chạm đất, ông nghe tiếng động từ bụi cây phía sau, dừng lại nghe ngóng bụi cây lại đứng im. Linh tính có điều gì không lành, ông tụt nhanh xuống quay súng nện tiếp một phát đạn vào phía bụi cây và chạy thục mạng về bản. Trong bụi cây nơi con hổ nhảy vào có vài vết máu nhỏ. Theo ông Q., con hổ đã bị trúng đạn nhưng vết thương không đủ để hạ nó. Con thú dữ bị thương càng trở nên hung dữ hơn. Liên tiếp những đêm sau đó người ta còn nghe tiếng gầm gừ vang ra từ trong rừng. Phải mất một tháng sau dân bản mới dám thả trâu vào rừng.

Miền bắc - Chuyện về những 'Võ Tòng đả hổ' ở núi rừng Tây Bắc (Hình 2).

Ông Điêu Chính Pâng giờ đã thành người bảo vệ hổ.

Đối đầu với chó sói

Anh Lò Văn Đỉnh, cán bộ kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai khẳng định: "Cách đây vài năm mới xuất hiện hổ dữ về bản, còn chó sói thì năm nào cũng có. Trung bình mỗi năm huyện Quỳnh Nhai mất khoảng 50 con trâu bò cho đàn sói này". Có lần, đàn sói về bắt mất bốn con bò của dân bản Hé xã Mường Chiên. Tức giận, những tay thợ săn trong bản kéo nhau đi lùng đàn sói và bắn hạ được bảy con trên núi Pu Cô. Vụ này đánh động lên cả tỉnh và tỉnh ra quyết định thu hồi hết súng.

Tại bản Púm, đàn sói hoành hành không kém. Ông Điêu Chính Pâng cho hay, thời gian đó nhà ông bị mất một con trâu 3 tuổi. Mới sáng sớm đuổi trâu lên rừng rồi ông lên nương xem ngô, quay lại đã thấy con trâu nằm chết thảm thương, ruột gan phơi hết ra ngoài. Xung quanh đó có tới hàng trăm vết chân chó sói. Ông chạy về nhà lấy và gọi theo ba thanh niên khác lên rừng tìm đàn sói. Lùng sục mãi, đến khoảng 3h chiều phát hiện đàn sói đang uống nước bên con suối trong rừng. Có ba con nặng khoảng 30kg, còn lại chỉ khoảng 20kg. Đây là đàn sói lông đỏ, đoạn cuối đuôi màu đen. Đàn sói khá “thông minh” khi cử một con đứng trên mỏm đá cao cảnh giới. Ông giương súng bắn nhưng viên đạn đi trật mục tiêu, đàn sói nối đuôi nhau chạy vào sâu trong rừng. Được vài hôm đàn sói lại quay về, lúc này trâu bò không còn thả trên rừng nên đàn sói không kiếm được mồi dễ dàng. Chúng kéo nhau vào tận bản bắt gà, lợn. Sáng hôm sau dân làng còn thấy rõ vết chân đàn sói chui qua hàng rào vào bản.

Từ xưa đến nay, không năm nào chó sói không về "thăm" bản, và sau mỗi chuyến "thăm" đó là sự mất mát không nhỏ. Theo lời ông Pâng thì dân bản luôn phải đối đầu với nỗi sợ cho những con trâu thả trong rừng, vì với họ đó là một khối tài sản lớn. Sau trận “đánh lớn” với đàn sói, tỉnh thu hồi hết súng, sau khi sói về, dân bản chỉ có thể xua đuổi chúng bằng cách gõ nồi niêu. Và dù không còn súng, thì người dân vẫn phải tìm cách đối phó với thú dữ, nhất là khi môi trường sống của chúng bị tàn phá.                                   

Hoàng Nam

Nhớ Tây Bắc trong từng bữa ăn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Cung đường Tây Bắc qua các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên mỗi mùa có vẻ đẹp riêng của núi rừng, sông suối, ruộng bậc thang, những loại hoa rừng… khiến ai đã một lần đến đều ghi lại dấu thời gian ở đây.

Kể chuyện giai thoại "Võ Tòng" đả hổ ở Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trước đây, Sài Gòn là một vùng đất hoang sơ nên có rất nhiều động vật hung dữ thường xuyên xâm nhập và xuất hiện giữa chốn đô thành. Giai thoại "Võ Tòng" đả hổ xuất hiện từ đây.

Chuyện về người chiến sĩ năm xưa trị rắn cứu người

Chủ nhật, 10/03/2013 | 10:04
Khi tôi đến nhà, ông Giàu đang cặm cụi xao lá thuốc. Dáng người hao hao gầy, đôi mắt nhiều chân chim, bàn tay rám nắng đang thoăn thoắt gói thuốc cho người bệnh. Về thôn Hạ Cát, Tống Phan, Phù Cừ, Hưng Yên không ai là không biết tới ông Trần Văn Giàu - người chiến sĩ năm xưa đã 30 năm chữa rắn cắn cứu người.

Thủ lĩnh “cọp xanh” và những câu chuyện về Bác

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Mọi người vẫn thường gọi ông thủ lĩnh "cọp xanh", người có 12 năm trực tiếp bảo vệ Bác Hồ trong thời gian kháng chiến. Những câu chuyện hào hùng cùng những kỷ niệm vô cùng cảm động về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc được ông Lê Văn Bệ kể lại.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.