Đến Phú Quốc nghe kể về liệt sỹ Nguyễn Đình Xô

Đến Phú Quốc nghe kể về liệt sỹ Nguyễn Đình Xô

Thứ 7, 27/07/2013 | 16:28
0
Nhà tù Phú Quốc trong ký ức của mỗi chiến sỹ cách mạng đã từng bị bắt và giam giữ tại đây có lẽ không khác địa ngục trần gian. Trong hơn bốn vạn chiến sỹ cách mạng đã ra đi vì đòn thù điên cuồng của kẻ thù, một trong những cái chết thê thảm, bi thương nhất nhưng oanh liệt phải kể đến liệt sỹ Nguyễn Đình Xô, quê xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Những dòng tiểu sử dài hơn cuộc đời

Nguyễn Đình Xô vào Nam chiến đấu ở chiến trường Gia Lai-Kon Tum từ năm 1965 đến năm 1966 thì bị thương gãy tay phải và bị địch bắt giam mấy tháng ở trại giam Pleiku, sau đó chúng đưa anh và một số đồng chí khác ra giam giữ tại nhà tù Phú Quốc. Năm đó, Nguyễn Đình Xô mới 23 tuổi nhưng đã là Đảng viên cộng sản, sinh hoạt trong chi bộ nhà tù và được cử làm Bí thư Ban chấp hành liên chi đoàn nhà tù phân khu B5. Khi mới bị đày ra Phú Quốc, ở trại A1, anh cùng tập thể tổ chức diệt ác, nhiều kẻ "bán đứng" đồng đội ở trại này đã phải đền tội.

Vì thế, Nguyễn Đình Xô đã rơi vào "tầm ngắm" của bọn cai ngục. Mặc dù vậy, anh cùng các tù nhân trực tiếp tham gia nhiều cuộc đấu tranh tập thể đòi dân sinh, dân chủ, chống lao dịch ở nhà tù Phú Quốc. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy nhà lao, nhiều lần anh đã vận động, cùng với các tù nhân đứng lên tố cáo tội ác dã man của chế độ nhà tù Mỹ-Ngụy với các phái đoàn Chữ thập đỏ quốc tế khi họ ra thăm đảo. Nguyễn Đình Xô cùng một số chiến sỹ cách mạng khác bị ghi tên vào "sổ đen" của cai ngục, bị liệt vào danh sách trả thù hèn hạ nhất của nhà tù này.

Tháng 3/1969, anh cùng các đồng chí đấu tranh chống lại chế độ tàn ác của nhà tù, đòi yêu sách chính đáng của tù binh như Công ước Giơ-ne-vơ năm 1949 - quy định nhằm chống đàn áp, đánh đập vô cớ. Đầu tiên, bọn cai ngục có phần nhượng bộ, nhưng không lâu sau, chúng vin cớ và bắt anh Xô cùng 11 đồng chí khác giam giữ tại phòng chiêu hàng (phòng tra tấn đặc biệt - PV) của khu 5 nhằm tra tấn, đánh đập, ép khai ra thành phần, lực lượng, tổ chức bí mật của Đảng, đoàn trong nhà tù.

Xã hội - Đến Phú Quốc nghe kể về liệt sỹ Nguyễn Đình Xô

Khách du lịch đến thăm nhà tù Phú Quốc (ảnh lớn); Liệt sĩ Nguyễn Đình Xô (ảnh nhỏ)

Tên cai ngục mất nhân tính

Phong trào noi gương liệt sỹ Xô

Theo tài liệu PV Người Đưa Tin tìm hiểu, sau cái chết đầy bi tráng của liệt sỹ Xô, Đảng ủy trại tù phân khu 5 lúc đó tổ chức phong trào học tập gương chiến đấu, chịu đựng và anh dũng hy sinh, sẵn sàng chấp nhận cái chết để giữ tròn khí tiết người cách mạng của chiến sỹ Nguyễn Đình Xô - một con người kiên trung bất khuất, một tấm gương sáng trong công cuộc chiến đấu chống lại ngoại xâm, nêu cao tư tưởng, tinh thần của người chiến sỹ cách mạng. Toàn bộ chiến sỹ cách mạng bị giam giữ ở nhà tù Phú Quốc đã lấy cái chết của liệt sỹ Xô nêu cao tinh thần chiến đấu của bản thân, tạo khối đoàn kết mạnh mẽ hơn nữa, cùng nhau đấu tranh chống sự cai trị hà khắc, độc ác của chế độ nhà tù đế quốc.      

Tên thiếu úy Đỗ Ngọc Long, (quê ở Ninh Bình) đi lính Pháp rồi di cư vào Nam làm cai ngục trưởng khu 5. Thời đó, hắn nổi tiếng là tên hung bạo, có "ngón" tra tấn độc ác nhất nhà tù Phú Quốc. Hướng dẫn viên du lịch tên Hương, giọng nhỏ nhẹ giới thiệu: Biết anh Xô là người miền Bắc, thuộc thành phần lãnh đạo chi bộ và đoàn thanh niên trong nhà tù nên tên Long "giành" lấy để tra tấn, mong "lập công lớn" để xu nịnh cấp trên. Tên thiếu úy cai ngục này có dáng vẻ nhỏ thó, bệnh hoạn của kẻ ăn chơi trác táng. Anh em tù binh thường bảo hắn có tâm hồn "máu cá".

Hôm đó, với vẻ mặt đằng đằng sát khí, hắn lạnh lùng thản nhiên lấy còng số 8 còng chặt hai tay và hai chân anh Xô vào bàn ghế, rồi lấy những chiếc đinh ghim giấy dài chừng 3 phân, lần lượt đóng vào đầu ngón tay anh Xô. Mỗi lần chuẩn bị đóng, tên cai ngục ác ôn hỏi: "Mày có phải là lãnh đạo Đảng trong nhà tù không?". Anh Xô trả lời dứt khoát: "Không". Cứ thế, cho đến ngón tay thứ 6 thì anh ngất đi, hắn vẫn thản nhiên đóng đinh đến ngón thứ 10. Chờ cho anh tỉnh lại, tên này lấy sợi chỉ dài khoảng 50 phân, một đầu gắn vào những tờ giấy pơ-luya trắng, một đầu buộc vào mấu đinh còn nhô lên trên các đầu ngón tay anh Xô.

Sau đó, chúng bật quạt máy siêu tốc, những tờ giấy bay liệng như diều mang theo cả những giọt máu đỏ thẫm, những chiếc đinh cứ động đậy, quay từ từ, máu loang đỏ cả mặt bàn, có những chiếc đinh bị găm chặt quá, máu không tuôn ra được thì làm cho cả ngón tay anh Xô tím lại, đen sì. Anh Xô vẫn quyết không khai, dù mặt đã tái nhợt lại vì đau đớn.

Tên ác ôn lại hỏi: "Mày có khai không?", lần nay thì anh không nói, chỉ lắc đầu. Tên thiếu úy mất nhân tính hướng về phía bàn dụng cụ tra tấn rồi nở nụ cười nham hiểm và buông thõng một chữ: "Được!". Hắn từ từ ra bàn tra tấn lấy một chiếc kìm, sau đó tháo cùm tay chân cho anh Xô. Hắn đưa anh chiếc kìm sắt và ép anh tự rút đinh ra khỏi đầu ngón tay của mình. Tên thiếu úy vẫn nghĩ rằng, ý chí người cộng sản dù quật cường đến đâu cũng gục ngã bởi thủ đoạn tra tấn của hắn. Thế nhưng, hắn đã lầm. Anh Xô lúc đó toàn thân đau đớn, phần nhạy cảm dưới rỉ máu, 10 ngón tay tê buốt nhưng vẫn thản nhiên cầm kìm, từ tốn rút từng chiếc đinh ngay trước mắt kẻ địch. Máu cứ thế tuôn ra nhưng anh vẫn không một lời kêu rên. Tên Long đổi giọng hỏi anh: "Ông có đau không?". Anh Xô quắc mắt nhìn thẳng vào tên bán nước, thản nhiên chìa hai bàn tay đầy máu ra phía trước mà không thèm đáp lại.

Với chủ trương "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", tên thiếu úy này không buông tha anh. Hắn dùng đòn tra tấn hèn hạ nhất, bắt anh liếm hết chỗ máu đang loang lổ trên sàn. Người chiến sỹ cách mạng không hề nao núng, anh cúi xuống với dáng người mệt mỏi, từ từ liếm mấy cái rồi bất thình lình phun cả máu và nước bọt thẳng vào mặt tên thiếu úy ác ôn, rồi buông câu nói gọn lỏn: "Đồ chó sói".

Lời hướng dẫn viên Hương vang vọng: "Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Đình Xô như một giọt nước tràn ly, toàn trại tù B5 vùng lên đấu tranh tuyệt thực, chống đánh đập, đàn áp tù binh và đòi được mai táng và truy điệu anh Xô chu đáo. Lúc đó Bộ chỉ huy trại giam Phú Quốc đã phải nhượng bộ, cử người đến xin lỗi, chấp nhận những yêu sách mà trại tù B5 đề ra. Vài tên lính quân cảnh chứng kiến sự tra tấn tàn ác, hiểm độc, vô nhân tính đối với anh Xô đã phải thốt lên: "Chúng tôi không hiểu, không thích cộng sản các ông, nhưng với ông Xô chúng tôi xin chắp tay bái phục!".                                                 

Bảo Long

Mỏ đá gây ô nhiễm môi trường, uy hiếp nghĩa trang liệt sỹ

Thứ 2, 20/05/2013 | 10:29
Nhiều năm nay, 46 hộ dân xã Vượng Lộc khốn khổ vì sống chung với các mỏ đá cận kề. Những tiếng nổ vang dội núi rừng của mìn và âm thanh gầm rú từ máy nghiền đá không chỉ gây nguy hiểm cho đập Khe Trúc mà còn khiến thân nhân của 767 liệt sỹ an táng ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Can Lộc (ngay cạnh mỏ đá) luôn âu lo, trăn trở...

Dâng hương ở Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Trong hoạt động về nguồn, nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), đại diện BBT báo điện tử Người đưa tin và đoàn công tác đã đến dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ở Quảng Trị và Ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh.

Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:38
Trong biệt giam của kẻ thù, anh em tù chính trị đều là những người có gan dạ, dũng cảm kiên quyết không chịu khuất phục kẻ thù nên được "chăm sóc" rất đặc biệt bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết, với những chuồng cọp đứng, nằm, những bữa ăn chỉ lõng bõng đủ để cầm hơi...

Cuộc sống cùng cực trong những ngôi nhà nổi trên biển Phú Quốc

Thứ 7, 04/05/2013 | 08:58
Trời về chiều, mặt trời đang rơi xuống mặt biển, khi các đoàn tàu cá rủ nhau vào bờ nghỉ ngơi cũng là lúc những ngôi nhà nổi trên biển Phú Quốc (Kiên Giang) lên đèn. Những chiếc đèn nhỏ lắc lư, bập bềnh trên sóng nước được đấu nối từ chiếc ắc quy cũ kỹ phát ra thứ ánh sáng lờ nhờ đến khó chịu...

Trắng đêm theo ngư dân thu phục 'thủy quái' ở Phú Quốc

Thứ 5, 04/04/2013 | 20:03
Ở Phú Quốc (Kiên Giang), nghề săn "cọp biển" (săn cá mập-PV) được ví như một cuộc chiến sinh tử chưa có hồi kết. Mấy ai biết được, ngoài khơi xa, trên những chuyến tàu đang dập dờn trên sóng dữ là những ngư dân đang ngày đêm thu phục "cọp biển" mưu sinh.

Chuyện tình cảm động của người cộng sản nhà lao Phú Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Ông đã khiến cho những tên cai tù khét tiếng của nhà giam Phú Quốc phải khiếp sợ vì những hành động quả cảm của mình.