Có một nỗi sợ lớn hơn dịch bệnh

Có một nỗi sợ lớn hơn dịch bệnh

Thứ 7, 14/03/2020 | 15:13
4
Những trường hợp như trốn, tránh, tráo cách ly; trốn, tránh khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực… nhiều ngày nay đã được cộng đồng lên án như là biểu hiện của sự “thiếu ý thức”. Tuy nhiên, có lẽ nhận xét “thiếu ý thức” mang nội hàm rộng quá. Ở một góc nhìn hẹp và cụ thể hơn những hành động ấy phản ánh một nỗi sợ khác, ngoài nỗi sợ bệnh dịch: Nỗi sợ bị kỳ thị.

Tôi vẫn nhớ tâm sự của cô con gái nhỏ đang học lớp 2 của mình về dịch bệnh ở những ngày đầu của sự bùng phát. Đó là thời điểm sau khi kết thúc đợt nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, con gái tôi trở lại trường học. Khi ấy virus được gọi là Corona Vũ Hán và thông tin về dịch bệnh ở Trung Quốc được đăng tải rộng khắp. Corona trở thành chủ đề của gần như mọi cuộc nói chuyện. Chẳng thế mà bọn trẻ cùng lớp học với con tôi cũng xôn xao “bàn tán” với nhau về corona như người lớn vậy.

Buổi tối, khi ở nhà, sau khi tỏ ra rất nghiêm túc nhắc nhở bố mẹ các biện pháp phòng dịch như cách con đã được học ở trường, con gái hỏi tôi:

- Bố ơi, có phải Trung Quốc bị dịch corona là đáng đời không bố?

Tôi đã rất shock khi nghe câu hỏi đó nhưng cũng kịp bình tĩnh tìm hiểu:

- Oh, có nguyên nhân nào khiến con nghĩ như vậy không con?

- Các bạn ở lớp con bảo như vậy bố ạ! - Con tôi trả lời.

Đến đây thì tôi hiểu rằng vấn đề nghiêm trọng hơn tôi tưởng.

Tôi đã giải thích với con rằng không có ai đáng bị như vậy dù họ là ai và ở đâu. Vì tất cả đều là Con người và họ cũng có gia đình, có bố, có mẹ, có người thân. Bằng tâm hồn của con trẻ, con gái tôi cũng hiểu rằng tất cả mọi người cũng sẽ giống mình. Nếu bố hoặc mẹ hoặc người thân của con bị bất kỳ tổn thương nào, con sẽ rất buồn.

Hôm sau, con gái lại kể chuyện với tôi bằng dáng vẻ lo ngại:

- Bố ơi, hôm nay con đã nói với các bạn như bố đã bảo. Nhưng các bạn không nghe con. Các bạn ấy vẫn bảo đáng đời bố ạ.

Bạn đọc viết - Có một nỗi sợ lớn hơn dịch bệnh

Ảnh minh họa.

Lúc này một vấn đề lớn hơn rất nhiều một câu chuyện của trẻ con đang hiển hiện trong suy nghĩ của tôi. Trẻ con, chúng vốn ngây thơ, trong sáng lắm. Nên chúng sẽ phản ánh đúng những gì chúng thấy. Chúng chỉ biết nói thật. Nói cách khác, chúng là tấm gương phản ánh chân thật đời sống và những câu chuyện của người lớn.

Những ngày sau, trên các mặt báo không chỉ còn là tin tức về mức độ lây lan và hậu quả gây hại của virus corona (sau này gọi là SARS-CoV-2) nữa. Thêm vào đó là tin tức về sự kỳ thị và hậu quả của sự kỳ thị đối với những người dương tính hoặc bị nghi là dương tính với bệnh dịch. Không chỉ là kỳ thị với người Trung Quốc mà là với tất cả người Châu Á… Tôi biết rằng những lo ngại của tôi là đúng.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 lại tấn công nước ta một lần nữa ở mức độ nguy hại và quy mô lớn hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Chúng ta ghi nhận ở khắp nơi nỗ lực không mệt mỏi của những người có trách nhiệm trong phòng, chống và chữa dịch bệnh. Nhưng bên cạnh đó cũng là sự gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các hành vi mà tôi gọi là “hình thái khác của sự kỳ thị” đang đi ngược lại với những nỗ lực ấy.

Những trường hợp như trốn, tránh, tráo cách ly; trốn, tránh khai báo hoặc khai báo y tế không trung thực… nhiều ngày nay đã được cộng đồng lên án như là biểu hiện của sự “thiếu ý thức”. Tuy nhiên, có lẽ nhận xét “thiếu ý thức” mang nội hàm rộng quá. Ở một góc nhìn hẹp và cụ thể hơn, theo tôi, những hành động ấy phản ánh một nỗi sợ khác, ngoài nỗi sợ bệnh dịch: Nỗi sợ bị kỳ thị.

Với tất cả những số liệu về số người chết hoặc tốc độ lây lan của Covid-19 được đưa tin ở hiện tại (chưa kể đến các nguồn tin giả khác nữa) cùng với sự truy dẫn về hậu quả của các dịch bệnh ở trong quá khứ, chúng ta sợ hãi. Nhưng nếu đơn thuần là nỗi sợ liên quan đến an toàn tính mạng thì có lẽ tất cả những người đã nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm dịch bệnh sẽ thấy biết ơn và vui vẻ hợp tác với các cơ quan chức năng, những người đang nỗ lực hỗ trợ, cứu giúp, bảo vệ họ được an toàn!? Nhưng không, có nhiều người, họ đã làm ngược lại. Những hành động trái ngược mang tên “thiếu ý thức” nêu trên còn biểu hiện một nỗi sợ khác nữa: Nỗi sợ bị kỳ thị.

Sự kỳ thị không chỉ tác động đến duy mình họ mà còn đến cả những người thân như bố mẹ, vợ hoặc chồng và con cái của họ nữa. Sự tổn thương gây nên bởi sự kỳ thị, ở nhiều trường hợp còn đến trước và nặng nề hơn nhiều những tổn hại gây nên bởi dịch bệnh. Nên họ sợ bị kỳ thị. Họ tìm mọi cách để trốn tránh bị gắn mác là “người nhiễm dịch”.

“Nỗi sợ bị kỳ thị” này không loại trừ bất kỳ ai. Mới đây, PGS.TS Trần Thị Lan Hương đã có bài viết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ của cá nhân khi chính bà là F1. Bà cho biết: “Nhiều bạn bè đồng nghiệp F1, F2 của tôi bị ứng xử, bị kỳ thị, rất tổn thương. Thật sự tôi không muốn xã hội nhìn nhận F1, F2 như "tránh tà"”.

Cùng với nỗi sợ dịch bệnh, “nỗi sợ bị kỳ thị” đã làm nhiều người trong chúng ta hoang mang và “thiếu ý thức” về trách nhiệm bảo vệ bản thân và cộng đồng. Nhưng sự “thiếu ý thức” lớn nhất có lẽ chính là thiếu đi “ý thức” như là một sự nhận biết, thấu hiểu về chính nỗi sợ của bản thân và quyền lựa chọn của chính mình.

Tôi muốn nói rằng, rủi ro hay nguy cơ của dịch bệnh là có thật, sự nguy hại của kỳ thị là có thật nhưng nỗi sợ hãi lại là sự lựa chọn làm nên hoặc chứng minh giá trị trưởng thành của mỗi chúng ta.

Điều này đúng với cả hai phía, người kỳ thị và người bị kỳ thị. Việc chúng ta kỳ thị người khác cũng phản ánh một nỗi sợ không được ta nhận biết, thấu hiểu và lựa chọn đúng đắn.

Tôi tưởng tượng rằng, nếu như chúng ta không nhìn thấy người Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh hay Ý...; người Châu Á hay người Châu Âu… là có dịch hay không có dịch, bằng tình thương và sự cảm thông, chúng ta cùng nhìn thấy họ như những Con Người cần được giúp đỡ. Chúng ta sẽ không còn thấy sự kỳ thị hoặc đánh đập, doạ nạt, xa lánh người mắc bệnh dịch nữa.

Tôi cũng hình dung rằng, nếu như chúng ta không nhìn thế giới bằng ánh mắt của sự sợ hãi hay toan tính thiệt hơn hoặc phán xét đúng sai… Bằng lòng biết ơn, chúng ta nhìn thấy ở mỗi con người, mỗi sự kiện đến với chúng ta như là một cơ hội được trao để chúng ta lựa chọn thể hiện giá trị của chính mình. Chúng ta sẽ không còn thấy những hành vi bị lên án là “thiếu ý thức” nữa.

Tôi quyết định thực hiện bài viết này sau khi đọc được tin tức về ca nhiễm thứ 39 từ cổng thông tin chính thức của bộ Y tế. Nhiều nguồn tin chính thống khác cũng khẳng định chúng ta đang ở đỉnh điểm và bước ngoặt quan trọng để chiến thắng cơn bão dịnh này. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm làm gì đó chung tay với cộng đồng để tạo nên bước ngoặt này.

Ngài Winston Churchill, cố Thủ Tướng Anh Quốc từng nói: “Lòng can đảm là thứ cần để đứng dậy và lên tiếng. Lòng can đảm cũng là thứ cần để ngồi xuống và lắng nghe.”

Trước đây, cũng như nhiều người trong chúng ta, tôi thường chọn cách im lặng, lắng nghe. Nhưng giờ là lúc tôi lựa chọn lên tiếng. Tôi tin rằng nếu có nhiều tiếng nói về những điều đúng đắn và chính trực thì sự kỳ thị hay đơn giản sự lan truyền những tin tức giả sẽ không còn nữa. Tôi muốn góp tiếng nói của mình vào nỗ lực chung của cộng đồng để tạo nên kết quả đó. Tôi mong cộng đồng chúng ta cùng lên tiếng để đẩy lùi sự kỳ thị. Bằng lòng nhân từ và biết ơn chúng ta sẽ tìm thấy thứ mình đang tìm kiếm: Chiến thắng dịch bệnh và bình an cho tất cả mọi người.

Tôi hy vọng trong những tâm sự của con gái tôi sau khi trở lại trường học, khi mà dịch bệnh đã kết thúc, con kể với tôi rằng: “Chúng ta thắng dịch bệnh bởi vì chúng ta đã đoàn kết. Các bạn con bảo thế bố ạ!”

Lê Nam Phương

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

“Gót chân Asin” trong cuộc chiến chống “giặc” Covid-19

Thứ 7, 14/03/2020 | 07:21
Trong cuộc chiến chống “giặc” Covid-19 này, có những mặt trận còn gian nan và cần kíp hơn đương đầu trực tiếp với virus Corona chủng mới.

Covid-19 và một phép thử đối với người Việt

Thứ 5, 12/03/2020 | 20:44
Với những gì con người đang hành xử với thiên nhiên và với chính con người thì những tai họa như Covid-19 sớm muộn cũng giáng xuống đầu cho dù bằng con đường nào đó.

Bạn hãy yên tâm “ngồi” một chỗ, mọi việc để Chính phủ lo

Thứ 5, 12/03/2020 | 05:00
Đừng cuống cuồng đổ xô đến siêu thị, trung tâm thương mại xếp hàng mua gạo, mì tôm, nước mắm…, thậm chí cả giấy vệ sinh nữa. Như thế chỉ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.

“Liều thuốc” để người dân cả nước yên tâm chống dịch Covid-19

Thứ 2, 09/03/2020 | 18:22
Bác sĩ Ngô Việt Hùng khẳng định: “Việt Nam là một nước chống dịch có kinh nghiệm, vì thế, người dân phải vững tâm, đừng gây ra tâm lý hoang mang trong thời điểm hiện tại. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư thì người dân tuyệt đối không nên di chuyển đến vùng có dịch và cách ly thật tốt với nguồn truyền nhiễm”.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.

Khởi nghiệp - Có dễ dàng như ta nghĩ?

Thứ 5, 11/04/2024 | 07:00
Việc “khởi nghiệp” hay kinh doanh, ta không chỉ nhìn thấy sự phát triển trong một hay vài năm, mà nó phải là cả quá trình lâu dài.

Có nên uống nước ngọt nhiều?

Thứ 3, 09/04/2024 | 07:00
Nếu tôi đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người trong chúng ta không uống một lon nước ngọt nào, trong vòng một tháng? Có lẽ, câu trả lời tôi nhận được là sẽ không có ai! Có lẽ vậy!...

Luận về... sợ vợ

Thứ 2, 08/04/2024 | 07:00
Các cụ ta ngày xưa ấy, thuở răng đen quần lá tọa chân đất ngủ ổ rơm ấy, dù có khổ có khó, nhưng có một thứ hơn đứt chúng ta hiện nay, ấy là không... sợ vợ.

Sống thế nào để luôn hạnh phúc?

Thứ 5, 04/04/2024 | 07:00
Mỗi người được hiện hữu trên thế giới này, không ai là không mong muốn mình hạnh phúc.
     
Nổi bật trong ngày

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.