Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt

Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:28
0
Tội lỗi là một trong những thuộc tính cơ bản của chúng sanh. Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt. Thậm chí từ trong quá khứ, trước khi được sinh ra, tội lỗi hay nghiệp đã đóng vai trò chi phối, là tác nhân chính để hình thành nên hình dáng, tính cách, hoàn cảnh của mỗi cá nhân trong hiện tại.

Vì thế, con người là sự kế thừa tội lỗi, nghiệp lực của chính mình và do vậy, người sống trên đời có tội cũng là chuyện bình thường.

Thiền++ - Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt
Hình minh họa

Khi chưa trở thành các bậc Thánh, ai cũng giống nhau ở chỗ là đều có tội cả. Có khác chăng là mức độ gây nghiệp, tạo tội nhiều hay ít, về phương diện này hay phương diện kia mà thôi. Tội lỗi, theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những hành vi tạo tác bất thiện được tạo ra nơi việc làm, lời nói và suy nghĩ của con người.

Tuy chúng ta chấp nhận có tội vì hiện ba nghiệp chưa thanh tịnh nhưng tội phải ít và nhỏ thôi và điều cần thiết nhất là tự thân phải rõ biết điều đó. Khi còn trong thân phận chúng sanh, biết rõ những hạn chế, thói hư tật xấu của chính mình để phấn đấu, vươn lên, loại trừ điều ác, đạt đến sự hoàn thiện là tối cần. Con người sở dĩ ngày càng tạo nhiều tội lỗi, một phần do không nhận chân được điều xấu ác hoặc xem những điều xấu ác hiện tồn tại với số đông là bình thường, thậm chí không ít người còn tự mãn với những thành tựu dựa trên nền tảng tham sân si.

Hơn ai hết, người con Phật cần phải trở về với chính mình, biết rõ mọi hành vi của tự thân nhằm kiểm soát, từng bước làm chủ, chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý xấu ác. Đạt đến sự hoàn thiện, không tội lỗi là một lộ trình dài. Nền tảng cơ bản của lộ trình đó là tuệ tri, biết rõ tự thân có tội nên trước hết phải cố gắng để không tạo thêm nhiều tội lỗi đồng thời phát huy thiền quán để thấy mọi tội lỗi đều xuất phát từ tâm, tâm thanh tịnh tức ba nghiệp thanh tịnh.

Quảng Tánh (Theo Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya)

Tu thiền Phật pháp mà không từ bỏ tình dục

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:16
Dưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định, do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xây dựng.

Tình yêu - tình dục - thiền định

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:01
Trước tiên hãy thiền định, vì đó là cách tốt nhất để hướng đến trung tâm điểm gần nhất trong tâm hồn bạn. Nhưng đừng bao giờ dừng lại ở đó. Thiền định cần phải thăng hoa và phát triển thành tình yêu.

Cho người độc thân: 8 tư tưởng thiền cần quán triệt

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:59
Đã nhiều lần bạn tự hỏi vì sao một chuyện tưởng như đơn giản, rằng: “chàng gặp nàng, yêu nhau và đám cưới” lại trở nên phức tạp như vậy? Phức tạp hay không đôi khi không chỉ tại thiên mà còn tại nhân nữa.

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Thiền và Yêu

Thứ 7, 24/08/2013 | 12:36
Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những chấn thương tâm lý và sự căng thẳng tinh thần. Nhưng bạn có biết thiền còn rất hữu ích trong tình yêu?

Ông Bill Clinton học thiền định và ăn chay

Thứ 6, 16/08/2013 | 09:03
Theo trang tin tức thebuddhism.net, trong một bài viết cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thỉnh riêng một vị sư Phật giáo để dạy ông làm thế nào để thiền định đúng cách.

Thiền sư Nhất Hạnh: 'Thân thể ta cũng như tâm hồn ta vậy'

Thứ 5, 15/08/2013 | 17:18
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.