Cùng “góp” để quy định không “chết yểu”

Cùng “góp” để quy định không “chết yểu”

Thứ 4, 03/10/2018 | 17:00
0
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD-ĐT vừa công bố nhằm thay thế cho Nghị định 138 đã ban hành cách đây 5 năm.

gn: justify;">Đen: Phụ huynh hết kêu ca nhé. Sắp tới sẽ chấm dứt vấn nạn dạy thêm.

Đá: Ôi dào, bao nhiều lần “nghiêm” rồi, đâu hoàn đấy.

Đen: Lần này quyết liệt hơn. Dự sẽ xây dựng thành Nghị định luôn.

Đá: Đã ban hành chưa?

Đen: Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rồi mới quyết.

Đá: Nhưng tôi băn khoăn…

Đen: Tưởng ông ủng hộ cả hai tay?

Đá: Muốn “ủng” hay không phải biết nội dung cụ thể đã chớ.

Đen: Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, phạt từ 1 - 50 triệu, tùy hành vi vi phạm.

Đá: Tôi quan tâm đến dạy thêm kia.

Đen: Phạt 5-6 triệu đồng nếu dạy thêm cho học sinh tiểu học.

Đá: Còn các cấp học khác thì sao?

Đen: Rất nhiều nội dung, chi tiết. Trong đó quy định, phạt 8-10 triệu hành vi ép buộc học thêm…

Đá: Nói thật, “cấm” thế có cực đoan không?

Đen: Gì cũng nói được. Không phải “cấm” dạy thêm, chỉ “cấm ép học thêm”.

Đá: Nghĩa là nếu học sinh có nhu cầu học, vẫn dạy mà không vi phạm.

Đen: Đúng. Nhưng sẽ phạt từ 10 -15 triệu dạy thêm khi chưa được cấp phép...

Đá: Như vậy là làm chặt khâu quản lý, tránh chuyện học thêm kiểu đại trà, phổ cập.

Đen: Đang lấy ý kiến rộng rãi. Ông góp thật trách nhiệm đi để văn bản khi ban ra phù hợp với thực tế.

Đá: Ngày trước, chúng mình nhờ học thêm mà đỗ đạt. Lớp trưởng phải năn nỉ mãi thầy mới dạy cho mấy đứa hổng kiến thức đấy.

Đen: Làm gì có chuyện dạy trước hay cắt giảm nội dung chương trình chính khoá để dạy thêm.

Đá: Đây là vấn đề tế nhị. Nếu “cứng” quá, có khi tác dụng ngược.

Đen: Ông sợ vị trí nghề giáo bị ảnh hưởng, truyền thống tôn sư trọng đạo bị bỏ qua?

Đá: Đúng. Bởi đây là chuyện xa lạ với lịch sử giáo dục nước mình.

Đen: Rồi ai sẽ là người có quyền thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục?

Đá: Vậy mới cần ý kiến nhiều chiều. Tôi sẽ nhiệt tình góp ý.

Đen: Để văn bản thực sự có tác dụng trong đời sống, không “chết yểu”!

Đ.Đ

NXB Giáo dục độc quyền in ấn sách giáo khoa: 5 NXB vào “cuộc đua nghìn tỷ” liệu có công bằng?

Thứ 4, 03/10/2018 | 06:10
Sau khi dư luận xã hội cùng báo Người Đưa Tin đăng loạt bài nói về việc độc quyền trong in ấn sách giáo khoa (SGK), có những tác động tiêu cực, mới đây, bộ GD&ĐT cho biết hiện 5 nhà xuất bản (NXB) sẽ được tham gia cùng NXB Giáo dục Việt Nam trong việc in SGK. Đây là tín hiệu đáng mừng, mặc dù vậy, chính những NXB này cho biết sẽ là vô cùng khó khăn khi tham gia “sân chơi” này cùng NXB Giáo dục Việt Nam vì nhiều lý do.

Bộ Giáo dục giải trình về VNEN và sách Công nghệ giáo dục

Thứ 4, 26/09/2018 | 19:30
Bộ GD&ĐT vừa giải trình về mô hình trường học mới (VNEN) và sách Công nghệ giáo dục với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sau khi có kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáp dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban.

Sữa học đường: Phụ huynh băn khoăn, sở Giáo dục nói chỉ bằng tiền hai bát phở

Thứ 4, 26/09/2018 | 09:10
Theo Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội Phạm Xuân Tiến, số tiền một tháng uống sữa là khoảng 70 nghìn đồng, chỉ tương đương với 2 bát phở vào buổi sáng. Trong khi đó, một số phụ huynh vẫn băn khoăn...
Cùng tác giả

Nhận về mình sự hi sinh

Thứ 4, 20/06/2018 | 15:43
Tôi muốn nói lời biết ơn các chiến sĩ CSCĐ, chính các anh đã mang lại niềm tin, tình đồng loại, trách nhiệm với xã hội, với bà con mình; Xứng đáng với 6 lời dạy của Bác Hồ kính yêu với lực lượng công an nhân dân.

Bỏ tiền tỷ rước bong bóng cá, chữa bệnh nhà giàu?

Thứ 5, 19/10/2017 | 10:14
Bong bóng một số loài cá đang được rao bán trên thị trường, rẻ cũng vài triệu 1kg, có loại đến bạc tỷ. Có gì đặc biệt trong đó mà giá khủng đến vậy?

Mưa lũ sẽ qua, rừng sẽ bình yên trở lại

Chủ nhật, 15/10/2017 | 15:25
Tôi có niềm tin, các chàng trai của chúng ta sẵn sàng lao vào hiểm nguy, gian khó, thậm chí hy sinh bản thân để cứu dân trong cơn nguy khốn. Trong đầu họ chẳng suy tính thiệt hơn, cũng chẳng cần ai phải tôn vinh.

Tại anh tại ả

Thứ 3, 10/10/2017 | 09:06
Phiên tòa xét xử sơ thẩm Châu Thị Thu Nga và đồng phạm được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, bà Nga nguyên là Đại biểu Quốc hội, tiếng là đại gia trong lĩnh vực bất động sản...