Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 4, 15/04/2020 13:00

Sự bùng nổ của dịch covid-19 gây ra lúc này được nhắc như là nguyên nhân gây nên cơn khát khẩu trang tại Mỹ và châu Âu. Không có văn hoá khẩu trang và sự bảo thủ trong giai đoạn vàng dập dịch chính là căn nguyên đẩy Mỹ và các nước châu Âu lâm vào hoàn cảnh như hiện tại.

Những ngày qua, khi cuộc tranh cãi về việc sử dụng khẩu trang nhằm phòng tránh covid-19 đi đến hồi kết, tổ chức Y tế Thế giới và Mỹ đều khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang để tránh bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Bắt đầu từ lúc này, cơn sốt khẩu trang bùng nổ tại các quốc gia đang là tâm dịch, Mỹ và châu Âu. Một cuộc chiến giành khẩu trang giữa các nước nổ ra, bất chấp quan hệ đồng minh lâu năm. Sự bùng nổ của dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra lúc này được nhắc đến như là nguyên nhân gây nên “cơn khát” khẩu trang. Đây có thực sự là nguyên nhân cốt yếu?

Hồ sơ - Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Mỹ rơi vào tình cảnh thiếu khẩu trang trầm trọng khi dịch COVID bùng nổ

Văn hóa khẩu trang

Cheryl Man, một du học sinh 20 tuổi gốc Trung Quốc thường là người duy nhất đeo khẩu trang trên các chuyến tàu điện ngầm khi sống tại NewYork, Mỹ. Việc cô đeo khẩu trang không chỉ thu hút các ánh nhìn hiếu kỳ từ những người xung quanh mà hôm 10/3, cô còn bị một nhóm thiếu niên chế nhạo và ho về phía mình. Không chỉ ở ngoài đường, Cheryl Man cũng bị kỳ thị ở văn phòng làm việc khi đeo khẩu trang. Không đồng nghiệp nào của cô đeo khẩu trang khi đến công sở dù dịch covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp.

Khẩu trang dường như bị định kiến trên các phương tiện truyền thông phương Tây là một hiện tượng châu Á, cũng như bị liên tưởng đến sự “che đậy” theo hướng tiêu cực, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định. NewYork Times trong bài bình luận yếu tố văn hóa và xã hội của việc đeo khẩu trang khi có dịch viết: "Ở phương Tây, hình ảnh người châu Á đeo khẩu trang, đôi khi, dù cố tình hay không, được nhìn nhận như dấu hiệu của sự khác biệt. Nhưng ở Đông Á, hành động đeo khẩu trang là cử chỉ truyền đạt sự đoàn kết trong trận dịch - thời điểm mà cộng đồng dễ bị chia rẽ bởi nỗi sợ hãi giữa người khỏe mạnh và người bệnh".

Trong một bài nghiên cứu xã hội học vào năm 2014, Giáo sư Mitsutoshi Horii, đại học Shumei ở Nhật Bản viết, khẩu trang được các nhà chức trách trên khắp thế giới quảng bá rộng rãi trong cuộc khủng hoảng cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nhưng ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, "đã có một sự phản đối lớn từ công chúng. Nó đi ngược lại ý thức hệ của họ về chủ nghĩa tự do, niềm tin vào tự do cá nhân".

Thậm chí, nhiều bác sĩ ở phương Tây cũng cho rằng mặt nạ sẽ không giúp gì trong việc phòng bệnh, thậm chí được coi như một ổ chứa vi trùng.

“Cơn khát” được báo trước

Dịch covid-19 bùng phát mạnh, hơn bất kỳ đâu, Mỹ là nước phải đối diện với tình trạng thiếu khẩu trang y tế trầm trọng bậc nhất. Trong phiên điều trần tại quốc hội hồi đầu tháng Ba, Bộ trưởng bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ, Alex Azar cho biết Mỹ cần một kho dự trữ khoảng 300 triệu khẩu trang N95 cho nhân viên y tế trong khi lúc này Mỹ chỉ có sẵn 150 triệu. Nhu cầu khẩu trang còn lớn hơn nữa khi dịch bệnh tiếp tục kéo dài. 

Hồ sơ - Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước? (Hình 2).

Người đeo khẩu trang duy nhất trong tàu điện ngầm ở New York hồi cuối tháng 1

Bàn luận về lý do Mỹ thiếu khẩu trang, tờ NewYork Times đã có một bài phân tích với dòng tiêu đề: “Thế giới cần khẩu trang. Trung Quốc làm ra chúng nhưng lại tích trữ”. Khoảng hơn 90% thiết bị bảo vệ con người sử dụng tại Mỹ được sản xuất từ nước ngoài và Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ. Khối lượng sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc tăng mạnh trong cuộc chiến chống đại dịch. Tính đến đầu tháng Ba, Trung Quốc đạt năng suất xuất xưởng 116 triệu thành phẩm mỗi ngày, cao gấp 12 lần so với trước đây. Tuy nhiên, từ khi có dịch, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty sản xuất phải ưu tiên cho nhu cầu nội địa.

Ngoài Trung Quốc, nguồn cung khẩu trang từ các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga, Đức, Séc... cũng bị đình trệ do các nước này đều ra lệnh ngừng xuất khẩu để ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước. Chuỗi cung ứng toàn cầu vì vậy mà bị tắc nghẽn.

Cách người Mỹ và châu Âu ửng xử với khẩu trang khiến các công ty sản xuất sản phẩm này dịch chuyển dần ra nước ngoài. Đương nhiên, việc dịch chuyển ấy có nhiều lý do khác như nguồn nguyên sẵn và rẻ, giá nhân công thấp... nhưng có một lý do nữa đó là tiếp cận gần hơn với thị trường. Ở đâu có cầu, cung sẽ xuất hiện. Giờ đây, Mỹ và nhiều nước châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Với việc xa rời chiếc khẩu trang, đánh giá không đúng về giá trị của chiếc mặt nạ nhỏ bé mà giờ đây khi dịch bệnh bùng phát, cuộc chiến giữa các nước giàu bắt đầu. Nhìn lại một cách tổng quan thì hệ lụy từ chuỗi cung ứng bị gián đoạn là điều đã được cảnh báo.

Ông Mike Bowen, đồng sở hữu Prestige Ameritage, nhà cung ứng khẩu trang lớn nhất Mỹ, từng cảnh báo điều này và kêu gọi Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trải rộng công xưởng, chi nhánh ra các khu vực khác ngoài Trung Quốc. "Tôi đã từng nói về kịch bản hiện tại, đó là khi nguồn cung khẩu trang của nước Mỹ gặp khó khăn. Tôi đã gửi nhiều email, tôi đã nói chuyện với rất nhiều chính trị gia, các viện trường và các bên thu mua thiết bị y tế cho bệnh viện. Họ không tin tôi và giờ tôi đã đúng", ông Mike Bowen chia sẻ.

Cơn khát nào rồi cũng sẽ được giải toả nhưng hệ luỵ của nó là thế nào thì không dễ lường. 

Theo (Theo Time, SCMP, Nikkei)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.