Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 15/04/2020 | 13:00
0
Sự bùng nổ của dịch covid-19 gây ra lúc này được nhắc như là nguyên nhân gây nên cơn khát khẩu trang tại Mỹ và châu Âu. Không có văn hoá khẩu trang và sự bảo thủ trong giai đoạn vàng dập dịch chính là căn nguyên đẩy Mỹ và các nước châu Âu lâm vào hoàn cảnh như hiện tại.

Những ngày qua, khi cuộc tranh cãi về việc sử dụng khẩu trang nhằm phòng tránh covid-19 đi đến hồi kết, tổ chức Y tế Thế giới và Mỹ đều khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang để tránh bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Bắt đầu từ lúc này, cơn sốt khẩu trang bùng nổ tại các quốc gia đang là tâm dịch, Mỹ và châu Âu. Một cuộc chiến giành khẩu trang giữa các nước nổ ra, bất chấp quan hệ đồng minh lâu năm. Sự bùng nổ của dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra lúc này được nhắc đến như là nguyên nhân gây nên “cơn khát” khẩu trang. Đây có thực sự là nguyên nhân cốt yếu?

Hồ sơ - Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước?

Mỹ rơi vào tình cảnh thiếu khẩu trang trầm trọng khi dịch COVID bùng nổ

Văn hóa khẩu trang

Cheryl Man, một du học sinh 20 tuổi gốc Trung Quốc thường là người duy nhất đeo khẩu trang trên các chuyến tàu điện ngầm khi sống tại NewYork, Mỹ. Việc cô đeo khẩu trang không chỉ thu hút các ánh nhìn hiếu kỳ từ những người xung quanh mà hôm 10/3, cô còn bị một nhóm thiếu niên chế nhạo và ho về phía mình. Không chỉ ở ngoài đường, Cheryl Man cũng bị kỳ thị ở văn phòng làm việc khi đeo khẩu trang. Không đồng nghiệp nào của cô đeo khẩu trang khi đến công sở dù dịch covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp.

Khẩu trang dường như bị định kiến trên các phương tiện truyền thông phương Tây là một hiện tượng châu Á, cũng như bị liên tưởng đến sự “che đậy” theo hướng tiêu cực, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định. NewYork Times trong bài bình luận yếu tố văn hóa và xã hội của việc đeo khẩu trang khi có dịch viết: "Ở phương Tây, hình ảnh người châu Á đeo khẩu trang, đôi khi, dù cố tình hay không, được nhìn nhận như dấu hiệu của sự khác biệt. Nhưng ở Đông Á, hành động đeo khẩu trang là cử chỉ truyền đạt sự đoàn kết trong trận dịch - thời điểm mà cộng đồng dễ bị chia rẽ bởi nỗi sợ hãi giữa người khỏe mạnh và người bệnh".

Trong một bài nghiên cứu xã hội học vào năm 2014, Giáo sư Mitsutoshi Horii, đại học Shumei ở Nhật Bản viết, khẩu trang được các nhà chức trách trên khắp thế giới quảng bá rộng rãi trong cuộc khủng hoảng cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nhưng ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, "đã có một sự phản đối lớn từ công chúng. Nó đi ngược lại ý thức hệ của họ về chủ nghĩa tự do, niềm tin vào tự do cá nhân".

Thậm chí, nhiều bác sĩ ở phương Tây cũng cho rằng mặt nạ sẽ không giúp gì trong việc phòng bệnh, thậm chí được coi như một ổ chứa vi trùng.

“Cơn khát” được báo trước

Dịch covid-19 bùng phát mạnh, hơn bất kỳ đâu, Mỹ là nước phải đối diện với tình trạng thiếu khẩu trang y tế trầm trọng bậc nhất. Trong phiên điều trần tại quốc hội hồi đầu tháng Ba, Bộ trưởng bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ, Alex Azar cho biết Mỹ cần một kho dự trữ khoảng 300 triệu khẩu trang N95 cho nhân viên y tế trong khi lúc này Mỹ chỉ có sẵn 150 triệu. Nhu cầu khẩu trang còn lớn hơn nữa khi dịch bệnh tiếp tục kéo dài. 

Hồ sơ - Cuộc chiến giành khẩu trang ở Mỹ và châu Âu: “Cơn khát” được báo trước? (Hình 2).

Người đeo khẩu trang duy nhất trong tàu điện ngầm ở New York hồi cuối tháng 1

Bàn luận về lý do Mỹ thiếu khẩu trang, tờ NewYork Times đã có một bài phân tích với dòng tiêu đề: “Thế giới cần khẩu trang. Trung Quốc làm ra chúng nhưng lại tích trữ”. Khoảng hơn 90% thiết bị bảo vệ con người sử dụng tại Mỹ được sản xuất từ nước ngoài và Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ. Khối lượng sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc tăng mạnh trong cuộc chiến chống đại dịch. Tính đến đầu tháng Ba, Trung Quốc đạt năng suất xuất xưởng 116 triệu thành phẩm mỗi ngày, cao gấp 12 lần so với trước đây. Tuy nhiên, từ khi có dịch, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty sản xuất phải ưu tiên cho nhu cầu nội địa.

Ngoài Trung Quốc, nguồn cung khẩu trang từ các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga, Đức, Séc... cũng bị đình trệ do các nước này đều ra lệnh ngừng xuất khẩu để ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước. Chuỗi cung ứng toàn cầu vì vậy mà bị tắc nghẽn.

Cách người Mỹ và châu Âu ửng xử với khẩu trang khiến các công ty sản xuất sản phẩm này dịch chuyển dần ra nước ngoài. Đương nhiên, việc dịch chuyển ấy có nhiều lý do khác như nguồn nguyên sẵn và rẻ, giá nhân công thấp... nhưng có một lý do nữa đó là tiếp cận gần hơn với thị trường. Ở đâu có cầu, cung sẽ xuất hiện. Giờ đây, Mỹ và nhiều nước châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Với việc xa rời chiếc khẩu trang, đánh giá không đúng về giá trị của chiếc mặt nạ nhỏ bé mà giờ đây khi dịch bệnh bùng phát, cuộc chiến giữa các nước giàu bắt đầu. Nhìn lại một cách tổng quan thì hệ lụy từ chuỗi cung ứng bị gián đoạn là điều đã được cảnh báo.

Ông Mike Bowen, đồng sở hữu Prestige Ameritage, nhà cung ứng khẩu trang lớn nhất Mỹ, từng cảnh báo điều này và kêu gọi Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trải rộng công xưởng, chi nhánh ra các khu vực khác ngoài Trung Quốc. "Tôi đã từng nói về kịch bản hiện tại, đó là khi nguồn cung khẩu trang của nước Mỹ gặp khó khăn. Tôi đã gửi nhiều email, tôi đã nói chuyện với rất nhiều chính trị gia, các viện trường và các bên thu mua thiết bị y tế cho bệnh viện. Họ không tin tôi và giờ tôi đã đúng", ông Mike Bowen chia sẻ.

Cơn khát nào rồi cũng sẽ được giải toả nhưng hệ luỵ của nó là thế nào thì không dễ lường. 

Theo (Theo Time, SCMP, Nikkei)

Bắt giam kẻ tấn công cảnh sát vì bị nhắc nhở đeo khẩu trang

Thứ 2, 13/04/2020 | 13:31
Trong lúc toàn dân đang chung sức phòng chống dịch, thì Hải tổ chức uống rượu và không đeo khẩu trang. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở, Hải không chấp hành và tấn công lại lực lượng đang làm nhiệm vụ.

Cà Mau: Phạt 1 cơ sở bán khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc

Thứ 7, 11/04/2020 | 21:41
Ngày 11/4, tin từ sở Y tế tỉnh Cà Mau, Chánh Thanh tra tỉnh này vừa có quyết định xử phạt đối với chủ 1 cơ sở mua bán hàng mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm, tạp hóa vì kinh doanh trang thiết bị y tế không rõ nguồn gốc.
Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.