Cuộc đua về đích của 19

Cuộc đua về đích của 19 "siêu doanh nghiệp" vốn Nhà nước

Lê Mạnh Quốc
Chủ nhật, 09/01/2022 | 14:26
0
Năm 2021, tổng doanh thu của 19 “siêu doanh nghiệp” nhà nước đạt 99% kế hoạch, tổng lợi nhuận trước thuế vượt 70% kế hoạch, tổng nộp ngân sách vượt 27% kế hoạch.

6 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch về doanh thu

Vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty.

Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết qua một năm bị tác động bởi dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường tuy nhiên nhìn chung Ủy ban và các doanh nghiệp trực thuộc vẫn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Theo đó, tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giao cho công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty, tổng doanh thu ước đạt 99% kế hoạch ở mức 816.015 tỷ đồng, bằng 107% so với năm 2020; tổng lợi nhuận trước thuế ước vượt 70% kế hoạch, đạt 34.119 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2020; tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch, đạt 62.443 tỷ đồng, bằng năm 2020.

Trong đó, 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách; 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020; 4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020. 

Trong đó, một số tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước như: Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Năm 2021, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm về năng lượng như Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I; một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không như Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên; xử lý bước đầu có kết quả một số “đại dự án” tồn tại từ nhiều năm qua...

Kinh tế vĩ mô - Cuộc đua về đích của 19 'siêu doanh nghiệp' vốn Nhà nước

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị tổng kết.

Đáng chú ý, việc xử lý có kết quả dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả tồn tại kéo dài từ nhiều năm trước đã giúp một số dự án “hồi sinh”. Đơn cử như Dự án Nhiệt điện 2 Thái Bình, sau một thời gian dừng, giãn tiến độ thi công, với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Chính phủ, Ủy ban và các Bộ, ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và khởi công trở lại, cơ bản bù được nhiều mốc tiến độ quan trọng, phấn đấu hòa lưới điện tổ máy 1 vào ngày 30/4/2022 và đưa toàn bộ Nhà máy vào hoạt động sớm nhất bảo đảm an toàn chất lượng.

Đối với 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương, sau nhiều năm chưa hoàn thành xử lý được các tồn tại, yếu kém, đến nay, Bộ Chính trị đã đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể, phù hợp đối với 5 dự án, doanh nghiệp để giao các tập đoàn, tổng công ty chủ động thực hiện. Đồng thời, Uỷ ban tiếp tục đề ra định hướng xử lý đối với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục sớm xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiếu tối đa thiệt hại cho Nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban Nguyễn Hoàng Anh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trong năm 2021, như: Trong việc giải quyết một số công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước được thực hiện đầy đủ nhưng còn chưa bảo đảm thời hạn theo quy định; cần phát huy hơn nữa vai trò trong điều hành, định hướng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, đổi mới sáng tạo, đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh...

Cần tiếp tục xử lý có kết quả các “đại dự án” đang tồn đọng

Đánh giá hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, sau 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay Ủy ban đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật và ngày càng chuyên nghiệp hơn; khắc phục tình trạng trước đây nhiều nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ hoặc tồn đọng qua nhiều năm. Nhiều dự án đầu tư trọng điểm, quan trọng có tác động lớn đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được tháo gỡ khó khăn vướng mắc đi vào triển khai thực hiện...

Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương, Ủy ban tham mưu cho Chính phủ các giải pháp xử lý phù hợp đối với 5/12 dự án, doanh nghiệp và đưa ra khỏi danh sách Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý.

Ngoài ra, Ủy ban và các doanh nghiệp trực thuộc đã tích cực triển khai thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế vĩ mô - Cuộc đua về đích của 19 'siêu doanh nghiệp' vốn Nhà nước (Hình 2).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá tuy mới đi vào hoạt động được gần 3 năm, nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày càng chuyên nghiệp, trưởng thành.

Chỉ đạo về hoạt động trong năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu song song với kịp thời rà soát, tổng hợp, Ủy ban kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn, tổng công ty phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty, Phó Thủ tướng đề nghị vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp nhưng không trái với định hướng của Trung ương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng và công ăn việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, duy trì được lực lượng sản xuất.

Đồng thời, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao; đầu tư theo chiến lược, kế hoạch, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.

Trên cơ sở Kết luận của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban và các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là tích cực thực hiện và đóng góp có hiệu quả vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng đó, khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu; tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển các mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. 

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tiếp tục xử lý có kết quả các “đại dự án” đang tồn đọng; xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty...

Thay đổi tư duy về du lịch để tạo ra bước đột phá sau đại dịch

Thứ 7, 08/01/2022 | 15:26
Nhiều ĐBQH cho rằng cần có thêm những quyết sách nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa kích thích ngành du lịch phục hồi và phát triển, nâng cao chất lượng.

Năm 2022: Định vị lại thị trường bất động sản và hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức đầu tư mới

Thứ 6, 07/01/2022 | 14:58
Năm 2022 là thời điểm phù hợp để định vị lại thị trường bất động sản, đưa thị trường phát triển tương xứng với tầm vóc quốc gia và bắt kịp xu hướng các nước lân cận.

Năm 2021: Thu nhập bình quân của người lao động còn 5,7 triệu đồng

Thứ 6, 07/01/2022 | 21:41
Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2021 đạt 5,7 triệu đồng/tháng. Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trên cả nước được ghi nhận là 1,4 triệu
Cùng tác giả

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.