Chuyện đẫm nước mắt của người trở về sau 30 năm báo tử

Chuyện đẫm nước mắt của người trở về sau 30 năm báo tử

Thứ 5, 03/10/2013 | 16:44
0
Vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, ngày nhập ngũ, cả làng đội khăn tang tiễn chân các anh, ai cũng hiểu các anh ra đi khó mà có ngày trở về.

Những người mẹ già nuốt nước mắt đặt hình con lên bàn thờ phúng điếu khi các anh vừa tròn đôi mươi. Ba mươi năm sau, chỉ mình anh trở về trong ngày đại thắng...

Đi tìm sự sống trong cái chết

Cách đây hơn 60 năm, người thanh niên can trường Hoàng Hải Nam (ngụ thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) xin thôi chức vụ thư ký cho chủ tịch xã Phong Dạ (cũ), để cùng người bạn thân Nguyễn Hải viết đơn xin gia nhập đội cảm tử quân. Đáp lại câu hỏi "Làm cảm tử quân, cháu không sợ chết à?" của chủ tịch xã, chàng thanh niên trẻ tuổi trả lời dõng dạc: "Cháu phải đi tìm sự sống trong cái chết!". Ngay hôm sau, các anh nhận được lệnh ra trận. Hôm các anh lên đường nhập ngũ cũng là ngày cả làng chít khăn tang làm lễ truy điệu sống các anh, hai người mẹ già cố lấy tay áo lau hết nước mắt để các anh yên lòng ra trận.

Xã hội - Chuyện đẫm nước mắt của người trở về sau 30 năm báo tử

Người lính già Hoàng Hải Nam ngoài đời thường.

Còn sống là còn cống hiến

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nam luôn tâm niệm: "Mình còn sống nghĩa là mình còn phải cống hiến cho đất nước. Chính Bác Hồ đã dạy: "Việc gì tốt cho dân thì mình phải làm". Thế nên, phần lớn số tiền trợ cấp chức vụ ông Nam dành để giúp đỡ cho những người neo đơn, tàn tật, học sinh nghèo. Sự giúp đỡ đó có thể chỉ là một vài lon gạo, chiếc áo, cuốn vở, ngòi bút... nhưng nó ắp đầy tấm ân tình của người lính già cho con cháu.

Ông Nam vẫn nhớ như in hôm ấy là ngày 10/7/1946. Hai tân binh là ông và Nguyễn Hải được điều động trực tiếp vào đội cảm tử quân. Với nhiệm vụ chính đánh bom cảm tử, họ không dùng súng, chỉ dùng bom và bộc phá. Mỗi lần ra quân, cứ hai người ôm một quả bom hoặc bộc phá, mỗi quả như thế nặng từ 25 - 30kg. Nguyễn Hải theo đội ôm bom vào đánh ở Huế, còn ông Nam cùng đồng đội liên tiếp tổ chức nhiều trận đánh lớn. Trong đó, nổi bật là trận đánh bom ở cầu Đầu Mầu (tỉnh Quảng Trị) vào năm 1947. Chỉ sáu chiến sĩ, với ba quả bom, nhưng đội đã chặt đứt đường tiếp viện của địch, ba chiếc xe tải chở đầy giặc Pháp bị rơi xuống sông.

Nhưng cũng chính ở trận chiến này, ông Nam đã bị thương nặng. Ông được chuyển về các bệnh viện dã chiến để điều trị. Từ bệnh viện Cam Vũ ra Ngô Xá rồi Mai Xá của tỉnh Quảng Trị, sau đó ông được chuyển ra bệnh viện Bạch Ngọc ở tỉnh Nghệ An. Lòng căm thù giặc sâu sắc cùng với quyết tâm cao độ của người lính đã thôi thúc ông Nam vượt qua mọi đau đớn, trở ngại để chiến thắng vết thương, trở về đúng nghĩa là một người lính. Năm 1951, ông Nam được bổ sung vào Đại đội 62, Tiểu đoàn 80, Trung đoàn 36 rồi Đại đoàn quân Tiên phong (Đại đoàn 308), tiếp tục hành quân ra Bắc. Người lính trẻ ấy tiếp tục cùng đồng đội tham gia những trận chiến ác liệt. Từ vùng đồng bằng đến trung du, miền núi và sang cả đất bạn Lào. Đáng nhớ nhất năm 1954, thời điểm đơn vị ông Nam được điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiệm vụ của lính cảm tử là dùng bộc phá đánh sập hàng rào, lô cốt để mở đường cho đồng đội.

Sau khi chiếm được đồi Bản Kéo, đơn vị ông phối hợp với quân chủ lực tiến đánh đồi A1, cứ điểm quan trọng nhất của địch. Khi đến lô cốt thứ hai, số thương vong rất lớn cùng sức ép của bom làm nhiều đồng đội ngất đi, Hoàng Hải Nam cố hết sức ôm quả bộc phá gần 30kg lao lên phía trước, giật bộc phá đánh tan lô cốt thứ ba mở đường cho quân ta xộc thẳng vào sào huyệt của địch. Một ngày trước khi quân ta tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), người lính cảm tử trẻ tuổi Hoàng Hải Nam được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hoàng Hải Nam đã làm đúng như lời nói của ông trước lúc ra đi, đã tìm thấy mầm sống trên mảnh đất khô cằn đầy ắp tiếng bom đạn...

Xã hội - Chuyện đẫm nước mắt của người trở về sau 30 năm báo tử (Hình 2).

Cựu binh Hoàng Hải Nam (phía trên) chụp cùng đồng đội trên chiến trường.

Trở về sau  ba mươi năm báo tử

Cán bộ lão thành gương mẫu

Ông Nguyễn Văn Chiến (Trưởng thôn Gia Độ, xã Triệu Độ) cho biết: "Ông Hoàng Hải Nam không chỉ là một cán bộ lão thành cách mạng gương mẫu mà còn là một người con đặc biệt của không chỉ thôn Gia Độ. Suốt 30 năm chiến tranh ác liệt không một tin tức, ngày toàn thắng, ông trở về trong niềm vui sướng của gia đình và dân làng, ai ai cũng mừng cho bà cụ (thân mẫu anh Nam - PV) chờ con đằng đẵng suốt mấy chục năm trời, giờ mới được nở một nụ cười hạnh phúc. Sau khi trở về từ chiến trường, ông Nam đảm đương rất nhiều trọng trách ở địa phương, được dân làng tin yêu.

Suốt 30 năm dài đằng đẵng, biết bao bức thư đã được gửi đi nhưng chẳng một lá thư nào về đến mảnh đất quê hương. Chiếc bàn thờ lập vội lúc anh lên đường ngày nào giờ đã úa màu. Dân làng, người thân đều nghĩ rằng, ông Nam đã hy sinh trên chiến trường. Bởi họ hiểu, chấp nhận làm người cảm tử quân cũng đồng nghĩa với đi vào con đường chết. Duy chỉ có người mẹ già vẫn sớm hôm nhang khói mòn mỏi nuôi hy vọng, một ngày nào đó đứa con thân yêu của mẹ sẽ trở về. Ngày đại thắng, những người con ưu tú của làng lần lượt trở về sum họp với gia đình, nhưng ông vẫn biệt tăm tích. Một ngày rồi hai ngày, một tháng rồi hai tháng, hy vọng của người mẹ già dần nhỏ lại, nhưng mẹ vẫn chờ...

Rồi không phụ lòng mẹ, ngày ấy cũng đến, ông Nam sau nhiều lần xin vào Nam chiến đấu không thành công vì lý do sức khoẻ, ông được phân về công tác tại trường Đào tạo sĩ quan pháo binh. Sau ngày đất nước toàn thắng, ông Nam mới xin được phép về thăm quê. Ngôi làng nhỏ bên dòng Thạch Hãn ngày ấy đã bị bom đạn cày nát, nhưng trái tim vẫn mách bảo để anh tìm đúng mảnh đất của tổ tiên. Đứng trước cửa, gọi hai tiếng "Mạ ơi!", người mẹ già chết lặng không tin vào mắt mình, rồi bật khóc nức nở, những giọt nước mắt hạnh phúc nhất cuộc đời mẹ.

Từ đó đến nay, người lính ấy vẫn không quên nhiệm vụ của mình, vẫn sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc. Chiều chiều, ông lại ôm đàn ra gảy, hát những khúc ca hành quân bi tráng cho mấy đứa trẻ con trong xóm nghe. Việc này không chỉ là ôn lại kỷ niệm cho bản thân ông mà còn là tạo nên sự tiếp nối cho một thế hệ, thế hệ tương lai của đất nước, để nhắc nhở những gì đáng nhớ về một thời kỳ máu lửa hào hùng. Bà Nguyễn Thị Liên (ngụ thôn Gia Độ) cho biết: "Ông Nam về đây đã lâu lắm rồi, nhờ có ông mà không khí trong xóm vui hẳn ra. Mấy đứa trẻ nhà tui với bọn trẻ hàng xóm chiều nào cũng sang nhà ông nghe ông kể chuyện, đến lúc về lại tíu tít khoe với mẹ hôm nay có trận đánh này, mai có trận đánh khác. Tui cũng thấy vui...".

Mặc dù đã ngoài tám mươi tuổi nhưng ông Nam vẫn rất minh mẫn. Ngồi kể chuyện với chúng tôi, mắt ông ngời sáng khi nhớ về những ngày xưa cũ. Ra đi khi chưa tròn hai mươi tuổi, hơn sáu mươi năm cùng sống và chiến đấu với đồng đội, với anh em, những kỷ niệm không thể nào quên. Chiến tranh đã lùi xa, những người lính ngày xưa, nay người còn người mất, sự mất mát đó không có gì đo được. Nhưng với mỗi người lính, đó là sự hy sinh xứng đáng, không có gì phải nuối tiếc...        

Diệp Nga - Phương Hưng

Cuộc hội ngộ cảm động của chàng trai gốc Việt

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Sau 32 năm thất lạc mẹ, anh Johnathan Freeman, một người Mỹ gốc Việt đã được đoàn tụ với gia đình trong cảm xúc nghẹn ngào không nói lên lời.

Cuộc hội ngộ bất ngờ sau 62 năm thất lạc người thân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Bà Đào quỵ ngã khi người thân kể lại quá khứ của mẹ, Gia đình hội ngộ trong niềm vui khôn tả sau 62 năm thất lạc.

Võ sĩ Muhamad Ali và cuộc hội ngộ sau gần hai mươi năm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
"Quả thật, lúc đó tôi rất bất ngờ và sung sướng khi được nhìn thấy ông Muhamad Ali tham dự lễ khai mạc. Gần hai mươi năm kể từ khi tôi gặp ông ấy ở Việt Nam giờ mới được gặp lại...", ông Hoàng Vĩnh Giang xúc động nói.

Cuộc hội ngộ đầy nước mắt của "vua vàng tặc" và đàn em

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Theo chân "vua vàng tặc", tôi đã lần mò khắp các hang cùng ngõ hẻm ở đất Bắc Kạn, rùng mình khi nhận thấy tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra hết sức công khai, tàn phá từng khúc sông, trảng đồi nơi nó diễn ra.

Đất Phật - chợ Trời, cuộc hội ngộ chốn non Sài

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:57
Không chỉ mang nhiều sự tích, màu sắc kì bí, chùa Thầy còn được biết đến với lối kiến trúc đặc sắc với sự hội tụ của đất – trời.

Hội ngộ 'ông trùm' tội phạm từ hai phương trời tây – ta

Chủ nhật, 23/06/2013 | 20:22
Từ hai phương trời khác nhau, hai "ông trùm" hội ngộ trong hành trình giúp những người sắp mãn hạn tù trở lại với xã hội đầy tự tin, với thông điệp: "Từ nhà tù đến niềm kiêu hãnh"...