Đã đến lúc Nga-Iran quay lưng với Tổng thống Assad ở Syria?

Đã đến lúc Nga-Iran quay lưng với Tổng thống Assad ở Syria?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 19/06/2020 20:00

Trong lúc Iran và Nga đang phải đối mặt với khó khăn vì dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giới quan sát đã đặt ra câu hỏi liệu họ có tiếp tục chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ cho đồng minh Damascus hay không.

Tiêu điểm - Đã đến lúc Nga-Iran quay lưng với Tổng thống Assad ở Syria?

Nga-Iran đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục hỗ trợ cho đồng minh Syria.

Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với chính phủ Syria được đưa ra hôm 17/6 đã bóp nghẹt hơn nữa sự ổn định ở quốc gia Trung Đông. Trong lúc Iran và Nga đang phải đối mặt với khó khăn vì dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giới quan sát đã đặt ra câu hỏi liệu họ có tiếp tục chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ cho đồng minh Damascus hay không.

Giúp đỡ khi hoạn nạn

Cả ba quốc gia Nga-Iran-Syria đã gắn bó với nhau một thời gian dài kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011. Tổng thống Bashar Assad sẽ không thể giữ vững quyền lực của mình nếu như không có hai thế lực nói trên hỗ trợ về tài chính, quân sự, tình báo.

Về mặt tài chính, Iran là một trong những nguồn tiền lớn cung cấp cho Chính phủ Syria. Theo các ước tính, Tehran đã chi khoảng 6 tỷ USD mỗi năm, trong vòng năm năm xung đột đầu tiên để giữ cho chính quyền Assad - đồng minh chiến lược trong khu vực –đứng vững .

Hỗ trợ kinh tế của Iran Cho chính phủ Syria thông qua nhiều phương pháp, bao gồm trợ cấp dầu mỏ, các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ quân sự. Nhưng, khi Iran phải đối mặt với áp lực kinh tế nghiêm trọng ở thời điểm hiện tại, hỗ trợ tài chính cho Syria đã bị giảm.

Iran cũng đã triển khai các binh sĩ từ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và các lực lượng đồng minh như Hezbollah, để giúp chính phủ Syria giành chiến thắng trước phe đối lập và phiến quân.

Về phần mình, Nga đã viện trợ quân sự cho chính quyền Assad vào năm 2015, chủ yếu thông qua các cuộc yểm trợ trên không. Sự hỗ trợ quân sự từ Iran và Nga đã được đền đáp khi Tổng thống Assad có thể giành lại quyền kiểm soát hầu hết các vùng lãnh thổ từng mất.

Đồng lòng đến phút chót

Viết trên Arab News, chuyên gia Majid Rafizadeh lập luận rằng, mặc dù Iran và Nga đều đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể vì dịch bệnh Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng rất có thể hai nước sẽ tiếp tục ưu tiên chiến lược của mình là giúp đỡ Tổng thống Assad.

Mặc dù Syria không giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng vị trí của quốc gia này có ý nghĩa rất lớn. Lợi ích chiến lược của Nga ở Địa Trung Hải đan xen với sự ổn định chính trị ở Damascus khi cảng Tartus của Syria là nơi đặt căn cứ hải quân duy nhất của Nga trong khu vực. Ngoài ra, Syria còn là đối tác mua vũ khí từ Moscow trong nhiều thập kỷ.

Còn đối với Iran, mất đi đồng minh Syria sẽ gây bất lợi cho nước này ở nhiều cấp độ. Kể từ năm 1979, Syria đã trở thành nền tảng cho Iran xây dựng ảnh hưởng lan tỏa khắp khu vực.

Liên minh của Iran với Syria đã tạo cơ sở cho sự phát triển của Hezbollah, phong trào hùng mạnh ở Lebanon, cũng như ủng hộ phong trào Hamas của Palestine. Các nhóm đồng minh này đã cho phép Iran tăng cường và bảo vệ ảnh hưởng khu vực của mình.

Tiêu điểm - Đã đến lúc Nga-Iran quay lưng với Tổng thống Assad ở Syria? (Hình 2).

Tổng thống Assad.

Nếu chính quyền Assad sụp đổ, Iran sẽ không chỉ mất đi sự linh hoạt và sự ủng hộ của chính phủ Syria cho các nhóm này, mà còn đánh mất đòn bẩy địa chính trị khu vực.

Nói cách khác, sự sụp đổ tiềm tàng của nền tảng chính trị hiện tại ở Damascus sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hậu cần của Iran với các nhóm đồng minh. Nếu Tổng thống Assad không còn nắm quyền lực, nhiều khả năng chính phủ mới sẽ không ủng hộ Iran so với trước đây mà chuyển sang đối thủ Saudi Arabia.

Quan trọng hơn, Iran đang nằm ở thế bị bao vây, với xung quanh là phần còn lại của thế giới Ả Rập và Israel, với sự hậu thuẫn của Mỹ. Sự sụp đổ ở Damascus sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cán cân sức mạnh khu vực chống lại Iran và cô lập thêm quốc gia này.

Các nhà lãnh đạo của Nga cũng nhận thức rõ về những hậu quả chính trị và chiến lược tai hại mà họ sẽ phải đối mặt khi Tổng thống Assad ra đi. Do đó, họ quyết tâm ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ Syria hiện tại.

Cuối cùng, về mặt chiến lược, việc gây ảnh hưởng ở Trung Đông thông qua Syria là rất quan trọng đối với Iran và Nga vì mối quan tâm chung của hai nước trong việc đối trọng với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Khi Chính phủ Syria đối mặt với áp lực kinh tế nhiều hơn, Iran và Nga sẽ làm bất cứ điều gì có thể để duy trì quyền lực của chính quyền Assad. Giữ lại nhà lãnh đạo Syria là một vấn đề mang tầm an ninh và chiến lược quốc gia đối với cả Tehran và Moscow. Hai nước sẽ không để mất một nhân vật quan trọng như vậy.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.