Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện

Thứ 4, 23/05/2018 | 13:38
0
Trong một dịp cùng anh bạn - Đạo diễn trẻ Phạm Đức Dũng đến thăm chùa Pháp Vân tại thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng - Văn Lâm (Hưng Yên). Chúng tôi được trò chuyện với Đại Đức Thích Quảng Hòa sư trụ trì tại chùa, nhưng đã hơn 10 năm nay thường xuyên làm từ thiện, sư thầy luôn đau đáu trước những số phận trẻ em chưa được đến trường cùng không ít phận đời nghèo khó... nhất là trẻ em ở những vùng miền núi biên giới Tây Bắc.

Gieo hạt thiện tâm từ ngôi chùa cổ

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện

Chùa Pháp Vân, Văn Lâm, Hưng Yên

Với phong thái sư trụ trì của một ngôi chùa cổ nổi tiếng đất Hưng Yên. Đại Đức Thích Quảng Hòa cho chúng tôi biết, thầy đã về trụ trì ngôi chùa được 20 năm. Đến với cửa phật khi tuổi đời còn khá trẻ, cho dù năm nay thầy cũng ngót 50 tuổi. Năm 1998, chính quyền các cấp đã thỉnh thầy (pv- Đại Đức Thích Quảng Hòa) về trụ trì, do Trung ương giáo hội quyết định bổ nhiệm trụ trì trông nom khu di tích, từ đó thầy được mời về trụ trì chùa Pháp Vân và gắn bó giữ gìn những di tích với ngôi chùa cho đến nay. 

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện (Hình 2).

Đại Đức Thích Quảng Hòa

Tiếp chúng tôi bên mâm cơm chay đạm bạc của nhà chùa, thầy cho biết: Trước khi về trụ trì, chùa Pháp Vân khá nhỏ, cây cối rậm rạp, quạnh vắng, nên thầy đã đứng ra vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ để xây dựng chùa được khang trang bề thế như ngày nay, nhưng bên cạnh đó chùa vẫn giữ gìn được những nét cổ kính của một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Bắc tông, được khởi dựng từ đời Trần, đầu thế kỷ XIV. Ngôi chùa hiện nay được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc” đã được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần qua các thế kỷ.

Tứ pháp trang nghiêm ngự động tiên

Lạc Hồng cảnh đẹp bốn ngôi thiền

Vân phong lẫm liệt ngời bao chốn

Đại vũ thần thông tỏ mọi miền…

Được biết, chùa Pháp Vân hay thường gọi là chùa Thái Lạc, được tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Phật và thờ bà Pháp Vân - một trong bốn vị thần của đạo Tứ Pháp gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là các vị thần trong hệ thống Tứ Pháp, gốc ở vùng Dâu (Bắc Ninh). Đó chính là bốn phép tạo ra mây, mưa, sấm, chớp, các vị thần này chịu ảnh hưởng của đạo Phật và được hóa thành Phật.

Thầy Đại Đức Thích Quảng Hòa cho rằng, hiện nay chùa Pháp Vân là di tích mang nhiều sự kiện lịch sử của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống đạo đức và đóng góp quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vậy, du khách khi đến thăm ngôi chùa sẽ được trút bỏ những gánh nặng đời thường của cuộc sống, được trở về với không gian thanh tịnh, được tìm hiểu về những giá trị văn hóa tâm linh cũng như giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa.

Trong buổi trò chuyện “đàm đạo” với thầy, tôi như bị say mê cuốn hút vào những câu chuyện về lý lẽ đạo đời của nhà phật, những cột mốc lịch sử đáng tự hào của dân tộc. Ở thầy, tôi thấy toát lên vẻ tri thức hiểu biết với kiến thức sâu rộng, uyên thâm của một sư thầy. Trong câu chuyện, tôi cảm nhận được rằng, ở thầy luôn ấm áp tình người về một Đại Đức Thích Quảng Hòa có tấm lòng vị bao dung và rất đỗi nhân hậu trước những phận đời, hoàn cảnh éo le trẻ em khó khăn cơ nhỡ…

Chiều về, khi đang trò chuyện với Thầy, thấy ý ới ngoài cửa tiếng của mấy cậu nhỏ trông rất đáng yêu chạy vào chào hỏi rất lễ phép, theo cung cách xưng hô của nhà chùa. Chúng tôi cũng chợt hiểu và nhận ra rằng đây là những đứa trẻ mà thầy đã nhận nuôi từ rất nhỏ, phảng phất những nét mặt ngây thơ, hồn nhiên của những chú bé, rồi đâu đó sau này sẽ là những sư thầy tương lai của nhà chùa

Qua trò chuyện với Thầy, chúng tôi được biết hiện nay Đại Đức Thích Quảng Hòa đang nuôi 5 trẻ em mồ côi được thầy chăm nuôi từ nhỏ. Hiện nay, các cháu đều được Thầy nuôi dưỡng dạy bảo và cho đi học như mọi đứa trẻ khác. Đứa bé nhất cũng được 4 tuổi, còn lớn nhất cũng 24 tuổi (giờ đang là một vị sư trẻ phụ giúp thầy quán xuyến mọi việc trong chùa).

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện (Hình 3).

Buổi học kinh đạo phật của các sư trẻ trong chùa Pháp Vân

Chia sẻ với chúng tôi về những ấp ủ, dự định cho những kế hoạch thiện nguyện lên các nẻo vùng cao biên giới phía Bắc để làm nhiều việc thiện sắp tới, Đại Đức Thích Quảng Hòa nói: Vừa qua đoàn nhà chùa có lên huyện Tam Đường và Phong Thổ (Lai Châu) hai huyện sát biên giới Tây Bắc, để thực tế về cuộc sống sinh hoạt của người dân cùng các trẻ nhỏ (ở đây dân sống chủ yếu là người H,Mông) và điều kiện sống, dạy học của những giáo viên vùng cao biên giới. Đại Đức Thích Quảng Hòa thấy, điều kiện dạy học và sinh hoạt ở đây rất thiếu thốn. Nhiều nơi điểm trường cách xa trung tâm xã, huyện hàng chục cây số, đường sá đi lại rất khó khăn, hiểm trở, không có phòng công vụ cho giáo viên, phòng học thiếu thốn tạm bợ…

Cảm phục những giáo viên bám bản “gieo chữ” vùng cao

Để thực tế về chuyến thiện nguyện của Đại Đức Thích Quảng Hòa lên các bản vùng cao khó khăn. Theo sự dẫn đường của cán bộ phòng giáo dục huyện Phong Thổ chúng tôi tìm đến điểm trường bản Pờ Ngài, thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số II thuộc xã Huổng Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Điểm trường bản Pờ Ngài là 1 trong 9 điểm trường khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất (bản Ngài Trồ, Ngài Trồ 1, Na Sa Phìn, Thèn Thầu, Ura, La Vân và Trang Hỏng 1, Trang Hỏng 2 là hai điểm trường đặc biệt khó khăn nhất).

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện (Hình 4).

Buổi lên lớp của cô giáo Hoan tại điểm trường bản Pờ Ngài- Phong Thổ- Lai Châu

Đường đi từ trung tâm huyện Phong Thổ lên đến điểm trường bản Pờ Ngài gian nan vất vả, trên đoạn đường hàng chục km gập ghềnh đá sỏi, bên núi bên vực, chúng tôi phần nào hiểu được nỗi vất vả của những thầy cô cắm bản. Trong số các thầy cô cắm bản, có người đã dạy học và công tác ở đây được gần 20 năm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện điểm trường bản Pờ Ngài không có nhà công vụ cho giáo viên, đang phải ghép chung với phòng học bằng gianh, được đóng bằng những miếng gỗ tạm vợ, căng bạt tứ phía. Mùa hè thì nóng bức, mùa đông rét mướt, mưa to thì nước hắt hết vào trong. Điện, nước thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt và cơ sở vật chất hết sức khó khăn. Và một đặc điểm nữa, là điểm trường bản Pờ Ngài chỉ có duy nhất 1 cô giáo dạy học.

Đại Đức Thích Quảng Hòa, cả đời đau đáu một chữ “Tâm” với tấm lòng thiện nguyện (Hình 5).

Giờ ra chơi, thể dục của các em học sinh tại điểm trường học bản Pờ Ngài

Điểm trường tiểu học số 2 bản Pờ Ngài chỉ có vẻn vẹn 9 em học sinh học lớp 2, với 2 phòng học và một phòng chờ cho giáo viên được làm tạm bợ dựng sơ sài bằng những tấm gỗ. Cô giáo Lò Thị Hoan – 40 tuổi (dân tộc Thái) đã có thâm niên công tác ở đây được 15 năm rồi, cô giáo cho biết: tại điểm bản Pờ Ngài có 38 hộ dân (100% là dân tộc Mông). Cho nên, điều kiện dạy học ở đây hết sức khó khăn vất vả, thiếu thốn đủ mọi thứ. Mùa hè thì nóng lực, mùa đông thì rét buốt, hai phòng học rộng khoảng hơn chục m2/phòng, phòng chờ của cô giáo nằm sát lớp học cũng hết sức thô sơ.

Đại diện cho BGH nhà trường, cô giáo Phìn Mai Phương- Hiệu phó nhà trường tâm sự rằng, sinh ra và lớn lên tại huyện Mường Lay, một huyện cũng hết sức khó khăn của Lai Châu – năm nay 35 tuổi, nhưng đã có thâm niên 18 năm dạy học nơi đây. Bởi vậy, khi được gặp và tâm sự với đoàn chúng tôi, cô giáo Phìn Mai Phương, Lò Thị Hoan cùng 38 hộ dân người Mông ở đây, rất mong mỏi lãnh đạo huyện, xã cùng các nhà hảo tâm (nhất là Đại Đức Thích Quảng Hòa) hãy sẻ chia những khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất với nhà trường, đó là xây dựng 2 phòng học kiên cố và 1 phòng chờ giáo viên, khu vệ sinh, nhà ăn, bể chứa nước sạch cho nhà trường…

Thông qua chương trình thiện nguyện, Đại Đức Thích Quảng Hòa cả đời đau đáu một chữ “Tâm” lòng hướng nguyện làm từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc tại các vùng nẻo cao miền núi, nhằm xóa đói giảm nghèo. Thầy, cũng mong mỏi các đơn vị doanh nghiệp, những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, các chư vị tăng ni phật tử trên cả nước hãy chung tay chung sức cùng nhà chùa thực hiện những ước mơ nhỏ nhoi giữa đời thường. Một ước mơ rất đỗi đơn sơ đối với bà con dân tộc Mông vùng cao (những ai đã có dịp lên những vùng này sẽ cảm nhận rõ những ước mơ của họ)…đó là có một ngôi nhà chắc chắn, cuộc sống đủ cơm no, áo mặc. Có một “ngôi trường” đúng nghĩa để thầy, cô và trò nơi đây dạy và học tốt hơn.

Xuân Khiển

Ấm áp đêm nhạc thiện nguyện trên đất Bàu Cối

Thứ 3, 22/05/2018 | 11:44
Nằm thanh bình tại ấp Bàu Cối (xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), dẫu trong thời tiết gió mưa tầm tã, chùa Huyền Trang chiều 20/05 bỗng trở nên rộn ràng với chương trình ca nhạc thiện nguyện mừng lễ Phật Đản, kết hợp với phát quà cho người già neo đơn và các cháu thiếu nhi mồ côi...

Minh Luân cùng Hoa hậu Hồng Tươi làm thiện nguyện tại Mỹ Tho

Thứ 6, 11/05/2018 | 16:39
Trưa ngày 8/5, Minh Luân đã cùng người tình tin đồn, hoa hậu Hồng Tươi về trung Tâm Bảo trợ xã hội Tiền Giang trao quà cho các cụ già neo đơn, trẻ em mồ côi và người bệnh tâm thần đang sinh sống tại thành phố Mỹ Tho.
Cùng tác giả

Nghệ An: Đặc sắc Chương trình Countdown - Chào năm mới 2024

Chủ nhật, 31/12/2023 | 23:44
Hòa trong không khí cả nước đang hân hoan đón chào năm mới, tối 31/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chào năm mới 2024”. Công ty CP Tập đoàn Bia rượu và Nước giải khát Sao Vàng (Savabeco) là nhà tài trợ độc quyền chương trình này.
Cùng chuyên mục

Quảng cáo iPhone 15 Pro khiến iFan "rụng tim"

Thứ 4, 15/11/2023 | 11:53
Một lần nữa, khả năng nhiếp ảnh của cặp iPhone 15 Pro cao cấp lại khiến người xem phải thán phục.

Từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max sẽ "đỉnh" cỡ nào?

Thứ 7, 28/10/2023 | 09:54
Nếu nâng cấp từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max, người tiêu dùng sẽ chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch

Thứ 5, 31/08/2023 | 14:34
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, các tổ chức cần chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch, tuyên truyền bài viết có tính định hướng để lấn át những thông tin tiêu cực.

Cà Mau phổ biến các kênh truyền thông, quảng bá của tỉnh

Thứ 2, 15/03/2021 | 09:42
Đó là một trong những nội dung trong Văn bản số 1018 về việc phổ biến kênh truyền thông, quảng bá tỉnh Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân ký ban hành.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.