Đại gia tìm đất long mạch lo hậu sự

Đại gia tìm đất long mạch lo hậu sự

Thứ 7, 13/07/2013 | 16:11
0
Từ xưa đến nay, không ít người tin rằng, nếu hài cốt tiền nhân được táng đúng long mạch thì con cháu sau này sẽ được giàu sang, phú quý.

Thời gian qua, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xôn xao về việc một số “đại gia” ở các địa phương khác đến đây săn tìm long mạch làm nơi an táng. Trước đó, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, một số “đại gia” săn lùng mua đất có long mạch trên núi Cấm để làm huyệt mộ.

Từ xưa đến nay, không ít người tin rằng, nếu hài cốt tiền nhân được táng đúng long mạch thì con cháu sau này sẽ được giàu sang, phú quý.

Theo các nhà phong thủy, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong núi (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi như rồng. Điểm khởi đầu của mạch núi là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch núi là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về long mạch, xin được tóm lược một số câu chuyện khá phổ biến trong dân gian liên quan đến vấn đề này, nói về tác động của long mạch không chỉ đối với một cá nhân, một gia đình hay dòng họ...

Xã hội - Đại gia tìm đất long mạch lo hậu sự

Chuyện thứ nhất, vào thế kỷ thứ 9, Việt Nam bị xâm lược bởi nhà Đường (Trung Quốc), vua Đường cử Cao Biền, một tướng lĩnh và là người rất giỏi địa lý sang cai trị nước ta, đồng thời tìm kiếm những nơi đất tốt, những nơi có long mạch lớn để trấn yểm, nhằm không sản sinh ra nhân tài, anh kiệt nổi lên. Cao Biền đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để trấn yểm núi Tản Viên (Ba Vì), đặt bùa trấn yểm 19 địa điểm dọc sông Tô Lịch… Tuy nhiên, cuối cùng thì công cuộc trấn yểm cũng thất bại và Cao Biền than thở: “Linh khí ở phương Nam không thể lường được”.

Chuyện thứ hai, đầu năm 1010, vua Lý Công Uẩn viết Chiếu dời đô, nói rõ lý do dời đô từ Ninh Bình sang Hà Nội ngày nay, trong đó có đoạn: “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.

Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”.

Nhiều nhà phong thủy cho biết, phía Đông Hà Nội được bao bọc bởi mạch núi Tam Đảo, kéo dài theo hướng Sóc Sơn - Đông Anh. Chạy dọc theo mạch núi này là sông Hồng hộ vệ bên cạnh với hình thế như một con rồng trải dài theo trục Tây Bắc - Đông Nam . Phía Tây Hà Nội được bao bọc bởi mạch núi xuất phát từ đỉnh Ba Vì. Chính vì vậy, Hà Nội được coi là có thế đất “long chầu, hổ phục”, tức là được bao bọc bởi hai mạch núi lớn như long, như hổ che chở hai bên.

Phía sau lưng là những dãy núi lớn trùng điệp, phía trước là khu vực đồng bằng rộng lớn... Nhìn xa hơn, một loạt dãy núi ở miền Bắc xoáy theo hình rẻ quạt từ Tây sang Đông quy tụ ở tâm điểm Hà Nội, kèm theo đó là các con sông cũng đồng quy về đây, đúng như 2 câu thơ của thầy địa lý Tả Ao: “Thiên sơn vạn thủy triều lai. Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh”. Hà Nội có các yếu tố cát tường như vậy được xem như một huyệt đất quý, đẹp nhất Việt Nam về phong thủy, xứng đáng làm Thủ đô.

Chuyện thứ ba, năm 1397, trước khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly là một đại thần của vương triều Trần đã lựa chọn vùng núi An Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa làm nơi xây đô thành (hoàn thành năm 1401), vì cho rằng đây là một vùng đất tốt, có hình dáng như “quả ấn của trời”, có long mạch dài hàng ngàn cây số là con sông Mã, xung quanh lại có nhiều tiểu long chầu vào long mạch chủ. Ông đã cho xây một ngôi “thạch thành” (thành Tây Đô) kiên cố, đủ cả tường cao, hào sâu, trên vùng đất “rồng chầu, rắn cuốn” này.

Tuy nhiên, nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm (1400 - 1407). Ngoài nguyên nhân không được lòng dân, dù có rất nhiều cải cách về kinh tế - xã hội có tính chất toàn diện, có giá trị thực tiễn, nên khi quân Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly đã không tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc (sau đó bị giặc bắt), thì còn có nguyên nhân liên quan đến phong thủy bị phá.

Theo dân gian truyền lại, trước thành Tây Đô có một dãy núi bao quanh giống hình cánh cung, tướng Trần Khát Chân là đại thần của nhà Hồ nhưng có lòng trung với nhà Trần nên không muốn đế nghiệp của nhà Hồ lâu dài bèn khuyên Hồ Quý Ly đắp một con đường phía trước như hình mũi tên và đặt tên là “Tiễn lộ” với lập luận: cung có tên mới đủ vẻ hùng tráng, có cung mà không có tên cũng như vua không có uy. Nhà vua nghe lời. Xét về mặt phong thủy, con đường đó là một “mũi tên độc”. Mặc khác, có ý khiến cho rằng, thành Tây Đô có thế đất không thực sự tốt, chỉ là "long xà ẩm thủy" hoặc "đầu non cuối nước" mà thôi.

Còn rất nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian về việc đi tìm và triệt phá long mạch. Màu sắc huyền bí khiến những câu chuyện này luôn là một đề tài hấp dẫn.

Theo Đầu tư chứng khoán

'Oan án' chủ tịch, bí thư xã theo nhau chết vì... lấp 'long mạch'

Chủ nhật, 09/06/2013 | 09:28
Khoảng 10 năm trở lại đây, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, xảy ra một số trường hợp chết do căn bệnh ung thư. Người phát bệnh một thời gian dài, người tình cờ đi khám mới tá hoả biết mắc bệnh, chỉ vài hôm là qua đời. Không tìm đến những cách lý giải khoa học, một số người ngay lập tức vin vào chuyện… tâm linh.

Kỳ lạ câu chuyện 'long mạch' của một cây cầu vượt

Thứ 5, 30/05/2013 | 10:03
Có nhiều lời đồn đoán rằng TP.HCM xây dựng cầu vượt Thủ Đức theo lời… phán truyền của các thầy phong thủy nên tránh được họa “đứt mạch”. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Những câu chuyện ly kỳ về đại công tử xứ Vĩnh Long

Thứ 6, 21/06/2013 | 16:36
Nam kỳ lục tỉnh đã có nhiều công tử, hầu hết trong số họ đều cậy nhờ gia nghiệp của gia đình mà ăn chơi trác táng, chủ xị trong những cuộc truy hoan.

Cuộc đời của chủ tịch Bảo Long vừa bị bắt

Thứ 2, 17/06/2013 | 08:39
Tất cả những người đã từng gặp Nguyễn Hữu Khai (chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) đều phải thừa nhận đó là một cuộc đời của một con người kì lạ. Từ một anh sinh viên của trường đại học Kiến trúc, sau nhiều năm lăn lộn, “chiến đấu” với đời, với số phận, ông Khai giờ đã trở thành một lương y, thành tổng giám đốc một tập đoàn lớn.