Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã

Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã "hồi sinh" Apple thành đế chế "bất khả chiến bại" như thế nào?

Thứ 6, 11/10/2019 | 08:00
0
Từ một công ty bên bờ vực phá sản, Apple đã vươn lên trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới, thậm chí được đánh giá là công ty đã làm thay đổi cả ngành công nghệ. Người có công lớn nhất, không ai khác chính là CEO Steve Jobs.

Đúng ngày "cá tháng 4" năm 1976, tại Los Altos, California, Steve Jobs và Steve Wozniak đã đồng sáng lập nên Apple tại Los Altos – California. Theo như ban đầu, ngoài hai người này còn có một đồng sáng lập khác là Ronald Wayne.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào?

Chân dung 3 nhà sáng lập Apple.

Ronald Wayne có tuổi đời và tuổi nghề cao hơn hẳn nên được Steve Jobs mời về hợp tác để giúp Apple phát triển bền vững. Tuy nhiên khi Apple còn chưa chính thức ra mắt, Wayne đã kết thúc quá trình làm việc và bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình cho các cổ đông khác trong công ty với giá 800 USD.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 2).

Logo đầu tiên của Apple

Chính Ronald Wayne là người "chấp bút" vẽ nên logo đầu tiên của Apple Inc. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn... 1 năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.

Nơi làm việc chính thức của công ty ngay từ khi mới bắt đầu thành lập chính là gara để xe tại nhà bố mẹ của Steve Jobs. Đây cũng là một điểm chung với "gã khổng lồ tìm kiếm" khi 2 nhà đồng sáng lập Google cũng bắt đầu sự nghiệp ở một gara để xe.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 3).

Gara để xe nhà Steve Jobs - "văn phòng" đầu tiên của Apple.

Thời gian này, người cho ra đời các thiết kế máy tính Apple chính là Steve Wozniak. Trong khi đó, Steve Jobs lại có trách nhiệm quản lý các vấn đề kinh doanh thiết yếu, thuyết phục các nhà đầu tư để mắt đến và "rót vốn" vào Apple.

Nhận thấy tiềm năng của Apple, triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận ra đầu tư một khoản trị giá 250,000 USD, hỗ trợ cho Apple trong suốt giai đoạn non trẻ của công ty này. Theo đó, Markkula nắm trong tay 1/3 số cổ phiếu của Apple lúc bấy giờ.

Năm 1977, Markkula đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc do do cả hai Steve đều quá trẻ để đảm nhận chức vụ CEO vào thời điểm đó.

Clip lịch sử hình thành và quá trình phát triển của thương hiệu tỷ đô Apple

Lịch sử của Apple

“Anh định bán nước ngọt cả đời hay sẽ cùng tôi thay đổi thế giới?”

Năm 1983, John Sculley lên đảm nhiệm CEO mới của Apple (trước đó anh là CEO của hãng nước ngọt Pepsi) sau khi được Steve Jobs thuyết phục với câu nói: “Anh định bán nước ngọt cả đời hay sẽ cùng tôi thay đổi thế giới”

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 4).

Steve Jobs và thương vụ gọi vốn thành công đầu tiên trị giá 250,000 USD

Năm 1984, Apple trở thành tên gọi gần như ai cũng biết đến nhờ đoạn phim quảng cáo 1 phút được đầu từ 1,5 triệu USD. Đoạn phim chỉ được phát sóng duy nhất 1 lần trong sự kiện Super Bowl XVIII. Thời điểm này, máy tính Apple Macintosh mang lại doanh thu cao nhưng vẫn xếp sau IBM. Điều này đã gây nên mâu thuẫn giữa Steve Jobs và Sculley bởi Steve Jobs đã từng thất bại với máy tính Lisa đồng thời máy tính Macitosh cũng không cho doanh thu như mong đợi.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 5).

Steve Jobs thời điểm rời Apple ra mở công ty riêng.

Bán hết cổ phiếu Apple...

Trước mâu thuẫn này, năm 1985 Steve Jobs bắt đầu lên kế hoạch "đảo chính" nhằm "lật đổ vương triều" của John Sculley. Tuy nhiên hầu hết các cổ đông đều đứng về phía Sculley và vì thế Steve Jobs phải rời khỏi công ty. Anh bán lại toàn bộ cổ phiếu và xây dựng công ty mới của mình là công ty máy tính NeXT.

Không lâu sau đó, Steve Wozniak cũng quyết định rời bỏ Apple với lý do không còn cảm hứng làm việc và công ty đang ngày càng sai hướng đi. Từ đây, John Sculley phải nắm cả vận mệnh của Apple.

Năm 1993, máy tính bảng Newton MessagePad ra đời và được tung ra thị trường nhưng lại trở thành cú Flop tệ hại nhất trong lịch sử của công ty này. Do giá bán quá cao (700 USD) và những tính năng không mấy ấn tượng nên sản phẩm này không mang lại doanh số như kỳ vọng, thậm chí rất đáng thất vọng.

Đầu năm 1993, sau nhiều thất bại liên tiếp, John Sculley đã bị HĐQT sa thải vì không đạt chỉ tiêu lợi nhuận. Ngay sau đó Michael Spindler được bổ nhiệm thay thế. Tới năm 1996, chiếc ghế CEO lại “đổi chủ” khi Hội đồng quản trị Apple quyết định đưa Gil Amelio lên nắm quyền.

Vực dậy trên đống tro tàn

Tuy nhiên thời kỳ của Amelio cũng không mang lại thành tựu đáng kể mà thậm chí còn khiến công ty nhiều lần đứng bên bờ vực phá sản. Trước nguy cơ sụp đổ, Amelio đã sáng suốt mua lại công ty máy tính NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD và mời Steve Jobs trở lại vực dậy Apple.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 6).

Steve Jobs được CEO Amelio mời quay trở lại Apple.

Ngày 4/7/1994, Steve Jobs đã thuyết phục ban điều hành bổ nhiệm anh làm CEO. Và sau khi Gil Amelio từ chức, Steve Jobs nhanh chóng nắm lấy cơ hội lên làm CEO để chèo lái con thuyền.

Năm 1997, Apple cho hoạt động chiến dịch quảng cáo “Think Different” với sự tham gia của hàng loại những nghệ sỹ và nhà khoa học nổi tiếng. Trái ngược với các CEO trước, đối đầu với Microsoft thì Steve Jobs hướng Apple đến quan hệ thân thiết và được Microsoft đầu tư 150 triệu USD vào năm 1997.

Năm 1998, Jobs chiêu mộ một chuyên gia có tên Tim Cook để đảm nhận quản lý vận hành toàn cầu của Apple.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 7).

CEO Steve Jobs giới thiệu mẫu iPhone 3 - dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng cực đại tới giới công nghệ.

Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X. Đây là hệ điều hành đã được Steve Jobs nghiên cứu khi đang điều hành công ty riêng NeXT. Mac OS X đã dần dần lấy lại vị trí cho Apple, che lấp những con số trong quá khứ đáng thất vọng và trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.

Thế nhưng năm 2003, Steve Jobs cũng phải đón nhận tin xấu: Ông bị ung thư tuyến tụy. Steve Jobs giữ bí mật thông tin này mãi tới năm 2004.

Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lớn của hãng công nghệ khi giá cổ phiếu Apple tăng từ 6 USD (2003) lên tới 80 USD. Xét về thị phần, Apple vẫn còn thua xa Microsoft, tuy nhiên vị thế của Apple nay đã khác.

Năm 2006, Jobs đã viết đoạn email này tới tất cả nhân viên Apple: "Chào các bạn, có vẻ như Michael Dell không giỏi đoán trước tương lai lắm. Dựa vào giá cổ phiếu ngày hôm nay, Apple có giá trị cao hơn Dell rồi. Cổ phiếu thì vẫn lên xuống như vậy và mọi thứ có thể sẽ rất khác vào ngày mai. Nhưng tôi nghĩ rất đáng để nhìn lại ngày hôm nay."

Sau nhiều đồn đoán, Jobs cuối cùng cũng trình làng iPhone tại sự kiện Macworld Expo vào tháng 1 năm 2007. Đây được coi là chiến thắng rực rỡ cho Apple sau hơn 30 năm hoạt động, cũng là sự ra đời của dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng cực đại – iPhone. Đây chính là một bước ngoặt trong lịch sử chế tạo smartphone, đưa Apple trở thành thương hiệu có giá trị nhất mọi châu lục trong suốt nhiều năm qua.

Ý nghĩa của logo thương hiệu Apple – Trái táo cắn dở

Trước sự nổi tiếng của các thiết bị máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại mang thương hiệu Apple, logo trái táo “cắn dở” trở thành đề tài được nhiều người quan tâm. Đằng sau hình ảnh đơn giản này là rất nhiều câu chuyện, thế nhưng thực tế miếng cắn trên logo Apple này không phức tạp như nhiều người vẫn tưởng.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 8).

Logo của Apple qua các thời kỳ.

Apple đã đăng ký bản quyền logo là trái táo cắn dở sau khi được Rob Janoff thiết kế. Rob Janoff chia sẻ rằng nếu chỉ là một trái táo thông thường thì khi nhìn từ xa trông sẽ không khác nào một trái Cherry. Vì vậy chúng ta có thể hiểu rằng miếng táo cắn dở này chỉ mang tính chất thẩm mỹ mà thôi.

Trước khi Apple sử dụng logo là trái táo cắn dở, ít ai biết rằng logo ban đầu của thương hiệu lại là liên hệ với câu chuyện quả táo của Newton. Logo này do Ronald Wayne vẽ nhà khoa học Issac Newton ngồi dưới gốc cây táo và có một đoạn thờ trên đường viền bức tranh. Tuy nhiên Steve Jobs không hài lòng với mẫu logo này và trước sự kiện ra đời máy tính màn hình màu sắp tới, anh đã tìm tới nhà thiết kế và giao yêu cầu “Đừng làm cho nó trông dễ thương”.

Steve Jobs đã chọn trái táo cắn dở làm logo cho thương hiệu Apple trước hai phương án là trái táo bình thường và trái táo cắn dở bởi sự khác biệt và cá tính. Nhiều người lại cho rằng Jobs chọn logo này vì ông muốn nhấn mạnh rằng không có điều gì là hoàn hảo và ông mong muốn Apple sẽ luôn nhận thức được điều này để hướng đến sự hoàn hảo hơn.

Chính vì vậy ngay từ khi trái táo được chọn đăng ký logo độc quyền cho đến nay, Apple vẫn chưa hề có ý định thay đổi. Mặc dù có thể thay đổi ở màu sắc, họa tiết hay cân chỉnh lại sự đối xứng hình học.

Tiêu dùng & Dư luận - Đang trên bờ vực phá sản, Steve Jobs đã 'hồi sinh' Apple thành đế chế 'bất khả chiến bại' như thế nào? (Hình 9).

Iphone 11 Pro Max - dòng iPhone mới nhất của Apple.

Có thể thấy rằng, Apple được như ngày hôm nay là một quãng đường dài, trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố. Hiện nay trên toàn thế giới không một đối thủ nào có thể vượt được những doanh số mà Apple thu được hàng năm.

Đình Văn (Tổng hợp)

Ba ông tổ của Coca-cola và công thức pha chế tối mật đưa thương hiệu lên đỉnh cao

Thứ 3, 08/10/2019 | 08:02
Biến hóa khôn lường theo nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng chính là một trong những nhân tố then chốt giúp Coca-Cola vượt qua đối thủ Pepsi để có đỉnh cao như ngày hôm nay.

Đấu giá chữ ký của Steve Jobs và máy tính Apple 1 gần 16 tỷ đồng

Thứ 3, 26/09/2017 | 07:18
Chữ ký của Steve Jobs trên tạp chí Newsweek và chiếc máy tính đầu tiên của Apple đều đã được đăng ký đấu giá nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiếc iPhone đầu tiên của hãng.

Apple phát hành sách ảnh tưởng nhớ CEO Steve Jobs

Thứ 2, 21/11/2016 | 00:11
Apple mới công bố sản phẩm mới nhất của mình – một cuốn sách ảnh, bao gồm 450 bức ảnh sản phẩm của Apple qua các thời kỳ.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Giá cà phê neo cao kỷ lục và những dự báo

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:31
Dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 dự kiến tiếp tục giảm so với vụ hiện tại nếu tính trạng khô nắng vẫn tiếp diễn.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.

Bỏ cua vào hộp nhựa thả ở ngã ba sông, sau 3 tháng đã cho thu hoạch

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Khu vực người dân xã Duy Ninh chọn để nuôi cá lồng kết hợp nuôi cua thịt là đoạn ngã ba sông, giao giữa các sông: Kiến Giang, Long Đại, Nhật Lệ.

Du lịch Sầm Sơn 2024 có gì mới?

Thứ 2, 15/04/2024 | 20:00
Ngoài những sản phẩm du lịch sẵn có, năm nay Sầm Sơn chào đón dự án công viên nước Sun World Sầm Sơn đi vào hoạt động, tạo điểm nhấn mới cho thành phố du lịch này.

Kiên Giang: Thu ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:31
Nhiều chỉ tiêu của tỉnh Kiên Giang đạt khá so với cùng kỳ, một số khu vực và sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho EU

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Với lượng xuất khẩu 652 nghìn tấn cà phê, giá trị đạt 1,53 tỷ EUR (1,66 tỷ USD), Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 cho EU trong năm 2023 tính theo sản lượng.

"Giải mã" cú quay đầu giảm mạnh của hồ tiêu trong tuần qua

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:24
Tuần qua giá tiêu giảm, tuy vậy, tính chung vụ thu hoạch 2024, giá hồ tiêu tăng trở lại đem đến nhiều kỳ vọng cho người trồng.

Ngăn chặn phương tiện vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:55
Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, thu giữ gần 700 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh, chạm mốc 85,5 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:32
Trưa 15/4, giá vàng miếng SJC bất ngờ nhảy vọt và lập mốc đỉnh chưa từng có trong lịch sử, lên tới 85,5 triệu đồng/lượng.

Tìm đường "lên đời" cho hạt gạo Mường Thanh

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:11
Những năm vừa qua, giá trị và thương hiệu của hạt gạo Điện Biên ngày càng được nâng cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của mảnh đất biên cương.