ĐBQH băn khoăn Quảng Nam xây thủy điện có vì lợi ích của dân không?

ĐBQH băn khoăn Quảng Nam xây thủy điện có vì lợi ích của dân không?

Thứ 2, 17/07/2017 | 06:00
0
"Tôi không hiểu vì sao, Quảng Nam lại đề xuất xây thêm 4 nhà máy thủy điện. Cần rà soát lại, thủy điện có thực sự vì lợi ích của người dân hay không?", ĐBQH Trần Thị Dung trăn trở.

Đề xuất xây thêm 4 nhà máy thủy điện ở địa bàn huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đang khiến dư luận xã hội lo lắng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Thị Dung cũng bày tỏ sự bất ngờ với đề xuất này của tỉnh Quảng Nam. Dưới đây là cuộc trao đổi của PV báo Người Đưa Tin với vị ĐBQH xung quanh đề xuất xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện của tỉnh Quảng Nam.

Xã hội - ĐBQH băn khoăn Quảng Nam xây thủy điện có vì lợi ích của dân không?

 ĐBQH Trần Thị Dung.

PV: Tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam gửi HĐND tỉnh về việc quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn đặt vấn đề cấp thiết xây dựng 4 dự án thủy điện ở huyện Nam Trà My. Qua theo dõi thông tin, bà có băn khoăn gì về điều này không?

ĐBQH Trần Thị Dung: Vấn đề thủy điện ở miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã nhận được rất nhiều quan tâm của các ĐBQH tại nghị trường. Hiện, tôi thấy Quảng Nam đã quá nhiều nhà máy thủy điện, làm khô cạn dòng nước. Tôi thực sự không biết căn cứ vào đâu, Quảng Nam lại có đề xuất này. Tôi nghĩ đề xuất không hợp lòng dân. Với cái “rốn” động đất như Nam Trà My, cần cân nhắc kỹ khi đề xuất.

Đi kèm với thủy điện là tàn phá rừng. Luật quy định phải trồng bù lại diện tích rừng đã mất là điều không bao giờ thực hiện được. Kèm theo đó là ảnh hưởng môi trường, đời sống người dân. Mất đi diện tích đất canh tác, đời sống người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn.

PV: Mục đích cuối cùng của xây dựng thủy điện là phục vụ lợi ích của nhân dân. Đề xuất 4 dự án thủy điện ở Nam Trà My, liệu lợi ích của nhân dân có thực sự được đảm bảo?

ĐBQH Trần Thị Dung: Người dân sẽ sống bằng gì khi diện tích đất canh tác, đất rừng ngày càng thu hẹp? Nhiều năm qua, Thủy điện sông Tranh 2 đã khiến cuộc sống của người dân nhiều bất ổn. Nếu làm thêm thủy điện cần phải lấy ý kiến của người dân, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cấp gần dân nhất đến cấp huyện. Họ sẽ nắm rõ đời sống người dân hiện nay như thế nào, khó khăn ra sao. Quan trọng nhất là ý kiến người dân vùng trực tiếp đặt thủy điện.

Tôi không hiểu vì sao, Quảng Nam lại đề xuất xây thêm 4 nhà máy thủy điện như vậy. Cần rà soát lại tính cấp thiết của việc xây dựng này. Thực sự có vì lợi ích của người dân hay không?

PV: Việc phát triển “nóng” các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã để lại nhiều hệ lụy khiến cơ quan chức năng đau đầu tìm phương án giải quyết. Bằng chứng là, bộ Công Thương từng loại bỏ hàng trăm dự án kiểu này khỏi quy hoạch. Dường như, xu hướng đua nhau xin xây thủy điện đang quay trở lại. Có điều gì đó bất ổn không, thưa bà?

ĐBQH Trần Thị Dung: Đúng như vậy. Xây dựng thủy điện vừa và nhỏ đã khiến chúng ta mất một thời gian dài rà soát, tốn kém. Nhiều người quan tâm đến thủy điện chắc hẳn cũng sửng sốt. Tôi thực sự rất bất ngờ và lo lắng về vấn đề này.

Lo lắng nhất của tôi là việc tiếp tục một đường mòn, tưởng rằng đã chấm dứt từ lâu. Đường mòn ấy chính là ồ ạt xây quá nhiều công trình thủy điện nhỏ và vừa giết chết những dòng sông, tàn phá môi trường. Tưởng rằng qua chỉ đạo của Chính phủ, nhiều kỳ họp ĐBQH lên tiếng và bộ, ngành, địa phương rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ, thì việc xây dựng đã chấm dứt. Nhưng rõ ràng, nó đang có biểu hiện quay trở lại.

Tất nhiên, bất cứ dự án nào khi đưa ra cũng có tính cấp thiết của nó. Nhưng tôi không hiểu căn cứ yêu cầu, tính cấp thiết nào đề Quảng Nam đề xuất?

PV: Đề xuất không tính toán kỹ gây hoang mang dư luận người dân, cá nhân và đơn vị đưa ra đề xuất này phải chịu trách nhiệm thế nào, thưa bà?

ĐBQH Trần Thị Dung: Chính quyền Quảng Nam phải biết rõ vấn đề này hơn ai hết. Trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương. Từ trước đến nay, chúng ta chưa thực hiện xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể trong những vấn đề như thế này. Có lẽ, mỗi cá nhân trong tập thể đã quyết định đề xuất cần phải xem xét lại, đề xuất của mình đã thực sự xuất phát từ lợi ích nhân dân hay chưa?

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Dương Thu (thực hiện)

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.