ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giáo dục không thể là một hàng hóa được

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giáo dục không thể là một hàng hóa được

Nguyễn Thị Hường
Thứ 6, 01/06/2018 | 18:18
1
“Khi dùng từ “giá” khiến dư luận cảm thấy có vẻ như nó là một thứ hàng hóa. Giáo dục thì không thể là một hàng hóa được”, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nhìn nhận.

Giáo dục không thể là một hàng hóa được!

Ngày 30/5, trình bày trước Quốc hội các nội dung sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. Ngay sau đó, dư luận có nhiều ý kiến phản ứng về thuật ngữ trên.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin liên quan đến vấn đề trên, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết: “Trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học có quy định “giá dịch vụ đào tạo”. Điều này là bởi vì từ trước đến nay người ta thu học phí dựa trên cơ sở luật Phí và Lệ phí. Theo đó, học phí được quy định cứng, do Nhà nước ấn định. Các trường cứ dựa vào đó mà thu.

Thế nhưng bây giờ thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà nước không cung cấp tiền cho các trường, không ấn định các trường phải đào tạo chừng nào, mà các trường tự xác định chương trình dạy, xác định chi phí của mình và tự thu tiền.

Vậy thì dựa trên cơ sở nào để thu tiền? Các trường phải xác định ra giá của dịch vụ đào tạo đấy, từ đó mới thu học phí dựa trên giá đấy.

Như vậy, học phí là khoản tiền phải thu của người học nhưng cơ sở để thu học phí là dựa trên giá dịch vụ đào tạo”.

Đại biểu Cường phân tích thêm: “Ngày trước, sinh viên đi học cũng phải nộp học phí nhưng học phí là dựa trên luật Phí và Lệ phí. Còn bây giờ, sinh viên đi học sẽ nộp học phí dựa trên giá của dịch vụ đào tạo. Đó là 2 phạm trù khác nhau.

Ví dụ như giá của 1 tín chỉ là 1 triệu đồng. Như ngày xưa thì Nhà nước ấn định giá đấy, các trường cứ việc thu và người học thì cứ phải chấp nhận. Nhưng bây giờ người ta không để như thế nữa, các trường phải xác định. Ví dụ trường này đào tạo như thế này, sản phẩm ra như thế này thì phải 2 triệu đồng/1 tín chỉ. Nhưng trường khác lại là 1,5 triệu đồng.

Giả sử 1 kỳ anh học 10 tín chỉ, nhân với 1,5 triệu đồng là 15 triệu đồng chẳng hạn. Thì 15 triệu đồng đấy được gọi là học phí của 1 kỳ”.

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giáo dục không thể là một hàng hóa được

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Ảnh: Nguyễn Hường).

Theo ông Cường: “Tuy nhiên, khi dùng từ “giá” khiến dư luận cảm thấy có vẻ như nó là một thứ hàng hóa. Giáo dục thì không thể là một hàng hóa được.

Nhà nước quy định rất rõ, anh xác định giá dịch vụ đào tạo đó như thế nào. Tức là cái gì được xác định vào giá dịch vụ đào tạo?

Nếu là một hàng hóa thông thường, anh muốn tính bao nhiêu lợi nhuận và người mua chấp nhận thì Nhà nước không can thiệp. Nhưng giá dịch vụ đào tạo thì Nhà nước phải kiểm soát.

Chính vì thế phải đưa vào luật. Anh không được quyền tự xác định như giá hàng hóa thông thường. Có nghĩa đó không phải là hàng hóa.

Các khoản như tiền lương giáo viên, tiền chi phí cho giảng dạy trên giảng đường, tiền thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho sinh viên như thế nào, tiền sinh viên được hưởng tiện ích thư viện điện tử ra sao… Tất cả những thứ đấy phải được công bố công khai trong cấu thành của giá.

Khi người học đóng tiền thì sẽ biết mình được hưởng các dịch vụ học như thế nào. Tức là người ta được quyền kiểm soát sản phẩm mà người ta bỏ tiền.

Tất nhiên, tiền mà người đi học phải trả cho cơ sở giáo dục đào tạo vẫn gọi đó là “học phí”. Như thế để tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại hóa trong giáo dục”.

Trường công - trách nhiệm xã hội phải cao

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: “Các trường ngoài công lập, giảng đường, nhà xưởng là của tư nhân bỏ tiền ra. Còn trường công lập thì trường đấy, đất đấy là Nhà nước bỏ ra. Nó khác nhau cơ bản nhất là chỗ này. Còn những vấn đề khác là như nhau, việc trả lương cho giáo viên, các trường công lập cũng tự chủ.

Trường ngoài công lập, anh được quyền xác định lợi nhuận. Sau khi thu tiền về, anh trả lương và các khoản chi phí khác đi rồi, khoản lãi còn lại anh có thể chia cho những người có cổ phần.

Nhưng trường công lập thì không thể có lợi nhuận, nó gọi là phi lợi nhuận.

Tức là anh thu bằng này tiền, anh làm gì đều phải công khai ra xã hội. Sau khi anh chi trả rồi, phần lợi nhuận anh phải đưa vào quỹ tích lũy. Quỹ này để xây dựng thêm trường, tôn tạo cơ sở, làm cho cơ sở đào tạo đó tốt lên.

Thứ hai, đối với những trường công lập anh phải có trách nhiệm xã hội.

Chẳng hạn, anh phải dành 1 tỷ lệ học phí bao nhiêu %, để anh cấp học bổng cho những người không có khả năng đóng học phí. Bắt buộc anh phải làm việc đấy để cho những học sinh con nhà nghèo mà học giỏi hoặc hoàn cảnh đặc biệt, vẫn có thể theo học trường đại học tốt. Càng là trường công, trách nhiệm càng phải cao hơn”.

ĐBQH: Tai nạn nếu do lỗi chủ quan của ngành đường sắt, người đứng đầu nên nghĩ tới văn hóa từ chức!

Thứ 5, 31/05/2018 | 07:10
Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn xung quanh vấn đề liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng trong những ngày qua.

ĐBQH Phạm Tất Thắng: “Anh rể với em vợ càng không nên có ứng xử bạo lực”

Thứ 3, 29/05/2018 | 09:00
“Về mặt ứng xử văn hóa thì cũng không nên có hành xử mang tính bạo lực trong gia đình” - Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng nói về vụ MC Minh Tiệp của VTV bị em vợ tố “bạo hành”.

ĐBQH: “Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như có phép biến hóa giữa lỗ và lãi”

Thứ 2, 28/05/2018 | 17:25
Thảo luận ở hội trường ngày 28/5, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nêu: “Người ta nói rằng, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như có phép thần thông biến hóa giữa lỗ và lãi”.

ĐBQH: 18 tháng tù treo cho bị cáo 77 tuổi dâm ô trẻ em chưa thể đủ sức răn đe

Thứ 7, 26/05/2018 | 18:45
Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chiến khi nói về vụ án bị cáo 77 tuổi dâm ô trẻ em, xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu đang khiến dư luận xôn xao, phản ứng.

ĐBQH: Một dự án phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức đầu tư là không thể được!

Thứ 5, 24/05/2018 | 18:45
Liên quan đến vấn đề các dự án đầu tư công phải điều chỉnh hàng chục lần với giá trị rất lớn, Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền cho rằng, điều đó là không thể chấp nhận.
Cùng tác giả

Thống nhất chuyển trạng thái mục tiêu trong chống dịch Covid-19

Thứ 7, 25/09/2021 | 19:38
Sẽ chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Bộ Công an lý giải về 58 thí sinh đạt từ 29,25 điểm vẫn trượt NV1

Thứ 7, 25/09/2021 | 18:07
Ngày 25/9, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã lý giải về việc 55/58 thí sinh đạt 29,5 điểm trở lên vẫn trượt nguyện vọng vào trường công an.

Thủ tướng yêu cầu Công an xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch

Thứ 5, 23/09/2021 | 13:28
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch.

Nóng: Khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên

Thứ 5, 23/09/2021 | 12:59
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phối hợp với Công an tỉnh Điện Biên khởi tố, bắt giam Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cùng đồng phạm.

Cục Cảnh sát Hình sự rà soát đơn tố cáo bà Phương Hằng

Thứ 5, 23/09/2021 | 10:57
Luật sư đại diện pháp lý cho vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên xác nhận, đã nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
Cùng chuyên mục

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Xử lý người ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:09
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn giao Công an huyện kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường.

Thêm nhiều địa phương điều chỉnh phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:13
Hiện nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội xem xét kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên vụ cháy chung cư mini

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:57
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện quy trình kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Sáu trường ở Tp.HCM sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 6

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:26
Năm học 2024-2025, Tp.HCM dự kiến tổ chức khảo sát vào lớp 6 ở 6 trường THCS, trong đó có khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.