ĐBQH lo lắng phòng, chống tham nhũng chỉ là bề nổi

ĐBQH lo lắng phòng, chống tham nhũng chỉ là bề nổi

Dương Thị Thu
Thứ 5, 31/05/2018 | 20:21
1
Bày tỏ ý kiến của mình tại phiên thảo luận ở tổ về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), ĐBQH Bùi Đặng Dũng lo lắng diễn biến tham nhũng ngày càng tinh vi.

Chiều 31/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, thảo luận tại tổ về dự án luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi).

ĐB Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang) bày tỏ sự phân vân và lo lắng vì trên thực tế, tham nhũng còn diễn biến hết sức phức tạp.

“Tôi có cảm giác việc phòng chỉ bề nổi còn diễn biến tham nhũng ngày càng tinh vi hơn. Việc có chức, có quyền, có điều kiện là người ta tìm mọi cách thể hiện quyền của mình để tham nhũng. Trong thực tế phong phú lắm, ví dụ trường hợp 1 gia đình ở Hà Nội đi khai tử cho bố thì người ta cũng hành, vòi vĩnh để có được cái gì đó, thì có phải làm tham nhũng không?”, ông Dũng nêu ví dụ.

ĐBQH Bùi Đặng Dũng cũng cho rằng, hiện tại, việc kê khai tài sản của các cán bộ còn hình thức cùng với việc kiểm tra kê khai cũng khó. “Theo tôi, chúng ta nên theo 4 điểm không mà các nước tiên tiến đang làm: Không cần tham nhũng; không muốn tham nhũng đó là đánh giá cao sự tự trọng của công chức, viên chức, nếu tham nhũng là sự sỉ nhục; không dám tham nhũng nếu pháp luật của chúng ta nghiêm trị; không thể tham nhũng đó là luật pháp chặt chẽ khiến các đối tượng không có cách nào để tham nhũng”, ĐBQH Bùi Đặng Dũng nêu ý kiến.

ĐBQH lo lắng phòng, chống tham nhũng chỉ là bề nổi

Bộ trưởng bộ Tư pháp Lê Thành Long tại buổi thảo luận tổ chiều 31/5.

Bộ trưởng bộ Tư pháp Lê Thành Long cho ý kiến về thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực ngoài Nhà nước quy định tại Điều 100 và Điều 103 của dự thảo Luật. “Để làm ra tấm ra món có kết quả thì việc thanh tra, kiểm tra rất cần thiết. Tôi thống nhất nhưng cần quy định chặt chẽ về căn cứ trình tự và thủ tục tiến hành thanh tra có khác gì với thanh tra thông thường hay không. Chúng ta đặt mục tiêu là kiểm tra phòng, chống tham nhũng tại doanh nghiệp và các tập đoàn nhưng không bị lạm dụng, gây khó khăn, tăng chi phí đầu cho các doanh nghiệp. Đây là điểm cần lưu ý”, ĐBQH Lê Thành Long nói.

Về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 32 dự thảo luật), ĐBQH Lê Thành Long nhất trí với phương án 1 vì cho rằng, phương án này có ưu điểm khắc phục được tình trạng dàn trải của cấp quản lý các cơ quan hiện nay, nếu cần thiết tăng bộ máy để đạt được hiệu quả.

Về nội dung này, buổi sáng cùng ngày, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đã nêu ra 2 phương án.

Phương án 1: Giao cho Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương (nơi không có cơ quan thanh tra), thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập đối với những người có nghĩa vụ kê khai khác công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Chính phủ lựa chọn phương án này.

Phương án 2: Đối với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương thì thực hiện như phương án 1.

Đối với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án Nhân dân, viện Kiểm sát Nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì giao cho cơ quan Trung ương của các cơ quan, tổ chức này kiểm soát tài sản, thu nhập; đối với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ thì giao cho các cơ quan này kiểm soát; đối với người có nghĩa vụ kê khai là đại biểu Quốc hội chuyên trách thì giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm soát.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành với phương án 2 của dự thảo Luật. Phương án này đã tăng cường hơn tính tập trung, khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải quá nhiều đầu mối cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập như hiện nay nhưng cũng không gây xáo trộn lớn về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị đang làm công tác này.

Đồng thời, so với luật PCTN hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều trường hợp bắt buộc phải xác minh tài sản, thu nhập; bổ sung cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập nhiều nhiệm vụ mới  thì việc giao cho một đầu mối cơ quan kiểm soát là khó khả thi (các nhiệm vụ mới trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập; trách nhiệm tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp kết luận xác minh bị khởi kiện …).

Việc lựa chọn phương án này cũng hạn chế tăng áp lực công việc đối với cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập. Bên cạnh đó, với tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của các cơ quan thanh tra hiện nay thì chỉ riêng việc thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng đã quá tải.

Vì vậy, việc tập trung đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập cho hệ thống cơ quan thanh tra như phương án 1 sẽ không khả thi nếu không bổ sung thêm biên chế, bộ máy; ngược lại nếu bổ sung thêm biên chế, bộ máy thì lại không thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng về thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

Mặt khác, việc giao cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các cơ quan Đảng, Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án Nhân dân, viện Kiểm sát Nhân dân cũng chưa thật phù hợp với cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức hệ thống chính trị và phân cấp quản lý cán bộ ở nước ta hiện nay.

Một số ý kiến tán thành với phương án 1 của dự thảo Luật vì cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua là do phân tán thẩm quyền, thiếu bộ máy, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, việc giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình cũng khó bảo đảm khách quan.

Do đó, việc dự thảo Luật quy định đơn vị chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập và giao cho hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ này là cần thiết và phù hợp. Phương án này sẽ tạo điều kiện để từng bước chuyên nghiệp hóa hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; giúp tập trung đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ, tập trung nhân lực, vật lực cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với quy định này thì việc tăng thêm tổ chức bộ máy, biên chế cho cơ quan thanh tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới được giao thêm là không tránh khỏi.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được Quốc hội xem xét theo quy trình 3 kỳ họp, dự kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật này.

 

Thảo luận luật Phòng, chống tham nhũng: “Công khai minh bạch để tự hào về tài sản của mình”

Thứ 5, 31/05/2018 | 17:39
Thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều ý kiến bày tỏ cần kiểm soát chặt chẽ tài sản của quan chức, tránh “sân sau” và sợ kê khai tài sản.

Trung ương quy định trách nhiệm, thẩm quyền của UBKT trong phòng, chống tham nhũng

Thứ 4, 30/05/2018 | 20:00
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư vừa ký Quy định số 01-QĐi/TW quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Điểm "nghẽn" lớn nhất trong phòng chống tham nhũng?

Thứ 2, 19/03/2018 | 20:08
“Tài sản 10 năm nay liên quan đến tham nhũng chỉ thu được khoảng 10%. Đây là điểm nghẽn lớn nhất trong công tác phòng chống tham nhũng và cần tìm ra giải pháp thu hồi”, TS. Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Từ 1/7, tiền lương tính đóng BHTN cao nhất có thể gần 100 triệu đồng

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:30
Từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng thêm 6%. Do đó, tiền lương tháng dùng để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ có sự điều chỉnh.

Hải Phòng: Dành 1,3 tỷ tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:35
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Tp.Hải Phòng tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên 2.000.000 đồng/người.

Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa".

5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:21
Người lao động cần biết 5 khoản tiền mình có thể nhận sau khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Phòng: Dành 1,3 tỷ tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:35
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Tp.Hải Phòng tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên 2.000.000 đồng/người.

Từ 1/7, tiền lương tính đóng BHTN cao nhất có thể gần 100 triệu đồng

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:30
Từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng thêm 6%. Do đó, tiền lương tháng dùng để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ có sự điều chỉnh.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.