Đi chùa đầu năm: Tranh nhau... cầu an

Đi chùa đầu năm: Tranh nhau... cầu an

Đào Lan Anh
Thứ 4, 20/02/2019 | 06:00
1
Có mấy ai đi chùa để vãn cảnh, để tìm chốn an yên đầu năm mà không sắm sửa chút lễ vật rồi lầm rầm khấn vái, mong cho một năm được nhiều tài nhiều lộc?

Kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng đủ đầy, ấm no. Nhưng gắn liền với phát triển kinh tế vẫn còn những khiếm khuyết khó có thể lấp đầy về văn hoá, tín ngưỡng.

Nói đơn cử như việc đi lễ chùa đầu năm. Từ lâu, nó được coi là một nét đẹp văn hóa tâm linh đối với mỗi gia đình, con người. Nhưng có mấy ai đi chùa chỉ để vãn cảnh, để tìm chốn an yên đầu năm? Càng có điều kiện, thì người ta lại càng mâm cao cỗ đầy vác đến đền này, chùa nọ... Và tất nhiên, chẳng ai sửa soạn cho mâm lễ thật hậu, thật hoành tráng chỉ để tỏ tấm lòng thành mà không xin một điều gì đó cho bản thân.

Rồi họ biện minh “trần sao âm vậy”, người ta đem cả văn hóa xin cho vào nơi cửa Phật - thánh - thần...

Họ cầu gì, xin gì?

Dân văn phòng cầu cho bản thân sức khỏe, trong khi chẳng bao giờ thấy luyện tập thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Người làm ăn cầu phúc, cầu lộc, cầu tài... trong khi có những người chẳng bao giờ thấy cố gắng phấn đấu trong công việc, cuộc sống; cũng chẳng thấy gieo mầm thiện lành.

Xã hội đen, tín dụng đen, cờ bạc... cũng sắm cái lễ đầy đặn cầu “công việc hanh thông”. Không ít kẻ “tâm xà” mà đến đền, đến chùa bỗng “khẩu phật” rồi xin đủ thứ trên đời.

...

Mới đây, hàng ngàn người đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để tham dự lễ cầu an, cúng sao giải hạn. Không hiểu họ cầu an để làm gì, khi chính họ đang gieo những cái nhân đe dọa đến sự an toàn của bản thân mình và người khác?

Người dân đến chùa làm lễ, ngồi tràn cả đường Tây Sơn, leo lên cả cầu vượt Ngã tư Sở - nơi có mật độ giao thông đông nhất nhì Thủ đô.

Chưa kể, có những năm, người dân tranh nhau "cướp" lộc mỗi khi kết thúc nghi lễ cầu an. Họ hy vọng, "cướp" lộc được của người khác sẽ khiến bản thân mình hưởng nhiều phúc đức hơn, may mắn, suôn sẻ hơn.

Cái tư tưởng “cứ đi, cứ cầu, được thì được, không được thì thôi” nhìn qua thì thấy bình thường, nhưng nhìn lại thì là một sự lãng phí lớn. Thử nhẩm tính mà xem, số tiền quy từ mâm lễ, vàng mã cho những hoạt động cúng bái đầu năm nếu quy ra tiền, nhiều người nghèo có thêm bữa cơm, ngôi nhà, cái quần cái áo...

Tôi không vô sư vô sách hay phỉ báng thánh thần, nhưng nhìn vào cách người dân đi lễ đầu năm mới thấy, chùa chiền, miếu mạo dường như là nơi phản ánh rõ nhất sự bất an, mất niềm tin vào chính bản thân của con người. Họ có thể dâng sao, làm đủ thứ nhưng dường như cái cần nhất là tin vào bản thân mình, sống tốt từng ngày thì họ lại đang dần đánh mất.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Khai hội Xuân chùa Keo - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thứ 6, 08/02/2019 | 11:33
Chùa Keo Thái Bình – di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa tổ chức khai hội Xuân Kỷ Hợi 2019. Đây là ngôi chùa ẩn chứa và lưu giữ nhiều giá trị đăc biệt về lịch sử và tôn giáo.

Đi lễ hội chùa Hương nhất định phải nằm lòng các bí quyết này

Thứ 7, 09/02/2019 | 08:00
Vào mồng 6 tháng Giêng, người người lại nô nức dự hội chùa Hương, cầu cho một năm mới bình an, may mắn, phát tài. Tuy nhiên, khi đi lễ đầu năm tại chùa Hương bạn nhất định phải nằm lòng các bí quyết này.
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.