Điểm thi Lịch sử thấp kỷ lục: Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp?!

Điểm thi Lịch sử thấp kỷ lục: Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp?!

Uông Hải Yến
Thứ 5, 12/07/2018 | 22:23
0
Những thông tin mới về điểm thi Lịch sử năm 2018 khiến dư luận không khỏi băn khoăn nguyên nhân và cách giải quyết của bộ GD&ĐT thời gian tới sẽ thế nào?

Từ nhiều năm nay, điểm môn Lịch sử vô cùng thấp. Với thực trạng nhiều học sinh lười học môn Lịch sử thì nhiều người dễ dàng cho rằng do học sinh có vấn đề. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì một môn học mà không thu hút được học sinh thì lỗi không hẳn chỉ là do các em.

Có một sự thật đáng buồn là ở hầu hết các trường, Lịch sử được coi là môn phụ nên học sinh thường không chú trọng học. Sự việc đã xảy ra thì cả lãnh đạo ngành, giáo viên và học sinh đều có một phần trách nhiệm.

Môn Lịch sử không phải môn học có thể diễn tả bằng những câu chuyện. Nếu đơn thuần như vậy thì chẳng khác nào học Văn học.

Học sử cũng không chỉ là các con số, mặc dù không có các con số thì không có sự kiện lịch sử nhưng nó còn là nguyên nhân, ý nghĩa, tác động của sự kiện.

Điểm thi Lịch sử thấp kỷ lục: Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp?!

Môn Lịch sử đang ở báo động đỏ.

Học sử cũng không phải chỉ là để biết quá khứ, mà còn để rèn luyện phương pháp tư duy "lịch sử" trong những hành động hiện tại, luôn biết nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống một cách thấu đáo có căn nguyên, có tác động và đưa ra những phán đoán cho tương lai...

Vậy nguyên nhân sâu xa của tình trạng điểm Lịch sử ngày càng thấp và học sinh "sợ" môn học này là hậu quả lâu dài của chương trình nặng nề, cách dạy và học quá cứng nhắc, khô khan của môn Lịch sử chăng?

Trong các cuộc họp báo, bộ GD&ĐT luôn khẳng định việc dạy và học Lịch sử đã đổi mới, đề thi không bắt các em phải nhớ máy móc mà hướng đến việc hiểu và yêu thích môn học này.

Nhưng liệu đổi mới và sáng tạo theo cách mà Bộ nói liệu đã khoa học và hiệu quả hay chưa? Có lẽ chẳng cần ai lên tiếng mà chính nhìn từ thực tế, kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua lại cho ra con số ngược lại, một năm điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục.

Trước đó, kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013 cả nước có hơn 1.000 thí sinh đạt điểm 0 môn Lịch sử. Đến năm 2018, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ tính riêng TP.HCM, điểm thi Lịch sử chỉ có 80,9% thí sinh đạt điểm dưới trung bình và chỉ 19,1% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên.

Điểm thi Lịch sử thấp kỷ lục: Câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp?! (Hình 2).

Phổ điểm môn Lịch sử năm 2018 (Nguồn Thanh Niên).

Một con số đáng buồn và đáng báo động, nếu bộ GD&ĐT cứ mãi loanh quanh và "ru ngủ" học sinh bằng những tư duy thiếu tầm chiến lược như vậy thì đó là vấn đề rất đáng lo ngại. Hơn ai hết, người đứng đầu ngành cần phải nhìn thẳng vào sự yếu kém của phương pháp dạy học để có những bước tiến thực sự.

Thực tế trên cho thấy, muốn khôi phục chất lượng của giáo dục môn Lịch sử, Bộ cần đổi mới căn bản và toàn diện cả hệ thống môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông từ nhận thức, vị thế. Bên cạnh đó không quên yêu cầu giáo dục lưu tâm đến việc xây dựng lại chương trình, SGK và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thay đổi cả cách dạy, cách học và cách thi.

Các tiết lịch sử cũng nặng về số liệu thống kê nên mỗi tiết Lịch sử đáng ra phải lôi cuốn thì lại khô khan. Học sinh cần cảm nhận được những tháng ngày quá khứ qua những câu chuyện dễ hiểu, chứ không phải nhồi nhét số liệu.

Vậy tại sao chúng ta không thử một phương pháp dạy mới hơn là để học sinh tự tư duy? Từ một gợi ý, có thể dẫn đến nhiều hướng tư duy khác nhau, kích thích hứng thú tìm hiểu, từ đó rút ra bài học cho bản thân, thay vì ép học sinh phải học thuộc lòng theo sách giáo khoa để rồi môn học này trở nên khô khan khi lẽ ra nó truyền tải niềm yêu thích.

Kiến thức lịch sử không thể củng cố lại chỉ trong một giờ, một ngày, mà phải thực hiện trong thời gian dài, một tháng, một năm hoặc lâu hơn. Song, chúng ta không nên bỏ cuộc. Tất cả đều có thể bằng một sự bắt đầu...

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 

TP.HCM: Hơn 80% thí sinh dưới điểm trung bình trong môn Lịch sử

Thứ 2, 09/07/2018 | 14:30
Đại diện sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, vừa có số liệu thống kê điểm thi của thí sinh ở tất cả các môn thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.