Điều gì ẩn sau con số lạm phát toàn phần ở Nhật?

Điều gì ẩn sau con số lạm phát toàn phần ở Nhật?

Thứ 2, 22/11/2021 | 18:24
0
Mặc dù lạm phát ở Nhật Bản ít “kịch tính” hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, chi phí năng lượng tăng đang trở thành một vấn đề nan giải.

Khi mùa đông ập đến, người dân và doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu cảm nhận được tác động của tình trạng giá năng lượng tăng cao đang siết chặt ngân sách trên toàn cầu.

Tỉ lệ lạm phát chính thức của Nhật Bản có vẻ khiêm tốn theo tiêu chuẩn toàn cầu. Nhưng ẩn sau con số lạm phát toàn phần là những đợt tăng giá chóng mặt ở một số mặt hàng chủ chốt, trong đó có năng lượng.

Giá xăng tăng vọt lên mức đỉnh 7 năm trong tháng 11 này, và Chính phủ Nhật tiếp tục dự báo nguồn cung điện eo hẹp nhất trong một thập kỷ vào mùa đông năm nay. Giá dầu đang đẩy chi phí sản xuất điện lên cao khi kiểu thời tiết La Nina khiến nhiệt độ lạnh hơn bình thường ở Bắc Á.

Chi phí năng lượng cao hơn khiến giá tiêu dùng tháng 10 ở Nhật Bản tăng tháng thứ hai liên tiếp. Giá tiêu dùng, không bao gồm thực phẩm tươi sống, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, Bộ Nội vụ Nhật Bản cho biết. Kết quả này phù hợp với dự báo trung bình từ các nhà phân tích.

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu như vận tải và sản xuất kim loại bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng tác động của tình trạng giá năng lượng tăng có thể được cảm nhận trên toàn quốc.

“Rõ ràng là lạm phát hơn nữa sẽ không phải là tin tức đáng hoan nghênh”, Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life, cho biết.

Với tốc độ tăng lương trì trệ, “việc tăng giá đối với các mặt hàng thiết yếu hàng ngày sẽ là một trở ngại cho chi tiêu của người tiêu dùng”.

Sự phục hồi kinh tế của quốc gia sau đại dịch tương đối chậm, khiến Nhật Bản đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những gánh nặng bổ sung như chi phí nhiên liệu tăng cao hơn.

Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nhập khẩu nhiên liệu cũng “tương đối cao hơn” so với các quốc gia phát triển khác, nhà kinh tế chính của IHS Markit, Harumi Taguchi, cho biết.

Với nỗ lực nhằm giảm nhẹ đòn giáng này, Thủ tướng Fumio Kishida hôm 19/11 đã đưa ra một gói kích thích kinh tế bao gồm các biện pháp đối phó để giảm bớt gánh nặng do nhiên liệu đắt đỏ hơn.

Theo đó, các ngành như ngư nghiệp và vận tải hàng hóa sẽ nhận được hỗ trợ. Các nhà máy lọc dầu cũng sẽ nhận được trợ cấp. Những hỗ trợ này là một phần của gói kinh tế đầu tiên nhằm ngăn chặn cú sốc giá tác động đến người tiêu dùng.

Quy mô tổng thể của gói sẽ đạt tổng cộng khoảng 690 tỷ USD, theo bản dự thảo kế hoạch mà Bloomberg tiếp cận được.

Thế giới - Điều gì ẩn sau con số lạm phát toàn phần ở Nhật?

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố sẽ hỗ trợ các ngành như ngư nghiệp và vận tải hàng hóa đối phó với tình trạng giá nhiên liệu cao hơn, như một phần của gói kích thích kinh tế đầu tiên. Ảnh: Tokyo Review

Chính phủ cũng đã mở rộng khả năng tiếp cận các khoản vay khẩn cấp cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và thiết lập một đường dây nóng thông tin.

Thủ tướng Kishida cho biết, Chính phủ của ông đang xem xét việc giải phóng một lượng dầu dự trữ chiến lược với sự hợp tác của các quốc gia như Mỹ, một động thái có thể giúp kiềm chế giá dầu.

Ngoài Nhật Bản, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vận động các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc giải phóng một phần dự trữ dầu.

Trung Quốc có thể đang nỗ lực giải phóng dầu thô từ kho dự trữ nhà nước thông qua các cuộc đấu giá, S&P Global Platts dẫn các nguồn tin trong ngành dầu mỏ cho biết hôm 18/11.

Động thái có khả năng xảy ra này báo hiệu rằng, Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực trong nước để đảm bảo nguồn cung nội địa dồi dào và chống lại lạm phát vào thời điểm giá năng lượng toàn cầu đang tăng vọt.

Minh Đức (Theo Bloomberg, S&P Global Platts)

Nhật Bản có thể hỗ trợ một nửa chi phí xây dựng các nhà máy chip mới

Thứ 7, 20/11/2021 | 12:37
Các quan chức cấp cao trong chính phủ Nhật Bản gợi ý rằng chính phủ sẵn sàng mạnh tay hỗ trợ xây dựng các nhà máy chip trong nước, khởi đầu với nhà máy của TSMC.

Lạm phát đang “làm đau” túi tiền của người tiêu dùng Mỹ

Thứ 3, 16/11/2021 | 06:30
Có 3 điều phải được hoàn thành thì mới có thể cải thiện tăng trưởng kinh tế Mỹ và kiềm chế lạm phát, cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng cho biết.

Bẫy lạm phát trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Chủ nhật, 14/11/2021 | 07:00
Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát, tăng lương và sự phân hóa lớn hơn trên toàn cầu có phải là "sự đảo ngược xu hướng thực sự hay sẽ tiêu tan khi đại dịch lắng xuống"?
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tòa nhà biểu tượng của Copenhagen (Đan Mạch) đổ sập trong "biển lửa"

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:24
Sáng 16/4 (theo giờ địa phương), một trận hỏa hoạn lớn bùng phát tại sàn giao dịch chứng khoán cổ được xây từ thế kỷ 17 của Copenhagen, Đan Mạch làm tòa nhà đổ sập.

Số ca ung thư tuyến tiền liệt được dự đoán tăng gấp đôi vào năm 2040

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:15
Báo cáo mới đây đưa ra dự đoán số ca mắc ung thư tuyến tiền liệt hằng năm sẽ tăng từ 1,4 triệu người vào năm 2020 lên 2,9 triệu vào năm 2040.

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.