Điều hành giá cả đang theo đúng kịch bản từ đầu năm

Điều hành giá cả đang theo đúng kịch bản từ đầu năm

Thứ 6, 28/09/2018 | 20:08
0
Nhờ sự chủ động, phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành trong điều hành giá đã giúp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt mức tăng theo đúng kịch bản ban Chỉ đạo đưa ra từ đầu năm, góp phần chuyển dần giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo thị trường và hỗ trợ cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Chính trị - Điều hành giá cả đang theo đúng kịch bản từ đầu năm

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP/Thành Chung)

Theo báo cáo của Tổ giúp việc cho ban Chỉ đạo, trong tháng 9, CPI tăng 0,59% so với tháng 8/2018 (trong khi kịch bản là tăng 0,6- 0,7%). Tháng 8 và tháng 9/2018 ghi nhận mức tăng CPI chậm lại so với 6 tháng trước đó. Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI tăng bình quân 3,57%.

“Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 9 tháng qua tương đối sát với dự báo trước đó đưa ra là một số yếu tố làm gia tăng sức ép lên mặt bằng giá mang tính quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng tăng cao vào dịp lễ, Tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường sau Tết. Trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục và hiện đang ở mức cao; giá LPG tăng theo diễn biến giá thế giới; giá vật liệu xây dựng tăng trong các tháng gần đây; giá điện nước lũy tiến tăng vào mùa nắng nóng, giá một số dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trong các tháng cao điểm du lịch...”, đại diện Tổ giúp việc cho biết.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, chính sách tiền tệ đang thể hiện vai trò tích cực trong kiểm soát lạm phát. Dự báo tới hết tháng 9 này, lạm phát cơ bản khoảng từ 1,44% vẫn đang ở mức thấp. Dự báo cả năm nay mức này sẽ tăng khoảng 1,5% vẫn bảo đảm trong phạm vi tăng 1,6- 1,8% theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Trong bối cảnh xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang, nhiều quốc gia có xu hướng tăng lãi suất thì lãi suất ở trong nước vẫn tiếp tục được điều hành ổn định. Tình hình tỷ giá cũng có áp lực nhất định nhưng NHNN đã kịp thời điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền VND hợp lý, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nên thanh khoản thị trường vẫn bảo đảm, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt.

Bên cạnh đó, các bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, NN&PTNT, TT&TT tích cực thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại sản xuất, quản lý giá các mặt hàng thuộc trách nhiệm của Bộ như xăng dầu, giá dịch vụ y tế, giáo dục, vật liệu xây dựng, lương thực, viễn thông… theo sát kịch bản đề ra.

Đáng chú ý, cơ chế xác định giá một số mặt hàng dịch vụ Nhà nước quản lý từng bước được chuyển sang thị trường như giá khí cho sản xuất điện trong bao tiêu (từ 1/9), giá dịch vụ y tế (từ quý I) và mới đây giá dịch vụ giáo dục.

Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiến hành các công tác chuẩn bị đấu thầu thuốc tập trung ở cả 2 kênh này trong năm 2018. Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đấu thầu đối với 9 hoạt chất (20 loại thuốc), bộ Y tế thực hiện đấu thầu đối với 27 hoạt chất (173 loại thuốc). Dự kiến, giá thuốc do Bảo hiểm y tế đấu thầu trong năm 2018 sẽ được thực hiện trong năm 2019 và giảm khoảng 10% so với hiện nay. Đối với việc đấu thầu vật tư y tế tập trung, bộ Y tế đã tiến hành rà soát để lên kế hoạch thực hiện đấu thầu đối với 4 loại vật tư y tế.

“Các bộ, ngành đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát tốc độ tăng CPI, tạo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 ở mức dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội giao, khoảng 3,95%”, đại diện Tổ giúp việc nhìn nhận.

Ngoài ra, NHNN và Tổng cục Thống kê cũng đưa ra kịch bản của riêng từng cơ quan về CPI của cả năm 2018 nhưng đều ở mức dưới 4%.

Chính trị - Điều hành giá cả đang theo đúng kịch bản từ đầu năm (Hình 2).

(Ảnh: VGP/Thành Chung)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá công tác quản lý, điều hành giá tháng 9 và 9 tháng năm 2018 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, các thành viên của ban Chỉ đạo quyết liệt điều hành, bám sát thực tiễn và tăng tính dự báo, chủ động thực hiện. Diễn biến của lạm phát tháng 9 và 9 tháng cơ bản trùng khớp với dự báo từ đầu năm.

“Chúng ta vừa điều hành giá nhiều mặt hàng cơ bản theo thị trường, vừa đưa được giá các dịch vụ công, mặt hàng do Nhà nước quản lý theo cơ chế thị trường trong bối cảnh biến động của giá hàng hoá thế giới, thiên tai bão lũ phức tạp mà CPI tháng 9 chỉ tăng ở mức 0,59% là thành công”, Phó Thủ tướng nêu rõ và nhận định với mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm ở mức 6,98% và lạm phát được kiểm soát tốt đã góp phần củng cố nền tảng vĩ mô, yếu tố rất quan trọng đối với nền kinh tế.

Phó Thủ tướng nhận định việc điều hành chỉ số giá các tháng còn lại của năm có yếu tố thuận lợi là đi đúng hướng kịch bản đã xây dựng. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao, nguồn cung về lương thực thực phẩm ổn định, dồi dào; giá thuốc chữa bệnh, một số vật tư thiết bị y tế sắp tới sẽ tổ chức đấu thầu, ước tính giảm thêm khoảng 15%-17% giá khám chữa bệnh hiện hành. Giá cước viễn thông ổn định và có xu hướng giảm; lạm phát cơ bản đang ở mức thấp, áp lực về tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt hơn; cung tiền cũng như tín dụng được điều hành thận trọng, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng; áp lực từ điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý từ nay đến cuối năm không lớn…

Tuy nhiên, cũng có những nhân tố tiếp tục phải theo dõi, cập nhật, nhất là giá cả thế giới, đặc biệt giá dầu “đứng” ở mức cao, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng. Mục tiêu giữ lạm phát của năm 2018 ở khoảng 3,7% – 3,95%.

Do vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas, đặc biệt là ở thời điểm lễ Giáng sinh, Tết dương lịch, thiên tai, bão lũ để có giải pháp điều hành phù hợp và chuẩn bị các nguồn cung kịp thời hạn chế tăng giá, điều hòa cung cầu. 

NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá, điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%.

Đối với mặt hàng xăng dầu, bộ Công Thương, Tài chính tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, nhất là vào mùa rét, sử dụng Quỹ bình ổn giá một cách phù hợp trên cơ sở Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI nói chung. Sớm nghiên cứu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sinh học E5, phấn đấu tăng tỷ trọng sử dụng nhiên liệu sinh học so với tổng lượng cung xăng dầu ra thị trường, đáp ứng hai mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm mặt bằng giá xăng dầu. Trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao đột biến và tỷ giá tăng cao, có thể sử dụng Quỹ bình ổn giá và ngừng trích lập quỹ.

Bộ NN&PTNT đẩy mạnh điều hòa cung cầu đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là thịt lợn hơi, phối hợp với bộ Công Thương có giải pháp bình ổn giá thực phẩm thành phẩm, khắc phục tình trạng mất cân đối cục bộ, tâm lý kỳ vọng, “găm” hàng chờ giá cao như hiện nay; theo dõi sát dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rộng ở Trung Quốc, không để ảnh hưởng đến đàn lợn trong nước; cùng với các cơ quan hữu quan xúc tiến các thủ tục kiểm dịch động, thực vật, nhất là lương thực, thực phẩm sang các tỉnh của Trung Quốc.  

Đối với bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần tổ chức tốt đấu thầu thuốc tập trung trong kế hoạch 2018, sớm chuẩn bị khung khổ chính sách đấu thầu trong năm 2019, kiên quyết thí điểm đấu thầu vật tư y tế tại bộ Y tế. Bộ Y tế khẩn trương ban hành thông tư để kết cấu chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế ngay trong năm 2018.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu bộ Tài chính, NHNN phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ, tiếp tục điều hòa tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, làm cho lượng tiền được lưu thông, giảm áp lực lạm phát. Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước và hệ thống tài chính địa phương tăng cường hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời thanh toán khối lượng hoàn thành, không để dồn vào cuối năm.

Bộ TT&TT bên cạnh kiểm soát giá cả của các dịch vụ do bộ quản lý, cần tăng cường tuyên truyền, nhất là kiểm soát thông tin trên mạng, hạn chế thông tin không đúng, ảnh hưởng tâm lý người sản xuất và người tiêu dùng. 

Về đánh giá và xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ Tài chính, Công Thương, NHNN, Tổng cục Thống kê và các cơ quan đánh giá sát thực tình hình, bám sát diễn biến, trình Chính phủ kịch bản điều hành của năm 2019, với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 4%, chú ý đến 3 loại tác động là giá cả thị trường thế giới, điều hành của Nhà nước và yếu tố thiên tai.

Theo Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng: Tập trung gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án yếu kém

Thứ 6, 21/09/2018 | 20:36
Chiều 21/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ kéo dài của ngành công thương chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trả lời chất vấn ĐBQH

Thứ 4, 06/06/2018 | 14:49
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm rõ các vấn đề chất vấn của ĐBQH trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội và trực tiếp trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Hy vọng miền Trung phát triển đột phá

Thứ 2, 25/09/2017 | 14:38
Phó Thủ tướng dự, chỉ đạo và có nhiều ý kiến, mong muốn sẽ có bước đột phá mạnh mẽ trong cải cách, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực mới để miền Trung phát triển bền vững…
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa".

5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:21
Người lao động cần biết 5 khoản tiền mình có thể nhận sau khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:03
Cục trưởng Cục Kiểm ngưchia sẻ, kiểm ngư là lực lượng thường xuyên hoạt động trên biển, điều kiện sóng gió rất khó khăn nhưng chế độ chính sách vẫn còn hạn chế.

Nhiều người lao động được 2 lần tăng lương từ ngày 1/7

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:30
Góp ý vào dự thảo, Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương.

Quy định về xác minh giấy phép lái xe từ 1/6/2024, ai cũng nên biết

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:36
Nhiều người thắc mắc pháp luật quy định như thế nào về việc xác minh giấy phép lái xe khi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa".

5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:21
Người lao động cần biết 5 khoản tiền mình có thể nhận sau khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của bản thân.