Điều các nước phương Tây cần là một nhà lãnh đạo như ông Tập Cận Bình?

Điều các nước phương Tây cần là một nhà lãnh đạo như ông Tập Cận Bình?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 06/04/2018 | 19:00
0
Mỹ và châu Âu có thể chỉ trích nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tập trung quá nhiều quyền lực , nhưng sự ổn định lại là thứ mà các quốc gia này đang thiếu vắng.
Điều các nước phương Tây cần là một nhà lãnh đạo như ông Tập Cận Bình?

Bỏ giới hạn nhiệm kỳ giúp ông Tập có cơ hội thực hiện cải cách mà không bị gián đoạn.

Quyết định sửa đổi hiến pháp gần đây của Trung Quốc về việc loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước đã để lại rất nhiều bất ngờ cho phương Tây.

Các nhà phê bình lo ngại một thể chế chính trị không giới hạn nhiệm kỳ có thể dẫn đến việc đi ngược lại giá trị dân chủ mà các nước phương Tây hướng đến, theo SCMP.

Tuy nhiên, Giáo sư Keyu Jin từ trường Kinh tế London cho rằng phản ứng này của giới học giả là không hoàn toàn đúng.

Theo đó, trường hợp một chính khách nắm quyền dài hạn không phải là chưa từng có ở phương Tây. Ví dụ, Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa bắt đầu nhiệm kỳ bốn năm lần thứ tư của mình - một kết quả mà phần còn lại của châu Âu chào đón nhiều hơn là chỉ trích.

Tất nhiên, các nhà phân tích có thể tranh luận rằng bà Merkel vươn đến vị trí này thông qua một cuộc bầu cử truyền thống, trong khi ông Tập Cận Bình thì đi theo một phương thức khác.

Ông Tập nhận được tỷ lệ ủng hộ cao trong Đảng, mà theo các khảo sát quốc tế, dường như vượt trên cả tỷ lệ ủng hộ trong nội bộ chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May.

Theo Giáo sư Keyu Jin, giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo có thể giảm bớt tính chuyên quyền nhưng lại không đảm bảo cho một Chính phủ có thể hoạt động tốt hơn ở Trung Quốc.

Trên thực tế, giới hạn về thời hạn có thể cắt ngắn nhiệm kỳ của các nhà lãnh đạo hiệu quả, dẫn đến những sự gián đoạn về chính sách hoặc thậm chí là sự hỗn loạn về chính trị.

Mỹ từ lâu đã nhận ra điều này. Người khai sinh ra nước Mỹ Alexander Hamilton viết rằng, cần phải cung cấp cho các nhà lãnh đạo "định hướng và giải pháp" để thực hiện công việc tốt nhất có thể.

Từ đó, họ có thể chứng minh được sự thành công của mình đối với nhân dân, những người này có thể chọn để "kéo dài sự cống hiến tài năng và nhân đức lãnh đạo của họ và để bảo đảm cho Chính phủ nhận được lợi ích vĩnh viễn từ một hệ thống quản lý thông minh".

Tuy nhiên, năm 1947, sau cuộc bầu cử giúp Tổng thống Franklin D. Roosevelt bước vào nhiệm kỳ thứ tư, Quốc hội đã ban hành Tu chính án 22; kể từ khi phê chuẩn vào năm 1951, các đời Tổng thống Mỹ đã bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ 4 năm.

Tương tự với Mỹ, Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã thêm quy định giới hạn nhiệm kỳ vào Hiến pháp để ngăn chặn sự chuyên quyền từng mang lại những hậu quả to lớn.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, Giáo sư Keyu Jin cho rằng, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc giờ đây không chỉ được đào tạo tốt mà còn được kỳ vọng hành xử một cách hợp lý, thông minh và có trách nhiệm.

Việc xoá bỏ giới hạn nhiệm kỳ sẽ cho phép ông Tập tiếp diễn quá trình cải cách phức tạp mà Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành. Giáo sư Keyu Jin lưu ý rằng, điều này sẽ không làm cho ông trở thành nhà lãnh đạo trọn đời, cũng không cung cấp cho ông quyền lực tuyệt đối.

Điều các nước phương Tây cần là một nhà lãnh đạo như ông Tập Cận Bình? (Hình 2).

Chiến dịch tham nhũng là một phần giúp ông Tập nhận được sự ủng hộ to lớn từ người dân.

Các nhà phê bình phương Tây thường nói về việc ông Tập đã thực hiện nhiều bước đi để tập trung quyền lực trong tay của mình trong 6 năm qua.

Và ở một mức độ nào đó, đây có thể được coi là sự thật, Giáo sư Keyu Jin nhấn mạnh. Ví dụ, ông Tập đã nắm lấy một số quyết định chính sách kinh tế vốn nằm trong khuôn khổ quyết định của Thủ tướng.

Nhưng một nhà lãnh đạo nhiều quyền lực không nhất thiết sẽ trở thành một nhà lãnh đạo độc tài.

Trong một nền chính trị cạnh tranh sục sôi như ở Trung Quốc, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ là cần thiết để dung hòa lợi ích của phe bảo thủ luôn chống lại những cải cách quan trọng. Với tuyên bố của mình, nhà lãnh đạo 64 tuổi hiểu những trở ngại ngăn cản ông thực hiện các sáng kiến ​​trong nhiệm kỳ đầu tiên và ông đã cam kết sẽ sớm vượt qua.

Sẽ là sai lầm khi cho rằng mô hình chính trị của Trung Quốc không có quy trình dân chủ giống phương Tây. Mặc dù các nhà lãnh đạo không được bầu trực tiếp nhưng cách làm việc của họ luôn được giám sát chặt chẽ bởi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội, viết tắt là NPC) và hội đồng nhân dân các cấp địa phương.

Một nửa số thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan tối cao của Trung Quốc, không phải thuộc quyền lựa chọn của ông Tập. Những thay đổi về chính sách đòi hỏi một sự nhất trí nhất định trong Bộ Chính trị, đặc biệt là Uỷ ban Thường vụ.

Các vấn đề chính cần có sự chấp thuận của NPC và không có điều gì ngăn cản các đại biểu bỏ phiếu bất đồng quan điểm, nhờ một phần vào sự phổ biến ngày càng tăng của hình thức bỏ phiếu kín. Một đặc điểm nhỏ nhưng quan trọng của Đại hội năm nay ở Trung Quốc là việc loại bỏ hệ thống bỏ phiếu điện tử, thay vào đó, các quan chức sẽ bỏ phiếu giấy vào hộp phiếu.

Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông phương Tây thể hiện quan điểm chỉ trích đối với sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc.

Trong vài năm qua, công cuộc chống tham nhũng của quốc gia này cũng không nhận được phản ứng tích cực ở phương Tây, nơi thường cho rằng đây chỉ là một phương tiện để ông Tập có thể loại bỏ các đối thủ chính trị.

Tuy nhiên, toàn bộ hơn 1 triệu quan chức bị truy tố chắc chắn không phải tất cả đều là đối thủ của ông Tập. Có một sự thật ở Trung Quốc, đó là chính nỗ lực loại bỏ tham nhũng đã làm tăng thêm sự ủng hộ cho nhà lãnh đạo này.

"Cách mạng nhà vệ sinh" Trung Quốc giành thắng lợi bước đầu

Thứ 4, 04/04/2018 | 20:17
Shen Weigan, nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng trên đường Nanyang ở trung tâm Thượng Hải tự hào nói nhà vệ sinh mà cô quản lý giờ đây còn "sạch hơn bếp".
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.