Định mệnh tác giả và nhân vật trong “Em bé napalm”

Định mệnh tác giả và nhân vật trong “Em bé napalm”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Sau bao nhiêu năm họ vẫn liên lạc với nhau, họ ôn lại những ngày tháng chiến tranh thời xưa. Tình cảm của hai người dành cho nhau như cha con.

Tròn 40 năm kể từ buổi trưa mùa hè đổ lửa 8/6/1972 tại Trảng Bàng- Tây Ninh với những trái bom napalm rải xuống khu vực chùa Cao Đài. Bức ảnh “Em bé napalm” ra đời đã tạo nên ấn tượng dữ dội nhất về cuộc chiến tranh trong mắt bè bạn quốc tế. Bức ảnh đã tạo nên danh tiếng cho phóng viên chiến trường Huỳnh Công Út và cô bé Phan Thị Kim Phúc ngày nào. Sau những thăng trầm của lịch sử, những nhân chứng chiến tranh một thời ấy giờ đây đã có một cuộc sống ổn định và tốt đẹp nơi xứ người.

Thế giới - Định mệnh tác giả và nhân vật trong “Em bé napalm”

Bức ảnh “Em bé napalm”

Giây phút định mệnh

Năm 1972, Nick Út tròn 21 tuổi, làm phóng viên cho hãng thông tấn AP của Mỹ. Trong 6 năm tác nghiệp, ông đã từng tham gia tác nghiệp tại các chiến trường Đông Dương với tư cách phóng viên ảnh. Ngày định mệnh 8/6/1972, ngay từ sáng sớm, Nick Út đã được đưa lên phi cơ tiến thẳng đến khu vực Trảng Bàng, Tây Ninh. Ông lãnh nhiệm vụ lấy tin tức về một cuộc giao tranh lớn của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và những người cộng sản.

Đến 12h trưa, ông tiến sâu hơn vào khu vực làng mạc, nghe tiếng phi cơ chuẩn bị tới. Nick lập tức đưa ống kính lên chụp thì thấy một chiếc máy bay đang nhào xuống thả hai trái bom. Khoảng 1 phút nữa, một chiếc khác thả 4 trái bom xuống khu vực chùa của người Cao Đài. Sau cuộn khói đen của những trái bom tan dần, ông thấy những người đồng bào của mình chạy ra nháo nhác. Trong đó, một bà cụ ẵm đứa nhỏ chừng 1 tuổi, vừa chạy vừa kêu cứu. Bên cạnh, một ông già cũng bế đứa trẻ trên tay chạy ra ngoài.

Nick Út chưa kịp định thần thì qua ống kính máy ảnh, trong đám khói đen có hai cánh tay giơ lên. Một cô bé cả người và quần áo đang bốc cháy, vừa chạy vừa kêu khóc. Ông lập tức bỏ máy ảnh ra, tìm cách dập lửa cho cô bé. Bé gái khát và uống rất nhiều nước và ngất đi ngay sau đó.

Trong lúc không biết làm gì thì có một người đàn ông lớn tuổi (ông ngoại Kim Phúc) chạy ra chắp tay vái lạy. Ông ta nhờ anh giúp đưa mấy đứa nhỏ vào bệnh viện. Út liền mượn một mảnh áo tơi để che cơ thể cho cô bé rồi mượn xe Jeep đưa về nhà thương Củ Chi cách đó 15km. Nhà thương lúc ấy đã chật ních người. Các y bác sĩ cũng không muốn mất thời giờ để cứu chữa cho một bệnh nhân đã nằm trong tay của tử thần. Buộc lòng Nick Út phải đưa thẻ phóng viên của mình ra đe dọa, họ mới đưa cô vào cấp cứu.

Được biết, bức ảnh “Cô Gái Việt Nam bị bom Napalm” đã đem lại cho phóng viên chiến trường Huỳnh Công Út nhiều giải thưởng quốc tế. Giải thưởng lớn nhất châu Âu- Pulitzer, giải Sigma Delta Chi, George Polk Memorial ( 1972), Overseas Pres Club, National Press Club, Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

Sau khi hoàn tất nhiệm vụ ở hãng, Nick Út trở lại bệnh viện để tìm Kim Phúc. Lúc bấy giờ, cô bé đã được chuyển về nhà thương ở Sài Gòn. Kim Phúc phải trải qua những cuộc phẫu thuật liên tiếp trong đau đớn. Trong 14 tháng, cô bé chịu 17 ca phẫu thuật. Nhiều khi tưởng như sự sống của cô hoàn toàn vô vọng.

Đến đầu 1975, khi cuộc chiến tranh Việt Nam vào hồi kết, lãnh đạo AP nhận định tình hình rồi quyết định rút những phóng viên kỳ cựu về. Nick Út được thuyên chuyển sang làm việc ở Nhật hai năm rồi mới về Mỹ. Kể từ đó, ông không còn thông tin gì về Kim Phúc nữa.

Nick Út cho biết, sau khi bức ảnh được đăng tải, tên ông đã được rất nhiều người trên thế giới biết đến. Ông hóm hỉnh kể cho tôi nghe chuyện nhà báo Giản Thanh Sơn. Sau khi bức hình được chụp, nhà báo Thanh Sơn thủ thỉ vào tai ông mấy câu: “Nick biết không, khi tôi sang Mỹ giảng bài, nói “Im Vietnamese” thì người ta không biết. Tuy nhiên, chỉ cần giơ hai tay lên làm theo điệu bộ của Kim Phúc thì tất cả mọi người đều gật đầu”.

Sau bao năm hoạt động trên lĩnh vực báo chí ở nước ngoài, Nick Út cũng đến tuổi về hưu nhưng hãng AP vẫn muốn giữ ông lại. Chính vì vậy, Út vác chiếc máy ảnh đi khắp nơi trên thế giới. Đến đâu, câu chuyện về bức ảnh ngày 8/6/1972 cũng trở thành niềm động viên lớn. Ông cũng đã nhiều lần trở về Việt Nam và có nguyện vọng về định cư những năm tháng cuối đời.

Thế giới - Định mệnh tác giả và nhân vật trong “Em bé napalm” (Hình 2).

Bà Kim Phúc của hiện tại

“Ngọn đuốc sống” bây giờ

Trở lại với Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh lịch sử. Cô sinh năm 1963, trong một gia đình theo tôn giáo Cao Đài 4 đời. Gia đình Phúc có nhiều đất đai, có thể xếp vào diện tư sản lúc bấy giờ. Mẹ cô có một quán bánh canh cháo lòng nổi tiếng ở Trảng Bàng. Khói lửa chiến tranh đã phá vỡ sự yên ả của quê hương cô.

Ngày 8/6/172, khi Phúc được 9 tuổi, bom Napalm rơi xuống trúng khu vực chùa mà họ ẩn trốn. Kim Phúc trở thành một ngọn đuốc lao ra giữa đường cho tới khi có được sự giúp đỡ của những phóng viên AP.

Nằm nhà thương Củ Chi rồi lại được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng (Sài Gòn), Kim Phúc phải trải qua cảnh đau đớn khủng khiếp. Những ngày tháng đó, cô chìm trong những cuộc phẫu thuật để cứu lấy mạng sống của mình. Bị bỏng tới 60% cơ thể, các bác sĩ phải lấy da phần lành lặn của cô đắp vào những nơi vết thương không thể tự khép miệng. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, Kim Phúc trở về với cuộc sống của một cô bé bình thường.

Rời khỏi bàn tay thần chết, năm 1982, cô vùi đầu vào học hành và đỗ vào trường Y ở Sài Gòn. Chính năm này, có một nhà báo người Đức cầm bức hình của cô đến Việt Nam. Ông đi tìm ngọn đuốc sống trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Sau khi tìm ra cô, Kim Phúc trở thành đề tài được quan tâm nóng bỏng của báo chí. Sau đó, Phúc nhận được học bổng của Nhà nước đi học ở CuBa.

Sống ở xứ người, cô nhớ nhà, thèm sự sẻ chia của những người bạn. Rồi cô tìm được hạnh phúc đời mình bên một du học sinh người Việt tại Cuba là ông Bùi Huy Toàn. Người đàn ông này cũng là một sinh viên ngành y. Hai người đến với nhau bằng tình yêu của những người xa xứ. Trước đó, cô Kim Phúc chưa từng nghĩ tới việc sẽ trở thành vợ một người như ông. Bởi ông Toàn uống rượu và hút thuốc như nhiều chàng trai ở đất nước xã xôi này. Điều đó với một người có tín ngưỡng như bà thật khó chấp nhận.

Chuyến du lịch tuần trăng mật năm 1992 của họ diễn ra tại Matxcova. Sau đó trên cuộc hành trình trở lại Cuba, khi máy bay dừng lại ở Canada tiếp nhiên liệu, hai vợ chồng bà đã quyết định xin lưu trú lại. Việc làm này của Kim Phúc bị đánh giá là một sự trốn chạy. Những người khắt khe hơn thì nói là sự phản bội. Để bù đắp lại, bà vẫn không ngừng đấu tranh và đem tiếng nói của Việt Nam tới bè bạn năm châu. Bà đi nhiều, gặp gỡ nhiều, nói chuyện để người ta hiểu và cảm thông với những nỗi đau của dân tộc mà mình là một nhân chứng sống.

Cuộc sống của hai vợ chồng bà cũng ổn định hơn, rồi hai cậu con trai nhỏ ra đời. Cậu con trai lớn năm nay cũng đã 18 tuổi. Nói chuyện với chúng tôi, bình thường bà hay cười, nhưng ít người đoán được mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại khiến cô nhức nhối. Nó đã trở thành cơn bạo bệnh hành hạ bà suốt bao nhiêu năm qua.

Bà vẫn thường liên lạc với phóng viên Nick Út hàng tuần và gọi ông bằng chú. Hai người thường tâm sự với nhau về những niềm vui nỗi buồn. Ôn lại những ngày tháng chiến tranh thời xưa. Tình cảm của hai người dành cho nhau như cha con.

Năm 2006, bà trở thành đại sứ thiện chí của UNESCO - Liên hợp quốc. Năm 2006, ở tuổi 43, bà còn thành lập ra quỹ Kim- một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Canada để tìm cách giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh. Ngày 23/9/2006, Kim Phúc được tổ chức YWCA ( Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao tặng giải thưởng thành tựu nổi bật của năm để ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của mình.

Huệ Đỗ


Tag: Nick Út
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.