Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn nhờ 'mở van' quỹ bình ổn giá?

Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn nhờ 'mở van' quỹ bình ổn giá?

Chủ nhật, 31/03/2013 | 15:20
0
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được hình thành từ tiền của người mua xăng, với mục đích bình ổn hay nói cách khác là giữ giá xăng dầu khi giá thế giới tăng. Thế nhưng, thời gian qua quỹ bình ổn này dường như đang được sử dụng một cách vô tội vạ và chưa đúng với mục đích ban đầu của nó. Trong khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước đang không lỗ, thì Bộ Tài chính vẫn "mở van" quỹ bình ổn để doanh nghiệp kiếm lãi hàng chục tỉ đồng mỗi ngày.

Doanh nghiệp lãi khủng

Gần một tháng qua, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm. Thế nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một động thái nào của các doanh nghiệp xăng dầu cũng như liên bộ Tài chính - bộ Công Thương đề cập đến việc giảm giá xăng. Không những thế, kể từ ngày 26/2 vừa qua, bộ Tài chính lại cho phép doanh nghiệp được trích từ quỹ Bình ổn ở mức 2.000 đồng/lít xăng, 800 đồng/lít dầu DO và 1.150 đồng/lít với dầu hỏa.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, giá cơ sở bình quân 30 ngày của xăng A92 đã giảm mạnh. Do đó mức lỗ của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu càng tiệm cận với số 0, nghĩa là hòa vốn. Vì thế, khi được bộ Tài chính ưu ái cho phép xả quỹ Bình ổn, thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không hề lỗ, thậm chí còn lãi lớn. Cụ thể, giá dầu DO hiện tương đương với giá dầu thế giới, vì thế có thể nói doanh nghiệp hòa vốn với mặt hàng này, thế nhưng vẫn được trích 800 đồng/lít từ quỹ Bình ổn giá. Như vậy, nghiễm nhiên doanh nghiệp đút túi 800 đồng/1 lít. Còn đối với dầu hỏa, doanh nghiệp lỗ khoảng 300 đồng/1 lít, nhưng lại được trích 1.150 đồng/1 lít, vì thế doanh nghiệp vẫn lãi tới 800 đồng/1 lít.

Theo ước tính của chuyên gia, nếu mỗi ngày Việt Nam tiêu thụ khoảng 40 triệu lít xăng dầu thì với cách điều hành xăng dầu như những ngày qua, chỉ tính riêng xăng và dầu DO, doanh nghiệp đã lãi khoảng 40 tỉ đồng mỗi ngày từ số tiền của quỹ Bình ổn giá. Điều đó là hết sức vô lý và không chấp nhận được trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn, người dân đang phải chắt chiu từng đồng. Thế nhưng, mỗi lần mua xăng, dầu họ lại phải ngậm ngùi bù thêm 300 đồng/1 lít để sung vào quỹ Bình ổn.

Tiêu dùng & Dư luận - Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn nhờ 'mở van' quỹ bình ổn giá?

Doanh nghiệp đang lãi khủng từ quỹ Bình ổn xăng dầu

Trước thực trạng vô lý này, trao đổi với PV Người Đưa tin, nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), ông Nguyễn Tiến Thỏa thừa nhận, mấy năm gần đây thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước đang bị lộn xộn do các doanh nghiệp nhập khẩu đã liên tục tăng chiết khấu hoa hồng cho đại lý để giữ thị phần. Ông Thỏa phân tích, hiện nay, theo cách tính giá bình quân 30 ngày với mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp đang được lợi, trung bình các doanh nghiệp lãi từ 800 đồng đến 1.000 đồng/lít. 

Người tiêu dung đang bị móc túi?

Theo quy định tại Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu và hướng dẫn của bộ Tài chính về cơ chế trích lập, sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, quỹ này chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Cụ thể, khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng làm giá cơ sở tăng cao hơn giá bán lẻ thì doanh nghiệp đầu mối được sử dụng quỹ bình ổn giá. Mức sử dụng bao nhiêu phụ thuộc vào mức tăng giá thế giới và quyết định của tổ điều hành giá xăng dầu. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia, cách điều hành thiếu linh hoạt, chậm trễ của cơ quan quản lý đã khiến người tiêu dùng đang bị móc túi.

Tỏ ra không đồng tình với cách điều hành chậm trễ của bộ Tài chính, TS. Lê Đăng Doanh (nguyên viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, việc doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn là một biểu hiện rõ ràng nhất của sự chậm trễ trong quản lý, điều hành trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới. Sự chậm trễ này đang đè nặng lên vai của người tiêu dùng. Bởi vì quỹ Bình ổn giá không phải từ trên trời rơi xuống mà là do người tiêu dùng đóng góp. "Vì thế, tôi đề nghị cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính phải lên tiếng giải trình về việc này và phải có sự điều chỉnh ngay tức khắc. Đồng thời, tôi cũng đề nghị Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội phải vào cuộc, đưa ra ý kiến và chất vấn về vấn đề này. Tất cả những khoản mà các cơ quan quản lý, doanh nghiệp xăng dầu đã lạm thu từ quỹ Bình ổn xăng dầu phải được hạch toán một cách minh bạch, rõ ràng và phải hoàn trả lại cho quỹ đó nếu như đã được huy động trái với quy chế của Quỹ", TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Trước việc có nên tiếp tục xây dựng quỹ Bình ổn giá xăng dầu hay không khi việc sử dụng quỹ này không minh bạch, rõ ràng. TS. Lê Đăng Doanh nhận định, vấn đề quỹ Bình ổn giá từ khi thành lập đã có những ý kiến khác nhau về nên hay không nên lập quỹ này. Chuyên gia này cho rằng, cũng nên xem xét lại quy chế quản lý về quỹ đó. Người ta thấy rõ là cách quản lý không hiệu quả trong khi đó sự giám sát lại rất lỏng lẻo. Nên chăng cần có một bộ phận kiểm toán độc lập vào cuộc. Mặt khác cần có sự tham gia giám sát của các cơ quan khác đại diện cho người dân như các hội, đoàn thể, hội Bảo vệ Người tiêu dùng.

Cùng quan điểm với TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích, về nguyên tắc quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ được dùng trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao, doanh nghiệp sẽ dùng quỹ đó để tránh trường hợp phải tăng giá bán lẻ trong nước. Nguồn quỹ này do người tiêu dùng, trực tiếp là người mua xăng dầu đóng góp, do đó cần phải được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. "Theo những thông tin như báo chí nêu thì tôi nghĩ bộ Tài chính nên có sự giải trình rõ ràng về việc này", TS. Nguyễn Minh Phong kiến nghị.

Trở lại với cách thức quản lý nguồn quỹ này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, có một vấn đề rất vô lý, đó là tiền quỹ do người dân đóng góp nhưng lại để ở từng doanh nghiệp đầu mối mà không tập trung về một mối. Cho đến bây giờ, tổng số quỹ bình ổn còn bao nhiêu cũng không công bố rõ ràng, do đó không ai biết là còn bao nhiêu, trích bao nhiêu. Chỉ có cơ quan quản lý và doanh nghiệp nắm quỹ biết được số tiền đó, như vậy là không đúng. Vì thế, TS. Phong lo ngại: "Vì để doanh nghiệp giữ tiền quỹ của người dân đóng góp, nên nếu doanh nghiệp có tiêu vào mục đích khác, sử dụng hợp lý hay không người dân không nắm được. Theo tôi, cần minh bạch, công khai để người dân nắm rõ hơn".

Đảm bảo cân đối hài hoà khi trích quỹ Bình ổn giá

Trả lời báo chí, Thứ trưởng bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất vào ngày 28/8/2012, từ đó đến nay, giá xăng dầu thế giới tăng khá mạnh. Để giữ ổn định thị trường, Thủ tướng đã yêu cầu không tăng giá mà sử dụng quỹ Bình ổn giá để bù đắp. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng linh hoạt trong việc giảm thuế để không phải tăng giá xăng dầu. "Việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường trong thời gian tới là nhất quán. Cơ quan quản lý sẽ phải đảm bảo trích quỹ bình ổn giá sao cho không trích quá nhiều, cũng không trích quá ít, đảm bảo cân đối hài hòa", ông Tú nói.

Còn ông Nguyễn Anh Tuấn - phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định, cùng với việc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, liên bộ cũng quyết định khôi phục lợi nhuận định mức cho DN ở mức 300 đồng/lít (kg). Cùng đó, các DN ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá đối với các chủng loại xăng dầu.

Quốc Triều

Lời hứa minh bạch sau cú sốc giá xăng dầu

Thứ 7, 30/03/2013 | 09:14
Câu hỏi về tính minh bạch, bài toán lợi ích lại được dư luận đặt ra sau cú tăng bất ngờ của giá xăng tối 28/3. Cơ quan quản lý cũng một lần nữa đưa ra cam kết về việc sẽ công khai quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bộ trưởng, chủ nhiệm VPCP lý giải nguyên nhân tăng giá xăng dầu

Thứ 6, 29/03/2013 | 21:34
Theo bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc tăng giá xăng dầu vừa qua là do giá bán ở nước ta đang thấp hơn giá cơ sở.

Giá xăng dầu đã tận cùng phi lý?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Đầu tháng 4/2011, giá dầu thế giới đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2008 với 120USD/thùng và lúc này giá xăng trong nước đang là 21.300 đồng/lít. Nhưng đến ngày 10/8 giá dầu thế giới giảm mạnh xuống còn gần 82 USD/thùng, trong khi đó giá xăng dầu trong nước vẫn kiên trì bám trụ ở đỉnh cao gây bức xúc trong dư luận.

Cước vận tải rục rịch phá... kỷ lục theo xăng

Chủ nhật, 31/03/2013 | 07:58
Liên quan tới việc xăng tăng giá, các công ty taxi đang lên kế hoạch điều chỉnh giá cước theo giá xăng. Theo nhận định, giá taxi có thể nhích thêm từ 3 tới 5%, tương đương giá tăng khoảng 600 đồng tới 1000 đồng/cây số.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân sẽ tăng mạnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 21:13
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TpHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước, cũng là dự báo cho các tháng tiếp theo.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:52
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (28/3).

Một loại nông sản Việt Nam lập kỷ lục về giá

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:00
Giá cà phê trong nước liên tục phá vỡ những kỷ lục trước đó, đến sáng 28/3 đã chính thức vượt mốc 100.000 đồng/kg.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Cục QLTT Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:31
Tin từ Tổng Cục QLTT, trong quý I, Cục QLTT Kiên Giang kiểm tra 232 vụ, phát hiện, xử lý 92 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 2,98 tỷ đồng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa trong chương trình One S

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:21
Vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.