Đồ chơi Trung thu: Cảnh báo mối nguy cho sức khoẻ của trẻ

Đồ chơi Trung thu: Cảnh báo mối nguy cho sức khoẻ của trẻ

Uông Hải Yến
Chủ nhật, 16/09/2018 | 16:00
0

Hiện nay, hàng loạt đồ chơi dành cho trẻ em nhiễm chất độc hại vẫn từng ngày len lỏi vào các thị trường, ẩn nấp hiểm họa ở nhiều gia đình có con nhỏ. Những đồ chơi đó được các chuyên gia cho rằng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn gián tiếp chứa rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe trẻ khi tiếp xúc.

Những loại đồ chơi không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán công khai tại rất nhiều địa điểm như các cửa hàng đồ chơi, trước cổng trường, chợ đêm, chợ cóc và nhiều con phố nổi tiếng ở Hà Nội. Màu sắc các loại đồ chơi cho trẻ thường bắt mắt, giá rẻ, mẫu mã lại đa dạng nhiều chủng loại vì thế thu hút sự chú ý của trẻ em. Đặc biệt trong các dịp như ngày Tết Thiếu nhi hoặc Tết Trung thu đang đến gần, những loại đồ chơi này có thể bắt gặp và mua ở bất cứ đâu, rất dễ dàng.

Sức khỏe - Đồ chơi Trung thu: Cảnh báo mối nguy cho sức khoẻ của trẻ
Nhiều đồ chơi cho trẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ có khả năng gây ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ.

Trao đổi với PV, bà Lưu Liên Hương (viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cho biết, nhóm đồ chơi độc hại thường tập trung vào nhóm đồ chơi phát sáng, chạy bằng pin; nhóm đồ chơi vũ khí; nhóm đồ chơi bằng bông, búp bê, mô hình; nhóm đồ chơi làm đẹp, trang điểm, móng tay giả, vòng đeo tay; nhóm đồ chơi nấu ăn; nhóm đồ chơi hoá trang, mặt nạ; nhóm đồ chơi âm nhạc: còi, kèm thổi, trống; nhóm đồ chơi làm bằng cao su; nhóm các loại miếng dán, sticker.

“Những đồ dùng bằng nhựa nói chung và những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ nói riêng, trong thành phần của chúng không thể thiếu phthalates. Phthalates có đặc điểm chỉ hòa tan trong nhựa mà không có liên kết chặt chẽ với các chất cao phân tử trong nhựa nên trong môi trường chúng rất dễ bị thoát ra khỏi đồ nhựa. Đặc biệt, nếu ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses càng nhanh chóng hòa tan trong nước bọt. Chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt hệ nội tiết của trẻ”, bà Hương nhấn mạnh.

Những đồ chơi không an toàn ngoài gây nguy cơ sát thương trực tiếp còn ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đến sự phát triển thể chất của trẻ. Bởi đa số các loại đồ chơi đều bị trộn thêm hạt nhựa công nghiệp, cho thêm nhiều phụ gia, màu công nghiệp kém chất lượng để giảm giá thành, dễ gia công, tạo hình…

Trong các nguyên liệu này có rất nhiều chất hóa học, kim loại nặng, độc hại đối với con người. Vì vậy khi trẻ chơi rất dễ xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp, tiếp xúc da, đường miệng làm giảm khả năng miễn dịch, suy giảm sức khỏe, thậm chí nếu tiếp xúc nhiều có thể gây bệnh ung thư, vô sinh…

Để trả lời cho câu hỏi, liệu cứ đồ chơi ít tiền thì đều độc hại hay không, bà Hương cho rằng , đồ chơi rẻ tiền không phải lúc nào cũng là món đồ chơi độc hại cho trẻ. Đồ chơi rẻ tiền có 2 loại: Thứ nhất là loại đồ chơi làm từ nguyên vật liệu không đảm bảo, không được kiểm định chất lượng, không hợp chuẩn, hợp quy… Đây là các loại đồ chơi độc hại và có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Thứ 2, các loại đồ chơi thủ công, truyền thống, có cách làm đơn giản và làm từ các nguyên liệu tự nhiên như giấy, tre, gỗ, lá cây, đất sét… Đây là những loại đồ chơi không gây độc hại cho trẻ.

Sức khỏe - Đồ chơi Trung thu: Cảnh báo mối nguy cho sức khoẻ của trẻ (Hình 2).
Phụ huynh nên lựa chọn đồ chơi an toàn cho con.

“Bố mẹ nên chọn đồ chơi cho bé của các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất liệu tốt, thiết kế chức năng phù hợp và an toàn cho bé khi sử dụng”, bà Hương khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bà Hương cũng đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh nên chú trọng và ưu tiên lựa chọn đồ chơi an toàn cho trẻ đã được kiểm định và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền chứng minh đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ sử dụng. Cảnh giác với những đồ chơi nhựa phảng phất mùi hóa chất, khét nặng, giòn, dễ gãy, nhiều tạp chất nổi hẳn trên bề mặt lạ vì chắc chắn rằng đồ chơi này không đảm bảo quy trình sản xuất.

Không nên chọn đồ chơi có kích thước quá nhỏ, dễ gãy, vỡ, có các cạnh và viền sắc nhọn để trẻ khỏi tháo lắp và có thể nuốt chúng hay trong quá trình chơi bị trầy xước. Cũng không nên chọn đồ chơi quá to, nếu đồ chơi to nên chọn đồ chơi không có nắp đậy. Nếu có nắp đậy hãy chắc chắn chiếc nắp này chắc chắn, với sự hỗ trợ của khóa và bản lề an toàn. Hãy tìm các đồ chơi mịn, không có nhiều cạnh sắc và có các lỗ thông gió để tránh nghẹt thở nếu như trẻ sơ sẩy bị mắc kẹt bên trong.

Nên chọn những đồ chơi bằng gỗ không sơn, đồ chơi bằng vải thay cho đồ nhựa. Nhớ thận trọng với đồ chơi gỗ đã sơn màu trừ phi nó đã được chứng nhận là màu sơn không độc hại và không chứa chì. Nói không với trang sức kim loại, các loại đồ chơi dùng pin.

Trước đó, cơ quan chức năng tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và quản lý thị trường đã xử lý nhiều trường hợp bày bán, buôn lậu đồ chơi kém chất lượng, bạo lực. Các hoạt động quản lý, xử lý ngày càng được tăng cường, tuy nhiên tình trạng buôn bán nhỏ lẻ, "len lỏi" ra thị trường của đồ chơi trẻ em kém chất lượng, độc hại vẫn được thương nhân đẩy ra thị trường. Người tiêu dùng cần thận trọng, lựa chọn thông minh với các đồ chơi cho trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đồ chơi an toàn là các loại đồ chơi chính hãng, được bày bán thông qua những nhà phân phối được nhà sản xuất ủy quyền và cho phép bày bán trên thị trường. Những món đồ chơi trẻ em này đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian bảo hành trong quá trình sử dụng, được các nhà phân phối tiến hành kiểm tra chất lượng đầy đủ theo một quy trình nghiêm ngặt trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Chúng có đầy đủ hộp, hướng dẫn sử dụng, thông tin về công ty và có đầy đủ các phụ kiện cần thiết, cũng thường có giá thành cao hơn so với đồ chơi độc hại, kém chất lượng.
Ngược lại, các đồ chơi độc hại là đồ chơi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bày bán trôi nổi, có màu sắc loang lổ, không đều màu, lớp sơn bị bong tróc hay có những tạp chất nổi lên trên bề mặt là dấu hiệu của những loại đồ chơi kém chất lượng.

Phát hiện 500 đồ chơi nhập lậu phục vụ Tết Trung thu

Thứ 3, 11/09/2018 | 19:25
Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng dịp lễ Trung thu tăng cao tiềm ẩn các nguy cơ nhập lậu hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cảnh báo đồ chơi trẻ em của Trung Quốc chứa độc tố

Thứ 7, 18/05/2013 | 09:27
Hiện nay có rất nhiều loại các đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm chất độc có nguy cơ gây cho trẻ em mắc bệnh ung thư.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc sau khi ăn "kẹo lạ"

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:56
Sau khi ăn kẹo "lạ", hàng chục học sinh Trường THCS Hành Tín Tây (Quảng Ngãi) có biểu hiện ngộ độc phải đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.
     
Nổi bật trong ngày

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Clip: Đập cần câu xuống nước cần thủ tá hỏa phát hiện điều đáng sợ

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:53
Mới đây, tài khoản @AMAZlNGNATURE đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “luôn kiểm tra dưới nước trước khi bơi”.

Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như "nhân sâm" có bao nhiêu thương lái cũng "chốt"

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại “dược liệu” quý hiếm nên có trong mọi gia đình.

Kinh hoàng khoảnh khắc cô gái suýt bị cá mập ăn thịt

Thứ 6, 29/03/2024 | 09:52
Mới đây, tài khoản @HollowDreams0 đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “cô suýt bị cá mập ăn thịt”.