Đổ xô đi 'mót' vàng ở Phước Sơn

Đổ xô đi 'mót' vàng ở Phước Sơn

Chủ nhật, 06/10/2013 | 08:14
0
Tình trạng người dân địa phương bỏ việc đổ xô đi “mót lại vàng” ở huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) đã diễn ra từ nhiều năm nay. Hàng ngày có khoảng 50 – 70 người, ngoài thanh niên trai tráng còn có cả trẻ em, phụ nữ và người già vào rừng để mót sái vàng.
Miền trung - Đổ xô đi 'mót' vàng ở Phước Sơn
Bãi vàng của Công ty TNHH Trường Sơn.

Nông dân đi mót vàng

Từ thị trấn Khâm Đức chạy theo con đường tỉnh lộ đang  mở qua các xã Phước Chánh, Phước Kim, Phước Thành và tận cùng là Phước Lộc của huyện Phước Sơn là các “bãi vàng” đang được các Công ty, (có phép và không phép ) đang khai thác.

Theo nhiều người dân cho biết vàng tập trung chủ yếu ở xã Phước Đức, Phước Thành và Phước Lộc. Những ngày rảnh rỗi mọi người dân thuộc các thôn 2, 3 và 4 của xã Phước Thành thường xuyên vào rừng, nơi có các công ty đang khai thác để mót vàng.

Anh Kpoh Sứt thôn 2 xã Phước Thành cho biết: Hàng ngày tôi và một số người dân trong xã thường đến các bãi vàng thuộc Công ty TNHH Trường Sơn, Trung Sơn, Nghĩa Sơn, Phước Minh… để mót vàng. Mỗi ngày tôi và mọi người mót được khoảng vài ba li vàng, nếu đem ra bán thì cũng được 100 đến 150 ngàn đồng. Hầu như vàng ở đây đều đã được công ty đãi qua mấy lần và nhiều người khác đãi nữa, khi họ đãi xong, đất đá chảy ra ngoài tức là vùng dưới của các bãi, chúng tôi chỉ mót lại tí sái nên tỷ lệ vàng còn lại rất thấp”.

Theo quan sát của chúng tôi, nhiều đi mót vàng có cả người già và trẻ em. Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn. Còn người già thì chủ yếu là do thấy người khác đồn rằng có nhiều người dân trong xã đi làm trúng nhiều vàng nên cũng bỏ nhà đi tìm vàng.

Ông Kpoh Lim đang hì hục đào đất để đãi vàng cũng nói vọng ra đùa: “ kiểu gì chiều nay tôi cũng trúng được một ký vàng cho coi, các chú tí nữa quay lại mà xem nhé… Đùa các chú chứ làm cái nghề này chả biết khi nào mới gặp được vàng, cứ thấy người ta kéo nhau đi tìm thì mình cũng đi chứ có biết khi nào trúng vàng mô. May ra thì mót được mấy li bán lấy tiền mua cân gạo cho các cháu thôi”.

Miền trung - Đổ xô đi 'mót' vàng ở Phước Sơn (Hình 2).
Anh Nguyễn Văn Mến đang cầm nón đi đào và đãi vàng.

Ông Lim cũng cho biết thêm: người dân ở đây không làm vàng ra thì chẳng biết làm chi hết, ngoài vụ mùa trồng mấy cây mì, bắp ra thì có còn công việc chi làm mô các chú?”

Đang loay hoay bên máng đãi vàng của mình, thấy chúng tôi tiến sát lại anh Nguyễn Văn Mến nhà ở thôn 3 – xã  Phước Thành có vẻ rụt dè nói: “ Có một mình em làm ở đây thôi, chỗ này người ta đã lấy hết vàng rồi. Cả ngày nay em đãi mà chỉ được có chừng này thôi đấy, bán chắc cũng được 60 ngàn đồng. Em nghe họ nói sắm cái nón, xà beng và cuốc là có thể đi đào vàng và ăn nên làm ra được, nếu may mà trúng thì trở nên giàu có nữa. Nhưng em làm từ hồi giờ chưa thấy trúng bữa nào, công việc này thật vất vả nhưng vì vợ chồng em không có việc gì làm, rẫy thì ít nên biết làm sao được các anh”.

Gạt những giọt mồ hôi đang đọng trên trán anh Mến lại tiếp tục công việc của mình và không quên nói theo- các anh thử đi vào trong chỗ Công ty Phước Minh xem, mấy hôm nay mấy người làm trong đấy nghe nói trúng lắm .

Chuyện kể của phu vàng

Chúng tôi ghé vào một quán nước ngay trung tâm xã Phước Thành để nghỉ ngơi, tình cờ bắt gặp một nhóm phu vàng trong xã Phước Lộc đi ra. Lân la hỏi chuyện được một người tên Quỳnh ở huyện Đại Lộc cho biết: Sau nhiều  ngày sống trong những cánh rừng để khai thác vàng cho các công ty, các chủ bãi vàng, không chịu được khổ sở, phần nữa thì bị đánh đập, cuộc sống thiếu thốn… nên tôi cùng một số anh em đã bỏ về, tiền lương cũng đành bỏ lại vì chưa đến hạn thì ông chủ sẽ không trả lương.

Khi chúng tôi hỏi về an toàn khi lao động trong các hầm mỏ ở bãi vàng, một người trong nhóm này  kể lại: Thật ra thì bảo hộ lao động khi làm việc trong các hầm mỏ ở các bãi vàng  cũng sơ xài lắm, chỉ một đôi ủng, một bộ quần áo lao động đồng phục, một cái mũ và đèn phin.

Các đường hầm sâu đến 500m dưới lòng đất đều được dùng cây rừng để chống đỡ cho khỏi bị sập. Công trường tuy có kỹ sư hầm mỏ và kỹ sư về chất nổ nhưng rất ít khi có mặt ở công trường, thuốc nổ thì họ cho nổ tùm lum. Cũng có khi nhiều kỹ sư của các Công ty chỉ nằm trên giấy tờ, nên mỗi lần xuống hầm lại lo nơm nớp hầm sập.

“Công nghệ” lọc vàng cũng được nhiều Công ty và các ông chủ  dùng chiêu để “qua mặt” các cơ quan chức năng. Ngoài việc đầu tư các lò đốt để tách vàng và chì ra thì nhiều Công ty khai thác vàng tại đây còn sử sụng Cyanua để tách vàng. Có đến 90% các Công ty và các bãi vàng ở đây sử dụng Cyanua.

Cứ nhìn thấy mấy cái ô nhỏ được xây mà bên trong đựng cát và bên cạnh có mấy cái can nhựa được nối với một vòi nước, phía dưới có mấy bao tải đắp ngăn nước lại, dọc theo đường ống nước đó đi lên đỉnh núi thì sẽ  tìm ra Cyanua dùng để tách vàng ngay. Cái này thì chỉ một số người mới được biết thôi, cần phải giấu kín vì khi cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thì Công ty sẽ bị phạt.– Một người trong nhóm này cho biết.

Miền trung - Đổ xô đi 'mót' vàng ở Phước Sơn (Hình 3).
Nhiều người dân địa phương vẫn ngày đêm đi mót sái vàng và họ làm lán trại ở ngay trong rừng.

Với các nhóm vàng tặc việc khai thác vàng sa khoáng là rất khó vì khai thác phải bằng máy múc và máy hút nên rất dễ bị các cơ quan chức năng phát hiện. Nên các nhóm này chủ yếu là khai thác theo kiểu Vàng đổi có nghĩa là đào hầm rất nhỏ sau đó dùng cây chống lại và cho các phu vàng chui vào đào đất rồi cõng lên trên đưa ra suối để đãi. Việc khai thác này hết sức nguy hiểm vì hầm có thể sập bất cứ lúc nào. Cách đây mấy tháng ở khu này đã xảy ra liên tiếp mấy vụ sập hầm dẫn tới hai người chết nên các phu vàng sợ mà bỏ về quê. Nhưng vì lợi nhuận của một số ông chủ và ảo tưởng của một số vàng tặc nên việc khai thác vẫn ngày đêm diễn ra.

Một chuyện nữa mà các phu vàng phải chấp nhận đó là việc nước sinh hoạt rất bẩn, có công ty làm ở trên đầu suối vừa đãi vừa đi vệ sinh, tất cả đều chảy xuống hạ lưu nhưng vì cùng trên một dòng suối nên các vàng tặc ở dưới không còng cách nào khác đó là phải ăn lại nước bẩn mà đồng loại đã thải ra.

Từ đầu năm đến nay, nhiều cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần tiến hành kiểm tra các Công ty khai thác vàng, truy quét các bãi “vàng tặc” nhưng sai phạm bị phát hiện trên thực tế vẫn đang còn rất thấp so với thực tế. Tình trạng khai thác vàng lậu vẫn thường xuyên diễn ra sau khi kết thúc mỗi đợt truy quét.

Theo ông Hồ Văn Tre- Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phước Sơn thì: “Chỉ còn hai trong tổng số 16 công ty khai thác vàng mà tỉnh Quảng Nam đã cấp phép còn hoạt động, còn một số công ty khác do đã phá sản và còn nợ thuế nên không hoạt động nữa. Chúng tôi luôn tổ chức các đoàn liên ngành để đi truy quét hàng tháng”.

Cuộc sống của  nhiều người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, ước mơ có một cuộc sống giàu sang, thoát nghèo là điều chính đáng của mọi người. Nhưng ước mơ bắt nguồn từ cuộc sống từ vàng tặc thì thật là nguy hiểm vì khó khăn lúc nào cũng luôn rình rập, một số người đã đến đây rồi trở về với thân tàn ma dại, tay vẫn trông không.

Theo Pháp luật Việt Nam

Quảng Nam: Dân đội mưa phản đối nhổ cây trồng rừng

Thứ 5, 12/09/2013 | 09:55
Hàng trăm người dân thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành kéo lên đồi Núi Đập để phản đối Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam đòi nhổ cây keo mà dân vừa trồng trên đất của công ty.

Quảng Nam: Hồn ma vợ báo mộng giúp chồng tìm con

Thứ 5, 05/09/2013 | 11:23
Sau gần nửa thế kỷ bặt tin, hai cha con mới tìm thấy nhau từ giấc mơ có phần kỳ lạ của người cha, khi người vợ quá cố hiện về báo mộng nơi ở của con.

Quảng Nam: Nghi án cha hiếp dâm con ruột nhiều lần

Thứ 3, 17/09/2013 | 08:19
Sau khi ly dị vợ, Hùng đưa con gái là cháu T (SN 2001) về sống với cha mẹ ruột của Hùng. Riêng từ tháng 4.2013 đến nay, lợi dụng lúc gia đình không có người ở nhà, Hùng đã hiếp dâm cháu T thêm 8 lần

Khai thác vàng, 5 đối tượng bị phạt 300 triệu đồng

Thứ 2, 11/03/2013 | 09:17
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, ông Lê Văn Trúc vừa xử phạt vi phạm hành chính 5 đối tượng (mỗi đối tượng 60 triệu đồng) và tịch thu 4 xe mô tô do khai thác vàng trái phép.

Cảnh hoang tàn tại công trường khai thác vàng ở Lai Châu

Thứ 7, 29/06/2013 | 13:21
Trong khi Chính phủ đang có chủ trương tạm dừng việc cấp phép khai thác khoáng sản ở cả cấp bộ và địa phương thì mới đây, trong một chuyến công tác tại tỉnh Lai Châu, đích thân PV báo điện tử Người đưa tin đã mục sở thị quang cảnh hoang tàn tại một hầm mỏ khai thác vàng.

Tập đoàn khai thác hơn 230 tấn vàng một năm

Thứ 2, 22/07/2013 | 14:52
Barrick Gold là tập đoàn khai thác vàng lớn nhất thế giới với sản lượng vàng khai thác trong năm qua lên tới 231,25 tấn.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.