Doanh nghiệp FDI và 'chiêu' lỗ ảo - lãi thật trốn thuế

Doanh nghiệp FDI và 'chiêu' lỗ ảo - lãi thật trốn thuế

Thứ 3, 15/10/2013 | 08:04
0
Kết quả từ Thanh tra Chính phủ cho thấy, gần nửa doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài - FDI - báo lỗ. Tuy nhiên, mặc dù kêu "lỗ chổng vó", nhưng tốc độ doanh thu của nhiều doanh nghiệp vẫn cao. Thậm chí, các doanh nghiệp liên tiếp mở rộng quy mô sản xuất.

Rút giấy phép đầu tư nếu doanh nghiệp lỗ ảo

Thanh tra Chính phủ cho biết, tại thời điểm tiến hành thanh tra có 399 doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất ở  4 tỉnh trên, số thuế phải nộp là 688 tỷ đồng. Trong đó, có 125 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 31,3% có doanh thu 31.563 tỷ đồng nhưng lại hạch toán lỗ 1.956 tỷ đồng. Đặc biệt, có 36 doanh nghiệp trong số này đã báo lỗ tới ba năm liên tiếp với con số lỗ lên tới 2.856,8 tỷ đồng. Đó là các "đại gia" như công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam (Hà Nội) báo cáo lỗ ba năm trên 777,67 tỷ đồng; công ty TNHH sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (Đồng Nai) lỗ ba năm trên 430,4 tỷ đồng; công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hà Nội) ba năm lỗ với số tiền gần 301 tỷ đồng; công ty TNHH Sài Gòn STEC (Bình Dương) lỗ ba năm trên 218 tỷ đồng. Công ty TNHH Olympus Việt Nam (Đồng Nai) lỗ hai năm trên 256 tỷ đồng...

Bất động sản - Doanh nghiệp FDI và 'chiêu' lỗ ảo - lãi thật trốn thuế

Nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ khiến người dân hoài nghi.

Bên cạnh đó, nhiều người còn cảm thấy khó hiểu khi có đến 57% số doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất ra thông báo lỗ hoặc không có lãi. Thậm chí, việc thua lỗ của các công ty này còn xảy ra liên tiếp trong vòng 3 năm và số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu... Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI cũng chẳng thể giải thích được vì sao doanh thu của mình vẫn tăng và liên tục mở rộng quy mô sản xuất.

Có lẽ, từ trước đến nay, "lập kỷ lục" trong việc báo lỗ chính là Nestlé - một trong những doanh nghiệp FDI có thị phần lớn tại Việt Nam. Theo thống kê, trong 18 năm hoạt động, Nestlé vẫn đang kinh doanh thua lỗ và chỉ có lãi trong 4 năm. Trước đó, ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai gửi bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, Nestlé Việt Nam đang thua lỗ hơn 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở hữu. Giải thích về việc 14 năm "làm ăn thất bát", đại diện của công ty Nestlé cho rằng: Đó là chuyện bình thường.

Ngoài Nestlé, Coca cola cũng từng "than nghèo, kể khổ" khi thông báo lỗ lũy kế trong một thập kỷ gần đây lên đến 180 triệu USD. Tuy nhiên, mặc dù "kêu gào thảm thiết" là vậy nhưng mới đây, trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, Coca cola lại dự kiến sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, nhiều doanh nghiệp khác cảm thấy phẫn nộ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khẳng định, việc kinh doanh của Coca cola có dấu hiệu chuyển giá. Được biết, theo thống kê của bộ Tài chính, đây cũng chính là "võ" mà 1.172 doanh nghiệp FDI sử dụng trong thời gian qua.

Bất động sản - Doanh nghiệp FDI và 'chiêu' lỗ ảo - lãi thật trốn thuế (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn.

Bóc mẽ "tuyệt chiêu" lỗ giả-lãi thật

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu quan điểm: Cần phải điều tra thật kỹ, cụ thể từng công ty FDI có nghi vấn chuyển giá ra nước ngoài và báo lỗ. Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa thể chứng minh có hay không việc doanh nghiệp FDI chuyển giá ra. Tuy nhiên trong bối cảnh, tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục mở rộng, nhiều doanh nghiệp đã có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu... thì việc kêu lỗ chắc chắn có vấn đề.

Theo bà Phạm Chi Lan, trên thế giới, các nước luôn có một đội ngũ đủ năng lực chứng minh gian lận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Từ đó, họ tư vấn cho các cơ quan chức năng xử lý sự gian dối một cách nặng nhất. Còn ở nước ta, đội ngũ đó quá yếu, không có năng lực chứng minh những sai phạm của doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chưa  tốt nên mới để các doanh nghiệp FDI đua nhau kêu lỗ bất thường như vậy. Ngoài việc thanh tra, xử phạt thì cần có quy định rõ, lỗ bao nhiêu năm, số tiền như thế nào thì bị rút giấy phép đầu tư. Chúng ta cần có quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ để giảm tình trạng doanh nghiệp FDI thi nhau lỗ, thi nhau tận hưởng ưu đãi của Nhà nước ta.

Về việc nhiều doanh nghiệp trong nước cho rằng, Nhà nước đang có sự "ưu ái" đối với các doanh nghiệp FDI, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn nhận định: “Không thể so sánh việc các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn thua lỗ 2 năm liền thì phải giải thể với việc doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ được. Bởi, một bên là quản lý Nhà nước và một bên là tư nhân. Những đơn vị dùng ngân sách kinh doanh mà lại thua lỗ thì đương nhiên phải xem xét và xử lý. Còn phía bên kia, doanh nghiệp FDI tự dùng vốn của mình nên có phá sản hay không là tùy theo điều kiện của họ.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài kêu lỗ trong khi họ vẫn đang tăng doanh thu và mở rộng quy mô, các cơ quan kiểm tra cần tăng cường năng lực và chuyên môn, yêu cầu các doanh nghiệp này công khai, minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phát hiện sai phạm, cần xử lý theo đúng quy định để làm gương cho các đơn vị khác. Thậm chí có thể phạt gấp nhiều lần số thuế thu nhập doanh nghiệp mà họ phải nộp theo đúng quy định. Làm như vậy mới đủ tính răn đe”.

"Bóc mẽ" mánh lới các doanh nghiệp FDI chuyển giá để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho biết: “Chẳng hạn, một bộ quần áo được sản xuất tại Việt Nam, khi xuất ra nước ngoài chỉ có giá khoảng 10 đến 15 đô la Mỹ, nhưng nếu qua Singapore rồi mới xuất qua các nước phương Tây thì giá lại cao gấp 10 lần. Rõ ràng, với mức chênh lệch ấy, họ sẽ lựa chọn khai thuế xuất từ Singapore để kiếm thêm tiền lãi. Đây là cách mà doanh nghiệp nước ngoài thường dùng để chuyển giá sản phẩm.

Ngoài chuyển giá, việc kê khống hoá đơn cũng là một chiêu trò để kiếm lời. Các đơn vị cung cấp nguyên liệu là các công ty con của doanh nghiệp FDI này ở các nước khác có thể ghi hoá đơn lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực. Rồi sản phẩm làm ra tại nước ta nhưng lại được làm lại hóa đơn nâng giá gấp nhiều lần và xuất bán ra thị trường ở nước thứ 3”.

Về vấn đề lý do các doanh nghiệp "lỗ ảo-lãi thật", ông Thành kiến nghị: "Từ trước đến nay, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhận được sự ưu đãi rất nhiều của Chính phủ như giảm thuế, giãn thuế... Do vậy, nếu phát hiện ra doanh nghiệp nào cố tình báo lỗ giả, chúng ta phải có biện pháp xử lý thật nặng tay. Thậm chí, Chính phủ sẽ loại bỏ ưu đãi  của các doanh nghiệp đó".

Vương Chân - Hồng Dương

Ôm trăm tỷ ngân hàng Việt, nhiều doanh nghiệp FDI tính bài 'chuồn'

Thứ 4, 09/10/2013 | 16:03
Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) bỗng dưng "lặn không sủi tăm" sau khi nhận dự án tại Việt Nam. Thậm chí, trước khi "cao chạy xa bay", nhiều chủ đầu tư ngoại còn "ẵm" số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng của người dân và các ngân hàng Việt.

Lao động bơ vơ vì chủ doanh nghiệp FDI 'bỏ trốn'

Thứ 3, 20/08/2013 | 11:02
Làm ăn thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đồng loạt "lặn không sủi tăm". Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý những chủ doanh nghiệp bỏ trốn và chưa có chế độ hỗ trợ người lao động. Rơi vào trường hợp này, người lao động bị “thả nổi”, chỉ còn biết cách kêu trời.

Địa phương 'ăn đứt' Hà Nội, TP.HCM về thu hút FDI

Thứ 4, 07/08/2013 | 09:47
Trong 7 tháng đầu năm 2013, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI giữa các tỉnh, thành cho thấy sự cải thiện về môi trường đầu tư của các địa phương đã tạo ra sự phát triển đồng đều hơn.

Chuyện ì ạch tại các dự án bất động sản có vốn FDI

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
– Trong 10 năm qua, Hà Nội đã thu hút tới 2.003 dự án nước ngoài với tổng số vốn lên tới 13,63 tỷ USD (theo đăng ký) và đứng đầu cả nước về hạng mục đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn vào các dự án nói trên, điều dễ dàng nhận thấy là mức độ ì ạch, chậm trễ của các dự án.

Quỹ đầu tư nước ngoài sẽ mua lại nợ xấu Việt Nam?

Thứ 2, 07/10/2013 | 09:52
Nhận định về tình hình nợ xấu Việt Nam, một chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng vào cuối năm nay, một số quỹ đầu tư góp vốn tư nhân nước ngoài sẽ thực hiện một số thương vụ nhỏ mua lại nợ xấu của Việt Nam.

Bán một ngân hàng cho nước ngoài?

Thứ 2, 30/09/2013 | 08:35
Một số nguồn tin cho biết, một ngân hàng thuộc nhóm yếu kém chưa có hướng tái cơ cấu sẽ bán 100% vốn cho nước ngoài. Đây là việc chưa có tiền lệ và liệu điều đó có trở thành hiện thực?.

Ôm trăm tỷ ngân hàng Việt, nhiều doanh nghiệp FDI tính bài 'chuồn'

Thứ 4, 09/10/2013 | 16:03
Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) bỗng dưng "lặn không sủi tăm" sau khi nhận dự án tại Việt Nam. Thậm chí, trước khi "cao chạy xa bay", nhiều chủ đầu tư ngoại còn "ẵm" số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng của người dân và các ngân hàng Việt.

Lao động bơ vơ vì chủ doanh nghiệp FDI 'bỏ trốn'

Thứ 3, 20/08/2013 | 11:02
Làm ăn thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đồng loạt "lặn không sủi tăm". Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý những chủ doanh nghiệp bỏ trốn và chưa có chế độ hỗ trợ người lao động. Rơi vào trường hợp này, người lao động bị “thả nổi”, chỉ còn biết cách kêu trời.

Địa phương 'ăn đứt' Hà Nội, TP.HCM về thu hút FDI

Thứ 4, 07/08/2013 | 09:47
Trong 7 tháng đầu năm 2013, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI giữa các tỉnh, thành cho thấy sự cải thiện về môi trường đầu tư của các địa phương đã tạo ra sự phát triển đồng đều hơn.

Chuyện ì ạch tại các dự án bất động sản có vốn FDI

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
– Trong 10 năm qua, Hà Nội đã thu hút tới 2.003 dự án nước ngoài với tổng số vốn lên tới 13,63 tỷ USD (theo đăng ký) và đứng đầu cả nước về hạng mục đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn vào các dự án nói trên, điều dễ dàng nhận thấy là mức độ ì ạch, chậm trễ của các dự án.

Quỹ đầu tư nước ngoài sẽ mua lại nợ xấu Việt Nam?

Thứ 2, 07/10/2013 | 09:52
Nhận định về tình hình nợ xấu Việt Nam, một chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng vào cuối năm nay, một số quỹ đầu tư góp vốn tư nhân nước ngoài sẽ thực hiện một số thương vụ nhỏ mua lại nợ xấu của Việt Nam.

Bán một ngân hàng cho nước ngoài?

Thứ 2, 30/09/2013 | 08:35
Một số nguồn tin cho biết, một ngân hàng thuộc nhóm yếu kém chưa có hướng tái cơ cấu sẽ bán 100% vốn cho nước ngoài. Đây là việc chưa có tiền lệ và liệu điều đó có trở thành hiện thực?.
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).