Doanh nghiệp tư nhân đề xuất làm đường sắt trên cao:

Doanh nghiệp tư nhân đề xuất làm đường sắt trên cao: "Chúng tôi chỉ muốn đẩy nhanh dự án"

Thứ 4, 30/08/2017 | 07:00
8
Công ty Gia Bảo cho rằng điểm nghẽn ở các dự án đường sắt trên cao hiện nay là giải phóng mặt bằng. Trong khi đây là công việc mà tư nhân hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt với chi phí tiết kiệm nhất.
Tiêu dùng & Dư luận - Doanh nghiệp tư nhân đề xuất làm đường sắt trên cao: 'Chúng tôi chỉ muốn đẩy nhanh dự án'

Giải phóng mặt bằng luôn là “nỗi ác mộng” với các dự án cơ sở hạ tầng nội đô.

Dư luận thời gian qua xôn xao trước thông tin một doanh nghiệp tư nhân là công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo muốn thay Tổng công ty Đường sắt thực hiện Dự án đường sắt trên cao tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên) theo hợp đồng BT phần vốn đối ứng 15% của Việt Nam. Doanh nghiệp này dự kiến bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng vào cuối năm 2017 và dự án đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Long, Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo.

Ông có thể chia sẻ sâu hơn về đề xuất của doanh nghiệp?

Thực tế hiện nay là các dự án đường sắt trên cao nằm trong quy hoạch của Hà Nội đều đang chậm tiến độ. Nguyên nhân có nhiều, song quan trọng nhất phải kể tới khâu giải phóng mặt bằng – giai đoạn rất phức tạp của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nội đô. Dự án Đường sắt trên cao tuyến số 1 có phần lớn nguồn vốn là vốn ODA từ Nhật Bản, vốn đối ứng của Việt Nam chiếm 15% dưới hình thức giải phóng mặt bằng.

Hiện Ngân sách đang cấp tiền cho Tổng công ty Đường sắt để thực hiện nhưng rõ ràng là tiến độ dự án rất chậm. Đúng ra năm nay đã phải có đường đi rồi, nhưng Tổng công ty Đường sắt đã phải lùi lại đến năm 2024. Tôi lo ngại rằng với tình trạng hiện nay thì còn bị đình trệ nữa. Nếu dự án “chết” quá lâu, phía Nhật cắt nguồn ODA thì lấy đâu ra vốn mà làm? Mà muốn đẩy nhanh thì ngoài việc phụ thuộc vào Ngân sách, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt còn phải “đẻ” thêm không dưới 50 người làm liên tục nhiều tháng trời mới mong hoàn thành được khâu giải phóng mặt bằng. Điều này là bất hợp lý nhất là khi Nhà nước đang có chủ trương tinh giản biên chế, giảm bớt bộ máy cồng kềnh tại các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, có thể để tư nhân đảm nhận việc giải phóng mặt bằng. Nhà nước không bỏ tiền ra, chỉ cần đổi đất để chúng tôi thực hiện tái định cư cho người dân trong phạm vi dự án. Gia Bảo cam kết mức lợi nhuận 9% bao gồm cả lãi vay, bất cứ phần trăm lợi nhuận nào vượt quá sẽ chuyển về Ngân sách và chịu sự giám sát của Tổng công ty Đường sắt cũng như kiểm toán (Deloitte). Ví dụ Gia Bảo đầu tư cơ sở hạ tầng khu đất hết 100 tỷ, chúng tôi chỉ thu về đúng 100 tỷ, phần dôi ra nộp cho nhà nước. Phương thức làm có thể là cuốn chiếu, giúp quay vòng vốn liên tục và không phụ thuộc nhiều vào vay nợ ngân hàng. Đơn cử, 500 tỷ đồng có thể làm cho 500 hộ, hết 500 hộ này sẽ tiếp tục làm tiếp cho 500 hộ nữa.

Theo ước tính của chúng tôi, hàng nghìn hộ dân từ Ngọc Hồi tới Yên Viên nằm trong phạm vi dự án. Chi phí dự toán vào khoảng 4.500 tỷ đồng, phần lớn để thực hiện giải phóng mặt bằng. Đây là chúng tôi ước đoán, còn số liệu chính xác, nếu được Chính phủ chấp thuận, Gia Bảo sẽ làm việc cụ thể với Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty đường sắt, kết hợp với Thành phố, quận, huyện khảo sát thực tế.

Có ý kiến Gia Bảo là doanh nghiệp chưa có nhiều tiếng tăm, lo ngại về nguồn lực của đơn vị, ông có bình luận gì?

Ở đây cần nói rõ ý tưởng của chúng tôi. Gia Bảo sẽ đứng ra sắp xếp kế hoạch giải phóng mặt bằng, bao gồm phối hợp với cơ quan ban ngành kiểm đếm chi tiết các hộ dân trong diện di dời, và xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất được Thành phố Hà Nội đối ứng cho tái định cư. Bởi vậy cái cần thiết là năng lực sắp xếp kế hoạch chứ tiền nhiều chưa chắc đã làm được. Đây là điểm mà Gia Bảo rất tự tin. Bản chất “bài toán” là sắp xếp lợi ích của các bên, nhất là của người dân, sao cho ổn thỏa nhất. Người dân có thể lựa chọn đất nền hoặc chung cư tùy thuộc nhu cầu khi thực hiện tái định cư.

Hà Nội vừa rồi đã đề xuất với Chính phủ đổi 6.000 ha đất để làm đường sắt trên cao và mở đường giao thông. Ý tưởng của Gia Bảo cũng trùng khớp như thế. Vậy tại sao lại không đổi một ít đất để lấy nguồn vốn tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án. Thời điểm hiện tại, dự án càng đình trệ thì càng thiếu hiệu quả, chi phí càng đội lên, trong khi vốn Nhật luôn có sẵn và chỉ đợi giải ngân khi phía Việt Nam cung cấp được mặt bằng sạch. Đây là điều khiến chúng tôi rất trăn trở.

Phải chăng cơ quan chức năng chưa nắm bắt được ý tưởng của doanh nghiệp, thưa ông?

Tôi cho là như vậy. Gia Bảo muốn tham gia dự án vì sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội. Nên nhớ rằng tỷ suất lợi nhuận chúng tôi đưa ra là rất thấp, chỉ 9% bao gồm cả lãi vay, thấp hơn nhiều mức trung bình 11,5% của các dự án tương tự hiện nay. Trong bối cảnh Ngân sách gặp nhiều khó khăn, và cơ quan chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải, cùng đơn vị thực hiện là Tổng công ty Đường sắt đang phải xử lý nhiều vấn đề cấp bách, thì giao cho tư nhân thực hiện 15% nguồn vốn đối ứng là con đường ngắn nhất để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng - nút thắt của dự án.

Bởi vậy, chúng tôi hoan nghênh bất cứ doanh nghiệp nào có năng lực thực hiện dự án, chứ không nhất quyết phải là Gia Bảo. Chúng tôi cho đây là ý tưởng rất hay, hiệu quả trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Song dường như các cơ quan nhà nước chưa nắm bắt hay chưa hiểu đúng ý tưởng của chúng tôi. Nếu có cơ hội tham gia, Gia Bảo tin rằng dự án sẽ được đẩy nhanh tiến độ với chi phí tiết kiệm nhất.

Xin cảm ơn ông!

Nghi Điền – Thủy Tiên

Công ty tư nhân muốn thay Tcty Đường sắt làm dự án tỷ đô

Thứ 5, 24/08/2017 | 10:33
Công ty Gia Bảo muốn thực hiện Dự án đường sắt trên cao tuyến số 1 bằng hình thức BT, cam kết hoàn thành sớm hơn 4 năm so với kế hoạch của Tcty Đường sắt.
Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

Dừa tăng giá mạnh, người trồng rất phấn khởi

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:45
Thời gian gần đây, giá dừa tươi ở khu vực miền Tây Nam bộ tăng cao, mang lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Thanh Hóa: Xác minh nhiều trang sức nghi giả thương hiệu nổi tiếng

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:19
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.

Tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, nỗ lực “hạ nhiệt” giá vé máy bay

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:15
Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay, trong đó có nhiều chuyến bay đêm giá thành thấp hơn để phục vụ người dân.

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá xăng tăng, RON 95 chính thức vượt 25.000 đồng/lít

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:28
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (17/4).
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Thanh Hóa: Xác minh nhiều trang sức nghi giả thương hiệu nổi tiếng

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:19
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.