Bảo tàng các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở Đồng Nai

Bảo tàng các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở Đồng Nai

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:14
0
Ý tưởng thực hiện một gian trưng bày thủy sản, đặc biệt là cá đã được nhen nhóm từ năm 2006 và sắp trở thành hiện thực tại Đồng Nai.

Những loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng trước sự săn bắt và quá trình đô thị hóa của con người đã được lưu giữ trong bảo tàng. Chúng được sưu tầm và trải qua nhiều công đoạn xử lý rồi được sắp xếp trông hết sức ấn tượng. Đó là chuyện hết sức lạ và đang được các cán bộ bảo tàng Đồng Nai thực hiện những khâu cuối cùng để chuẩn bị trưng bày cho công chúng thưởng lãm.

Nhiều năm khổ công sưu tầm

Ông Lưu Văn Du, giám đốc bảo tàng Đồng Nai cho biết, chuyên đề trưng bày về thủy sản, trong đó đa phần là cá ra đời là một nỗ lực lớn của nhiều cán bộ, nhân viên. Hiện nay, bảo tàng đang tiến hành các công đoạn để chuẩn bị cho ra mắt chuyên đề về thủy sản này. "Về cơ bản, chúng tôi đã tiến hành và sưu tập được một lượng khá lớn về thủy sản nhưng đa phần là các loài cá. Tất cả đang được bảo tàng Đồng Nai cho vào một kho lạnh để bảo quản", ông Du nói.

> Đọc thêm: Kinh dị bảo tàng cơ thể người

Lạ & Cười - Bảo tàng các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở Đồng Nai

Một mẫu vật đang được cất giữ trong kho

Dẫn chúng tôi lên tham quan kho được bảo quản cẩn trọng là anh Trần Anh Thịnh, cán bộ bảo tàng. Theo anh Thịnh, các mẫu vật đều phải được bảo quản trong nhiệt độ ổn định. Quan sát các gian trưng bày trong kho, chúng tôi thấy có nhiều loài cá lạ. Một điều đặc biệt là chúng được bảo quản hết sức cẩn thận, nằm trên các giá đỡ, trong tư thế đang bơi lội. Thêm vào đó, để tạo ra sự sinh động, bảo tàng đã cho chúng sống trong môi trường giống nước. Đó là các hóa chất để giữ cho các tiêu bản cá được tồn tại lâu.

Bà Lâm Thị Vân Thoa, trưởng phòng Kiểm kê Bảo quản, bảo tàng Đồng Nai cho biết, hiện chuyên đề thủy sản Đồng Nai có hơn 1.000 con của 84 loài khác nhau, riêng cá có 62 loài. Các loài khác được sưu tầm và đưa vào bảo tàng như tôm, cua, ba ba… Công tác sưu tầm được manh nha và kéo dài trong hơn 6 năm, từ năm 2006 cho tới đầu năm 2013. Đồng thời, được sự giúp đỡ của chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Đồng Nai đến nay, bảo tàng thực sự là nơi mà mọi người có thể tìm hiểu về loài cá có mặt tại Đồng Nai từ cổ chí kim. "Nhiều loài trước đây có rất nhiều tại Đồng Nai nhưng nay do quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp mọc lên cùng với sự khai thác quá mức, theo kiểu tận diệt đã làm cho chúng dần cạn kiệt. Phải qua nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm để đến hôm nay mới có một bộ sưu tập như thế", ông Du nhấn mạnh.

Bà Thoa cho biết thêm, các loài được sưu tầm và đưa vào bảo tàng theo tiêu chí loài nào có nguy cơ tuyệt chủng thì cho tiến hành làm trước. Loài nào còn nhiều trong tự nhiên thì tiến hành từ từ. Nhiều loài quý hiếm, hiện chỉ là trong ký ức của nhiều người cố cựu tại Đồng Nai và một số nơi khác như: Cá duồng, cá ét, cá lưỡi trâu, cá đù, cá leo, cá thòi lòi biển, cá chai lại xuất hiện tại bảo tàng làm nhiều người ngạc nhiên. "Tôi là người rất mê cá, ở nhà tôi cũng nuôi mấy con cá cảnh. Tuy nhiên, nghe anh nói có một bảo tàng cá và có nhiều loài quý hiếm như trên tôi hết sức tò mò. Mong là bảo tàng Đồng Nai sớm đưa ra trưng bày cho mọi người được thưởng lãm", anh Nguyễn Ánh Dương, ở TP.HCM chia sẻ.

Bên cạnh các loài quý hiếm thì cũng có nhiều loài đã được bảo tàng đưa vào để lưu giữ như: Cá bống tượng, cá chình mun, cá chẽm, cá lóc bông, cá trắm cỏ tạo nên sự phong phú và đa dạng, sẽ là sức hút cho người xem.

Ông Du chia sẻ, bảo tàng sẽ là nơi lưu giữ những loài cá, sau này chúng có bị tuyệt chủng thì con cháu chúng ta cũng biết ngày trước, tại Đồng Nai có những loài như thế. Đó là minh chứng thực tế nhất.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bình Minh, một người dân ngụ tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa chia sẻ: "Hiện nay, các khu công nghiệp mọc lên nhiều, đã san phẳng nhiều ao hồ, sông suối nên các loài thủy sản cũng biến mất theo. Ngày trước, chúng tôi khi ấy còn bé hay thích đi mò cua bắt ốc và thường bắt được rất nhiều tôm, cá. Có những con rất bự. Bây giờ, ngay khu vực chúng tôi ở chỉ toàn thấy nhà cửa, các nhà máy, khu chuồng trại chăn nuôi mọc lên, làm ô nhiễm các nguồn nước, làm các loài thủy sản cũng chết đi nhiều".

Lạ & Cười - Bảo tàng các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở Đồng Nai (Hình 2).

Bảo quản như cổ vật

Để có một gian trưng bày hoành tráng như thế thì ngoài việc mất nhiều thời gian sưu tầm thì các cán bộ bảo tàng cũng phải tiến hành nhiều khâu mới có thể đưa chúng lên kệ. Theo bà Thoa, công việc bảo quản các tiêu bản cá trong bảo tàng cũng không hề dễ dàng. Nó cũng giống như bảo quản những cổ vật vậy. Theo đó, khi tiếp nhận các loài cá từ trong tự nhiên thường đã chết, các cán bộ bảo tàng phải tiến hành sơ chế, làm sạch con cá. Tuy nhiên, không phải con nào cũng đáp ứng được các tiêu chí và cho ngay vào bảo tàng. Chúng phải còn nguyên vẹn, không bị thương tích, dù là mất một cái vây (vảy) và đặc biệt là không bị dị hình. Thêm vào đó, các loài đưa vào bảo tàng cũng phải đáp ứng thêm tiêu chí là đang ở độ tuổi trưởng thành. Bảo tàng không nhận những cá thể nào non hoặc già quá. Sau đó, chúng sẽ được tiêm phóc môn và được ngâm trong một hỗn hợp dung dịch để giữ thể trạng, tránh phân hủy. Để kéo dài tuổi thọ, các tiêu bản này phải được bảo quản trong phòng lạnh.

Cũng theo bà Thoa cho biết: "Sau khi làm những công đoạn trên các loài thủy sản sẽ cho vào tủ kính. Tùy hình dạng, kích thước mà có những lồng kính phù hợp với loài đó. Sau đó, chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra môi trường cho chúng nằm giống với cách chúng sống trong tự nhiên. Đặc biệt là việc thiết kế các giá đỡ, cho chúng được nằm trên đó, để tránh không lám biến dạng. Đó vừa là cách làm tạo nên sự thu hút, lôi cuốn cho người xem. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng sẽ chú thích tên, loài, dán ngay tủ kính, giúp khách tham quan hiểu và nắm cơ bản về đặc tính của từng tiêu bản và loài".

Chính vì các công đoạn công phu trên mà khi cảnh cửa của kho thủy sản mở ra, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy các loài cá, tôm, cua đang được bảo quản tại đây. Trông chúng giống như còn sống và đang bơi trong hồ, chứ không phải là những tiêu bản đã được xử lý. Ông Du cho biết, đây là một cách làm tương đối mới lạ và độc đáo. Hiện nay, bảo tàng là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam tiến hành làm gian trưng bày các loài thủy sản. Dù còn có những khó khăn nhất định nhưng chúng tôi sẽ tạo nên một chuyên đề về thủy sản ấn tượng, thu hút công chúng trong và ngoài tỉnh đến thưởng lãm.

Cũng theo ông Du thì đây là một trong những sáng kiến để làm cho các gian trưng bày của bảo tàng thêm phần phong phú và sinh động hơn. Qua đó, có thể thu hút thêm nhiều người đến với bảo tàng. Đồng thời, có thể xem đây là một trong những sản phẩm du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Ngày nay, số lượng khách đến với các bảo tàng rất ít. Một phần là do các hiện vật và cách trưng bày của các bảo tàng. Thêm vào đó, nhiều người luôn coi bảo tàng là một cái gì đó thuộc về khoa học nên ít chú ý tới mảng này. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, cũng với chuyên đề về thủy sản được trưng bày, bảo tàng Đồng Nai sẽ thu hút thêm nhiều khách tham quan.

 Góp phần bảo vệ môi trường

Ông Du cho biết, gian trưng bày chuyên đề về thủy sản, đặc biệt là cá ra đời cũng là một cách để tuyên truyền cho người dân, đặc biệt thế hệ trẻ có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Bởi Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung hiện đang đối mặt với nhiều thách thức của môi trường. Các khu công nghiệp kéo theo các nhà máy, xí nghiệp mọc lên nhiều nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, từ đó hủy diệt nhiều loài thủy sản quý hiếm.

Trung Nghĩa

Cận cảnh hình ảnh về bảo tàng trinh tiết

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Bảo tàng Dụng cụ tình dục Prague ở Séc nổi tiếng với bộ sưu tập quần khóa trinh tiết đa dạng, từ cổ đến hiện đại. Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày cả những chiếc khóa “trinh” cho nam giới.

Bảo tàng văn hóa độc đáo của ông già phương Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Ở tuổi đầu bạc, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường đã gom góp cho mình hơn năm chục ngàn trang viết và lập kỷ lục người sở hữu hơn 100kg tiền cổ.

“Bảo tàng sống” đồng bào Chơ Ro

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Già Năm còn lưu giữ được hàng trăm hiện vật thời chiến.

Kinh dị bảo tàng cơ thể người

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Cuộc triển lãm "Thế giới cơ thể người" của nhà giải phẫu người Đức Gunther von Hagens đã làm dấy lên các cuộc tranh cãi tại nhiều thành phố châu Âu, nơi cuộc triển lãm đi qua.