Dư luận quốc tế đánh giá về chiến lược “Ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc

Dư luận quốc tế đánh giá về chiến lược “Ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 01/05/2020 | 20:00
0
Mặc dù là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch covid-19, Trung Quốc vẫn khéo léo thể hiện sức mạnh mềm của mình bằng “ngoại giao khẩu trang”.

Không đơn giản là một động thái nhân đạo

Tiêu điểm - Dư luận quốc tế đánh giá về chiến lược “Ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc

Trung Quốc đang có những chiến lược lấy lại hình ảnh trên toàn cầu trong dịch COVID-19.

Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã gửi dược phẩm, khẩu trang, máy thở và các thiết bị y tế đến nhiều quốc gia trong lúc dịch covid-19 bùng phát toàn cầu. Trung Quốc cũng đã gửi các nhóm chuyên gia y tế đến ít nhất mười quốc gia.

Mặc dù các gói hỗ trợ vật tư y tế chắc chắn sẽ giúp ích cho nhiều người dân ở các quốc gia như Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh – những nơi đã có hàng nghìn trường hợp tử vong. Nhưng trên thực tế, chính quyền tại các quốc gia này dường như lại đón nhận lòng tốt đó bằng sự dè chừng. Theo giới phân tích, các chuyến hàng viện trợ của Trung Quốc không đơn giản là một động thái nhân đạo đơn thuần mà là một phần trong nỗ lực rộng lớn của cái được gọi là "ngoại giao khẩu trang". Đây là nỗ lực nhằm xây dựng hình ảnh thân thiện trên toàn thế giới và giúp thiết lập vai trò lãnh đạo toàn cầu mà quốc gia này mong muốn từ lâu.

Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này đã gửi hỗ trợ y tế đến Italy, Iran, Serbia và Philippines, cũng như 1.140 máy thở đến bang New York, Mỹ vào đầu tháng Tư. Trong khi các quốc gia khác, bao gồm Tây Ban Nha, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua thiết bị y tế từ các công ty tư nhân Trung Quốc.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: "Trung Quốc đang nỗ lực để đáp lại thiện chí mà chúng tôi đã nhận được trước đó trong đại dịch, thực hiện hành động nhân đạo quốc tế và triển khai tầm nhìn của một cộng đồng có sự đồng lòng với tương lai chung của nhân loại. Chúng tôi sẽ không bao giờ đứng từ xa hay trốn tránh bạn bè khi họ gặp rắc rối. Chúng tôi sẽ không bao giờ lựa chọn hay yêu cầu thêm điều kiện khi mở rộng bàn tay giúp đỡ".

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực tiến hành "ngoại giao khẩu trang". Nước này muốn thế giới thấy rằng họ đang hết mình chống lại dịch bệnh, đồng thời muốn xoa dịu sự chỉ trích đi kèm những cáo buộc không hay liên quan đến việc covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc.

"Các quan chức Trung Quốc và bộ máy truyền thông của họ đang nỗ lực trên toàn thế giới để xây dựng hình ảnh Chính phủ Trung Quốc là giải pháp cho vấn đề, chứ không phải là một trong những nguồn gốc của vấn đề", Sophie Richardson, thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với Business Insider.

"Ngoại giao khẩu trang" của Trung Quốc dường như đã đạt được hiệu quả khả thi ở một số quốc gia châu Âu như Serbia, Hungary. Khi các thiết bị y tế viện trợ của Trung Quốc tới nơi, biển quảng cáo với gương mặt của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng với dòng chữ "cảm ơn ông Tập" đã được trưng tại nhiều nơi ở Belgrade, Thủ đô của Serbia.

Nhưng, sự chào đón hồ hởi đó lại không xuất hiện ở hầu hết các nước phương Tây. Giới chức và chuyên gia y tế phương Tây vẫn không quên, dịch covid-19 bùng phát từ Trung Quốc. Đồng thời cho rằng Trung Quốc đã có những bước đi không phù hợp trong giai đoạn đầu khiến cho dịch bệnh trở nên mất kiểm soát.

Chuyển hướng châu Á

Tiêu điểm - Dư luận quốc tế đánh giá về chiến lược “Ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc (Hình 2).

Hàng viện trợ y tế của Trung Quốc gửi tới Indonesia.

Sau khi triển khai gói hỗ trợ ở châu Âu và Trung Đông, Trung Quốc hiện đang tăng cường “ngoại giao khẩu trang” ở khu vực gần gũi hơn, đó là Đông Nam Á. Vào cuối tháng Ba, Bắc Kinh đã giao 40 tấn thiết bị y tế cho Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á và cũng nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng covid-19 tồi tệ nhất trong khu vực.

Hình ảnh các chuyến giao hàng khẩu trang và bộ dụng cụ thử nghiệm của Trung Quốc tới Indonesia được mô tả như một sự hỗ trợ hữu hiệu và tăng cường hình ảnh của Bắc Kinh.

Với việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn chỉ tập trung vào ngăn chặn sự bùng phát covid-19 tại Mỹ, Trung Quốc đang sử dụng hiệu quả các bước đi chiến lược của mình để lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại trong ứng phó đại dịch trên bình diện toàn cầu.

Như tạp chí TIME mô tả, nếu chỉ xét trên khía cạnh ngoại giao, các nỗ lực của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia phương Tây cảm thấy nhiều tính toán khó chịu. Trong mối quan hệ đan xen vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa Trung Quốc và phương Tây thì cuộc khủng hoảng covid-19 là cơ hội để ghi điểm và sẽ thật đáng tiếc nếu để lãng phí. Hiện tại, Trung Quốc đang tận dụng cơ hội này rất tốt.

Bên cạnh đó, “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc sẽ là cách thức tốt hơn để thiết lập quan hệ lâu dài với các quốc gia mà nước này muốn làm ăn và đầu tư. Trong vài năm trở lại đây, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã bị chỉ trích về cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ”.

Nhiều học giả cho rằng Trung Quốc cố tình dụ dỗ các nước tham gia vào các dự án quốc tế và các khoản vay với lợi nhuận ngắn hạn, có vẻ sinh lợi, nhưng thực tế lại khiến các quốc gia này rơi vào các thỏa thuận cho vay dai dẳng và bị phụ thuộc. Hình thức triển khai này được Trung Quốc sử dụng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” với những dự án hạ tầng lớn ở Nam Á và châu Phi.

Thông qua việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp tại các thời điểm quan trọng như thiên tai và khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, bao gồm cả trong đại dịch covid-19, Trung Quốc sẽ có được quyền truy cập dễ dàng và đáng kể vào cơ sở hạ tầng quan trọng tại các quốc gia mà nước này hướng tới. Nó cũng là cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ “có đi có lại” giữa hai bên. Từ đó, tiếng xấu về “ngoại giao bẫy nợ” bị xóa bỏ.

Nhưng quan trọng hơn, bằng cách cho phép nhập khẩu công nghệ, vật tư Trung Quốc đều đặn và ổn định, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể mở rộng thị phần cho các ngành công nghiệp non trẻ như công nghệ sinh học và thiết bị y tế một cách hiệu quả. Đây là cách gián tiếp thúc đẩy doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần quan trọng trong chiến lược Made in China 2025.

Bi kịch thần đồng 10 tuổi đã đỗ đại học nổi tiếng Trung Quốc

Thứ 4, 29/04/2020 | 11:00
Nổi danh với trí tuệ siêu phàm, nhưng cuộc sống của thần đồng nhí 10 tuổi thực sự khiến nhiều phụ huynh ái ngại.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.