Đưa

Đưa "xã hội đen" vào quản lý đô thị?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
0
Sự thay đổi chủ quản lý, khai thác và vận hành công tác quản lý KĐT đã được UBND TP. Hà Nội thông báo tại văn bản số 1922, ngày 21/3/2012. Với các hộ dân, nội dung trong văn bản 1922 này thể hiện sự kém sâu sát, thiếu hiểu biết "lòng dân" của lãnh đạo thành phố. Sự thay đổi này mà diễn ra thật, chắc chắn sẽ làm xáo trộn lớn trong đời sống của người dân.

Dùng "xã hội đen" để quản lý?

Bà Phan Thị Nụ, tổ trưởng 48, nhà B3D, đại diện cho 120 hộ dân, cho biết: "Khi chúng tôi về KĐT này, nhiều thứ còn thiếu và hỏng. Đường toàn cỏ, cầu thang máy hỏng liên tục; cống rãnh ứ đầy, nhiều muỗi, vệ sinh không đảm bảo... Xí nghiệp Quản lý dịch vụ & khai thác KĐT giải quyết những "bùng nhùng" đó rất nhanh để nó được khang trang, hiện đại, sạch sẽ như hiện nay. Chúng tôi nhận được công văn thay đổi chủ quản lý tòa nhà, chúng tôi không đồng ý. Công văn này không phản ánh được "lòng dân" mà chỉ giải quyết được "cái gì đó" của cá nhân thì phải.

Làm gì có chuyện, tự nhiên, có một số người lạ, đầu trọc - như xã hội đen - đến gõ cửa, xin gặp nhưng lời nói đầy giọng đe dọa rằng: “Chúng cháu được thành phố cho phép quản lý tòa nhà này rồi, mong bác hợp tác giúp đỡ. Miệng nói hợp tác, giúp đỡ nhưng chất giọng là dọa nạt. Giữa Thủ đô mà lại có cán bộ như "xã hội đen" thế sao? Thay mặt 120 hộ dân, tôi không đồng ý thay đổi chủ quản lý tòa nhà".

Bất động sản - Đưa 'xã hội đen' vào quản lý đô thị?

Đây là những kiến nghị các hộ dân gửi đến báo Người đưa tin.

Trong đơn kiến nghị gửi đến Người đưa tin, các hộ dân ở nhà B11 bức xúc trình bày: Chúng tôi về sống yên ổn ở KĐT Nam Trung Yên đã 10 năm. Tòa nhà và mặt tiền KĐT được khang trang, sạch đẹp như hôm nay là do các hộ dân "tự cứu lấy mình" cùng sự giúp đỡ của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ & khai thác KĐT. Lúc cơ sở vật chất như đường sá, điện nước, cầu thang máy chưa ổn định, nhà bị bong, nứt, chẳng thấy thay đổi. Giờ hình thành KĐT đẹp thì lại thi nhau vào đòi quản lý, làm xáo trộn đời sống của chúng tôi. Chúng tôi phản đối sự thay đổi. Lề đường, sân chơi, thảm cỏ, cây xanh là những không gian chung, bất khả xâm phạm của KĐT, sao lãnh đạo thành phố lại ngang nhiên ký cho công ty tư nhân vào lấn chiếm để kinh doanh. Tiền kinh doanh đó, đút vào túi ai? Chúng tôi không chấp nhận sự thay đổi này. Bởi nó là xáo trộn cuộc sống vốn dĩ đã đầy biến động của các hộ dân phải trong cảnh di dời, tái định cư như chúng tôi".

Đòi quản lý để "bán cái"?

Ông Nguyễn Thành An, đại diện hộ dân nhà B5, phân tích: "Với tất cả những văn bản thành phố gửi cho cơ quan chức năng mà người dân được biết, tôi cho rằng, những văn bản này chưa đủ cơ sở pháp lý để thay đổi chủ quản lý, khai thác. Chủ quản lý mới không có chức năng nhiệm vụ khai thác, quản lý tòa nhà đô thị, họ sẽ vận hành thế nào? Hay "trúng thầu" rồi thì lại "bán cái" cho đơn vị có kinh nghiệm quản lý, khai thác lấy tiền chênh lệch, rồi đẩy hộ dân vào cảnh dở khóc, dở cười với những hỏng hóc đơn giản nhất của cầu thang, đường ống nước, hố gas... Chức năng, nhiệm vụ không được giao, Tổng Nhà Hà Nội cứ xin quản lý, khai thác nhằm mục địch gì?".

Bà Phạm Thị Thục, thay mặt 120 hộ dân nhà B11A, phản ánh: "Chúng tôi khẳng định, sự thay đổi chủ quản lý, khai thác, vận hành tòa nhà là không cần thiết. Xí nghiệp Quản lý dịch vụ & khai thác KĐT đang làm rất tốt, hiệu quả, chẳng có lý do gì, thành phố "truất quyền" được làm việc của họ cả. Họ đã giúp người dân KĐT Nam Trung Yên rất nhiều. Hơn nữa, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ & khai thác KĐT là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc UBND TP. Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý quỹ nhà được đầu tư bằng vốn ngân sách để khai thác và cung cấp các dịch vụ theo quy định trong phạm vi quỹ nhà được giao quản lý... Chức năng rõ ràng như vậy, trong quá trình vận hành hiệu quả, sao thành phố lại khiên cưỡng chuyển chủ quản lý KĐT? Chúng tôi không đồng ý chuyển về Tổng Nhà Hà Nội quản lý. Lãnh đạo thành phố nên thấu hiểu lòng dân và hãy quyết định vì dân chứ đừng vì những "sân si" khác".

N.P.V


Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.

Đất "vàng" ghi tên Tân Hoàng Minh bị "hô biến" thành bãi trông xe

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:02
Khu đất “vàng” đã bỏ không nhiều năm nay nằm cạnh hồ Tây (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) được rào chắn với bảng hiệu Tân Hoàng Minh bất ngờ trở thành bãi xe ôtô.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý hành vi thổi giá chung cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Hà Nội tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2024.

Nhà đầu tư Nhật Bản “rót tiền” vào dự án bất động sản ở Bình Dương

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
4 nhà đầu tư Nhật Bản sẽ hợp tác phát triển dự án quy mô gần 50ha, có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.