Đức tìm kiếm nguồn cung năng lượng mới ở châu Phi

Đức tìm kiếm nguồn cung năng lượng mới ở châu Phi

Thứ 2, 05/12/2022 | 10:37
0
Chuyến thăm châu Phi của Bộ trưởng Kinh tế Đức được xem là một phần trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới nhằm đảm bảo nguồn cung cho quốc gia này.

Ngày 4/12, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Namibia và Nam Phi.

Chuyến thăm được xem là một phần trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới nhằm đảm bảo nguồn cung cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu trước sự thiếu hụt xảy ra liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong chặng dừng chân đầu tiên tại Thủ đô Windhoek của Namibia, Bộ trưởng Habeck cùng phái đoàn gồm 24 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức sẽ ký thỏa thuận về sản xuất hydro xanh.

Phát biểu trước báo giới trước khi rời Berlin, Bộ trưởng Habeck khẳng định: “Namibia có những lợi thế rất lớn về vị trí địa lý so với châu Âu. Bờ biển Skeleton của Namibia ở Đại Tây Dương là nơi lý tưởng để sản xuất hydro xanh do có nhiều nắng và gió."

Gần đây, Công ty RWE của Đức và tập đoàn Hyphen Hydrogen Energy đã ký bản ghi nhớ, theo đó RWE có thể nhận tới 300.000 tấn amoniac xanh mỗi năm, một dẫn xuất hydro đặc biệt phù hợp để vận chuyển bằng tàu.

Theo kế hoạch, cuối tuần này, Bộ trưởng Habeck sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp Đức-Phi tại Johannesburg cùng với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Chuyến thăm châu Phi của ông Habeck là một phần trong sứ mệnh rộng lớn hơn của Chính phủ Đức nhằm thiết lập các liên minh năng lượng mới ở nước ngoài sau khi nguồn cung năng lượng cho Đức bị gián đoạn.

Trước đó, ông Habeck cũng đã tới Canada, Qatar và Na Uy trong nỗ lực bảo đảm nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Riêng Qatar đã đồng ý cung cấp LNG cho Đức theo thỏa thuận khí đốt kéo dài ít nhất 15 năm. Theo đó, tập đoàn năng lượng Qatar Energy và công ty ConocoPhillips đã nhất trí cung cấp 2 triệu tấn LNG mỗi năm tới Đức từ năm 2026.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn phụ thuộc nặng nề vào nguồn khí đốt nhập khẩu của Nga trong nhiều năm, đã phải nỗ lực để tăng cường dự trữ khí đốt sau khi Nga cắt nguồn cung liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.

Chính phủ đã đặt mục tiêu các kho chứa khí đốt có thể đạt 95% công suất dự trữ vào tháng 11. Và mục tiêu này đã đạt được trước thời hạn từ giữa giữa tháng 10/2022.

Ngoài động lực tiết kiệm, các công ty và người tiêu dùng chú ý đến lời kêu gọi của chính phủ giảm tiêu thụ.

Kết quả trên đạt được một phần là nhờ nỗ lực của chính phủ trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, đặc biệt là thông qua việc nhập khẩu LNG từ các quốc gia như Na Uy và Mỹ.

Liên quan đến việc nhập khẩu LNG, một dấu mốc quan trọng trong ngày 15/11 là Đức khánh thành kho tiếp nhận LNG nổi đầu tiên ở cảng phía Bắc Wilhelmshaven. Đây được coi là một bước quan trọng để bù đắp lượng khí đốt thiếu hụt sau khi Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tới châu Âu.

Minh Hoa (t/h)

EU và G7 chính thức "chốt" giá trần đối với dầu Nga

Thứ 7, 03/12/2022 | 07:47
Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7 đã kết thúc các cuộc đàm phán nội bộ và đưa ra mức trần đối với giá dầu Nga thấp hơn giá thị trường.

EU đề xuất gia hạn thời gian áp giá trần, giá dầu tăng trở lại

Thứ 4, 23/11/2022 | 07:40
Phiên giao dịch hôm 22/11 kết thúc với nhiều dấu hiệu tích cực, các chỉ số chứng khoán ngập sắc xanh, và giá dầu phục hồi sau khi rơi tự do trong phiên trước đó.

Kinh tế Mỹ có khả năng “thoát hiểm” trong gang tấc

Thứ 2, 14/11/2022 | 15:01
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ phục hồi sau khi zero-Covid được nới lỏng và ảnh hưởng tới các thị trường châu Á mới nổi khác.

Kinh tế Đức khó tránh khỏi suy thoái

Thứ 4, 07/09/2022 | 06:38
Gói cứu trợ tài chính trị giá 65 tỷ Euro nhằm giảm bớt sức ép do lạm phát được cho là sẽ không giúp nền kinh tế lớn nhất EU tránh được một cuộc suy thoái.
Cùng chuyên mục

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.