Đường đi của những tờ tiền mang vi khuẩn gây hại

Đường đi của những tờ tiền mang vi khuẩn gây hại

Thứ 6, 01/02/2013 | 09:31
0
Qua xét nghiệm cho thấy 100% mẫu đồng tiền dưới 2.000 đồng nhiễm E.coli (vi khuẩn mang tác nhân gây bệnh đường ruột), 92% bàn tay người bán thức ăn đường phố nhiễm khuẩn E.coli. Vi khuẩn này thường tìm thấy trong phân người, phân gia súc, tác nhân gây tiêu chảy khiến nhiều người không khỏi sốc. Tuy nhiên, đường đi của "tiền bẩn" lại là điều mà hàng ngày ai cũng thấy.

Thông tin trên được ông Nguyễn Thanh Phong - phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm (bộ Y tế) nhắc lại trong lễ triển khai Thông tư 30 của bộ này về quản lý thức ăn đường phố. Mặc dù những kết quả này được công bố từ lâu nhưng phần lớn người bán thức ăn đường phố đều không quan tâm đến điều đó mà vẫn dùng tay không để bốc thức ăn cho khách hàng.

> Đọc thêm: Cận cảnh 'hùm xám phòng the' đầy lông lá của Việt Nam

Sáng rải đám ma, chiều lên bàn l

Theo các chuyên gia an toàn toàn thực phẩm, đây là một trong những nguyên nhân của nhiều vụ đại dịch tiêu chảy cấp xảy ra từ năm 2007 đến nay. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ tiền dưới 2.000 đồng mà nếu có làm xét nghiệm với các loại tiền từng lưu thông qua khu vực chợ truyền thống chắc chắn kết quả không khác là bao.

Không cần tốn nhiều công sức để tận mắt chứng kiến đường đi của "tiền bẩn", bất cứ ai chỉ cần đến lò mổ gia súc sẽ hiểu tại sao tiền lại nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn E.coli dễ dàng đến thế. Sáng sớm, khi đa số mọi người còn chìm trong giấc ngủ thì lò mổ nằm trong khu vực Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) đã nhộn nhịp người ra vào. Trên nền xi măng, tất cả phèo, phổi, lòng non, dạ dày... được đổ đống dưới nền lênh láng với máu, nước và phân. Những "đồ tể" phụ trách từng khâu của công việc này cứ thoăn thoắt cắt xén rồi cho tất cả vào xô nước đã đặc quánh màu máu nổi bọt lềnh bềnh như bong bóng xà phòng rửa qua. Màu đỏ đặc trưng của máu lẫn với nước rửa chảy lênh láng cùng lông lợn, các vụn mỡ và phân tuốt ra từ những đống lòng trên khắp mặt nền khu lò mổ chảy thành dòng xuống hệ thống cống gom nước thải.

Đa số các "đồ tể" này mang ủng, nhưng hiếm người có được đôi găng tay để đeo khi làm việc. Theo lời của chị Huyền "béo", người có thâm niên đến các lò mổ lấy thịt bán tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) thì hầu hết những người làm ở các lò mổ thường dùng tay không để làm tất cả mọi việc, từ cạo lông lợn, mổ đến làm nội tạng... Những giao dịch, trao đổi tiền đều theo hình thức "tiền trao cháo múc" nên nếu đồng tiền có dính thịt, vài cái lông hay dính cả phân gia súc cũng không phải là điều khó hiểu.

"Tiền bẩn" không những có xuất xứ từ các lò mổ, các khu vực chợ truyền thống mà chính nhiều người cố tình làm bẩn tiền, bởi những thói quen rải tiền trong đám ma, đám cưới. Qua khảo sát của PV, tờ tiền lẻ từ 2.000 đồng trở xuống ở quanh các khu vực nghĩa trang, ở những nơi có cầu phà... được người sống dùng là "lộ phí" cho người quá cố "chi phí" cầu phà. Hình ảnh những tờ tiền 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng bay lả tả sau mỗi chiếc xe tang không phải là điều quá lạ ở Việt Nam, dù đã có quy định cấm của ngành văn hóa.

Gia đình - Đường đi của những tờ tiền mang vi khuẩn gây hại

Giao dịch kiểu dùng tiền mặt thế này là nguy cơ làm "bẩn" đồng tiền (Ảnh minh hoạ)

Chúng tôi từng chứng kiến đám tang rình rang của một gia đình giàu có trên đường Giải Phóng (Hà Nội). Trên suốt chặng đường từ Hà Nội về Hà Nam (nơi quê gốc của người quá cố), gia đình có tang gia đã "hào phóng" rải tiền thật mệnh giá 1.000- 5.000 đồng suốt chặng đường. Những người có mặt trong tang lễ đều phải thốt lên "quá lãng phí", thậm chí có người còn mạnh dạn góp ý với gia chủ. Những đồng tiền rơi trên mặt đường bị lốp xe chèn qua, bụi bẩn các loại bám vào...

Anh Nguyễn Mạnh Hùng ( một Việt kiều Úc) cho biết: "Tôi đã từng đi qua và sinh sống tại hàng chục quốc gia, nhưng hiếm có đất nước nào đối xử với đồng tiền một cách lạ lùng như ở Việt Nam. Người ta có thể ném nó ra đường như một thứ rẻ rúng, rồi cũng chính những đồng tiền đó người ta lại đưa nó lên những nơi thiêng liêng như bàn thờ, chùa chiền rồi vái lạy, cầu khấn rối rít. Với cách ứng xử với đồng tiền như vậy thì tiền nhiễm bẩn cũng là một điều dễ hiểu".

> Đọc thêm: Cận cảnh giòi làm ổ, ăn thịt sống dưới da người

Khuẩn E.coli từ tiền đến dạ dày

Đề cập tới thực trạng này, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm) cho biết: "Cách đây 5 - 6 năm, cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành lấy 30 mẫu tiền lẻ (mệnh giá 2.000 đồng, 1.000 đồng và 500 đồng, loại tiền cotton - PV) ở TP.Hà Nội và 30 mẫu tiền lẻ ở TP.HCM làm xét nghiệm, cho kết quả đáng báo động về tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh thực phẩm và đây là những tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thời kỳ đó.

Cũng theo ông Đáng, điều kiện lấy những đồng tiền này để làm xét nghiệm phải là những người bày bán, chuyên kinh doanh thức ăn đường phố. Sau khi lấy mẫu số tiền lẻ trên nhóm điều tra tiến hành làm xét nghiệm bằng phương pháp dùng tăm bông quyệt lên những đồng tiền đó rồi cấy vi khuẩn E.coli vào. Khi làm xét nghiệm này sẽ có những phản ứng xảy ra như tỷ lệ biến đổi trước và sau khi cấy E.coli với những biến đổi tuỳ theo mức độ ô nhiễm và bị nhiễm khuẩn. Thế nhưng, tất cả đều tựu chung lại ở chỗ cho kết quả dương tính.

Khi đã bị nhiễm E.coli tức là đồng tiền đó bị dính phân mà đã dính phân thì đương nhiên dính vi khuẩn đường ruột. Lúc này, chủ điểm của nó là vi khuẩn đường ruột cho thấy những nguy cơ rất nguy hiểm. Nếu người ta cứ tiếp tục tiếp xúc như vậy thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao và sự lan toả mầm bệnh ra cộng đồng sẽ càng lớn. Cụ thể, có thể hình dung như sau: Đối với đồng tiền bị nhiễm bẩn, mang nguồn bệnh lặn như vậy mà dính vào tay, tiếp đến tay lại bốc thức ăn rồi đưa lên miệng ăn... đó chính là điều kiện để mầm bệnh lây lan và bùng phát khi có điều kiện.

Thêm nữa, khi người bán hàng không thực hiện đầy đủ các quy định của ngành y tế trong chế biến, bày bán thức ăn thì sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là tình trạng người bán hàng lại dùng tay trần bốc thức ăn cho khách cực kỳ mất vệ sinh. Tiếp đến, chính đôi bàn tay này lại nhận tiền từ khách, qua quá trình đếm tiền lại cho tay lên miệng chấm ít nước bọt để tiện lợi cho việc đếm tiền càng dễ bị dính, nhiễm mầm bệnh.

Cứ như vậy, tình trạng này quay vòng, tiếp diễn hết người này đến người khác trong khi họ lại không chịu rửa tay sau khi chế biến, đếm tiền... mà lại tiếp tục công đoạn chế biến, pha chế thức ăn cho khách đã phần nào phản ánh về sự ô nhiễm, mất vệ sinh thực phẩm. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên những mầm bệnh và đặc biệt là bệnh lây nhiễm qua đường ruột.

Dù khá sốc với thông tin 100% mẫu tiền mệnh giá dưới 2.000 đồng bị nhiễm khuẩn E.coli, tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, với môi trường giao thương ở các chợ truyền thống, thói quen sử dụng tiền mặt trong tất cả giao dịch và đặc biệt là ý thức bảo quản tiền kém như hiện nay thì tiền nhiễm bẩn khó mà giải quyết tận gốc. Chị Đặng Nhật Lệ (Phùng Khoang, Hà Nội) cho rằng: "Nếu có một cuộc khảo sát làm các xét nghiệm với những loại tiền đã từng lưu thông qua khu vực chợ truyền thống, tôi nghĩ kết quả chắc chắn không khác là bao so với tiền mệnh giá dưới 2.000 đồng!".

PGS.TS Trần Đáng cũng cho biết thêm: Không chỉ đối với những đồng tiền mệnh giá nhỏ hay đồng tiền cotton mà ngay cả những đồng tiền polymer đều có khả năng nhiễm khuẩn như nhau, nếu không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, người dân cần phải rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống, nhằm tránh nguồn nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh này.       

Hoàng Anh - Hoàng Mai

Tối 07/01/2013, trong Lễ trao giải thưởng Thương hiệu Quốc gia do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia xét chọn năm 2012 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát đã được vinh danh 3 sản phẩm, Trà thảo mộc Dr Thanh, Trà xanh Không độ và Nước tăng lực Number One. Danh vị Thương hiệu quốc gia năm 2012 được trao cho 54 doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực như: Thực phẩm, cơ khí máy móc; Dệt may, da giầy; Điện tử viễn thông; Vận tải du lịch; bất động sản... ,Tân Hiệp Phát  là một trong số 54 thương hiệu mạnh được trao giải thưởng này.  Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế, Tân Hiệp Phát vẫn luôn đưa ra những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh có lợi cho sức khỏe cộng đồng và khẳng định được vị thế thương hiệu của mình trên thị trường, được người tiêu dùng tin yêu.

Giòi bò lúc nhúc ở cơ sở sản xuất gia vị... cao cấp

Thứ 5, 24/01/2013 | 08:44
Nhiều nguyên liệu loại gia vị từng lu, thùng để ngổn ngang, dơ bẩn, giòi bò lúc nhúc trong một thùng phuy lớn chứa nguyên liệu.

Dòi bọ lúc nhúc trong xúc xích

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Anh Thi Văn Tài Chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Kim (TP Biên Hòa), đại lý của Công ty Jupiter Foods Việt Nam phát hiện nhiều sản phẩm là xúc xích heo, bò, gà tiệt trùng hiệu Soyumm, chủ yếu dùng cho trẻ em, đang còn hạn sử dụng nhưng đã xuất hiện dòi bọ, nấm mốc và chảy nước, bốc mùi hôi thối.

Thịt lợn chín lúc nhúc sinh vật lạ còn sống

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Một bà nội trợ mua thịt lợn về nấu, khi dọn ra ăn thì cắn phải những sinh vật nhỏ. Ai nấy đều hoảng hồn khi xé đôi thịt ra thì thấy nhiều con vật lạ lúc nhúc, bò loạn xạ.

Cận cảnh 'hùm xám phòng the' đầy lông lá của Việt Nam

Thứ 5, 17/01/2013 | 16:15
Không chỉ có hình thù đáng sợ, con vật này còn được truyền tụng trong dân nhậu như một thứ biệt dược "chồng uống vợ khen".

Cận cảnh giòi làm ổ, ăn thịt sống dưới da người

Thứ 3, 15/01/2013 | 10:28
Cơn ác mộng những con giòi ăn thịt bắt đầu làm tổ dưới da, ấu trùng Botfly là loài ruồi (ruồi trâu) ký sinh có thể chui qua da hoặc theo thức ăn vào cơ thể người.
Cùng chuyên mục

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.

Đừng “vắt kiệt” 3 điều này trong đời, nếu không bạn sẽ hối hận

Thứ 5, 01/02/2024 | 08:13
Trong những ngày cuối năm, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để suy ngẫm về mọi thứ, kể cả những gì đã qua và chưa xảy đến.
     
Nổi bật trong ngày

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Clip: Đập cần câu xuống nước cần thủ tá hỏa phát hiện điều đáng sợ

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:53
Mới đây, tài khoản @AMAZlNGNATURE đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “luôn kiểm tra dưới nước trước khi bơi”.

Con cá Koi 67 tỷ đồng, lạ thay vẫn có đại gia "bí ẩn" rút hầu bao mua

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:33
Một con cá Koi nền trắng lạ mắt đã 2 lần giành chức vô địch, thậm chí nó còn được bán đấu giá khoảng 67 tỷ đồng.

Ai sướng hơn ai?...

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Quán cà phê vào sáng chủ nhật khá nhộn nhịp, thường vậy, hai ngày cuối tuần luôn đông hơn các ngày khác trong tuần. Lâu lắm rồi, tôi mới ngồi cà phê với bạn. Có thể do tôi có thói quen ít giao du, nên nhiều khi cả tháng không hề ngồi cà phê.