Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Chúng tôi bắt đầu nói về câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp từ bức tranh mới của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Vốn không phải thủ phủ của quế như Văn Yên, nhưng trong những năm trở lại đây, cây quế đã mang lại cuộc sống khá giả, giàu có hơn cho người dân Trấn Yên. Câu chuyện tưởng là “cao siêu” nhưng rồi lại cũng chỉ bắt đầu bởi chuyện thay đổi tư duy làm nghề.

Trấn Yên đến với cây quế xuất phát từ mô hình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên mặc dù có sản phẩm nhưng chưa để lại tiếng vang lớn. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm không đồng đều, đầu ra cũng vì thế mà bấp bênh.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Từ khi có doanh nghiệp, HTX, vùng đất Trấn Yên như được thổi vào một làn gió mới. Trước các yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng dẫn đến người nông dân sản xuất bắt buộc có những thay đổi từ tư duy đến phương thức sản xuất.

Đến nay huyện Trấn Yên đã phát triển trên 18.000 ha quế, bình quân mỗi năm trồng và khai thác trên 1.000 ha, sản lượng quế vỏ khô đạt 4.000 tấn. Từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thường xuyên bị ép giá, phụ thuộc vào thương lái, đã liên kết sản xuất tập trung đem lại giá trị cao hơn, đời sống nông dân cũng được cải thiện hơn.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Gia đình bà Nguyễn Phương Nhung (xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên) đã có nhiều năm trồng quế, nhưng để cây quế thực sự trở thành cây trồng chủ lực thì chỉ từ khi gia đình tham gia liên kết với HTX và doanh nghiệp với mô hình sản xuất hữu cơ. Không chỉ đầu ra được đảm bảo, giá quế còn ổn định, thậm chí tăng cao hơn nhiều so với trước đây. Chính vì vậy mà đời sống kinh tế của gia đình bà Nhung dần được cải thiện.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ cây quế sẽ có giá trị như hiện tại. Trước đây mạnh ai người nấy làm, giá quế chẳng được bao nhiêu mà thời gian trồng lâu nên chúng tôi không để tâm trong việc sản xuất. Giá quế thô ở thời điểm đó thường xuyên bị ép nặng bởi thương lái, nên dù có diện tích trồng lớn nhưng chúng tôi chỉ xem cây quế như phần phụ trong kinh tế”, bà Phương Nhung chia sẻ với Người Đưa Tin.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Cũng như gia đình bà Nhung, ông Phạm Văn Trung (xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên) cho biết, khi tham gia trồng quế hữu cơ ông đã được được tiếp cận những kiến thức mới về phương pháp canh tác. Với phương pháp này, ông đã tận dụng phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm phân bón góp phẩm bảo vệ môi trường vừa tạo ra sản phẩm sạch an toàn.

Không chỉ vậy, phần thân cây quế được tận dụng để làm sản phẩm mỹ nghệ, lá cây được tận dụng để chưng cất tinh dầu.

Theo ông Trung, áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho người dân mà còn bảo vệ nguồn nước và giúp cho đất không bị bạc màu. Đặc biệt sản phẩm quế sau khi thu hoạch sẽ được các HTX thu mua hết với giá cao hơn trước đây.

Từ câu chuyện của những hộ nông dân trồng quế ở Trấn Yên, để thấy được rằng, thay đổi tư duy trong nông nghiệp đang là một hướng đi bền vững, gia tăng giá trị với sản phẩm nông nghiệp. Không chỉ bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên mà vừa có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng tạo ra vị thế mới cho sản phẩm hữu cơ. Người nông dân không còn chỉ biết đến sản lượng mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề, chuyền từ tư duy đơn giá trị sang đa giá trị.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Đi cùng với thay đổi trong tư duy phát triển giá trị nông sản, đã có rất nhiều sự sáng tạo, đưa nông nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng qua các phương thức mới.

Hana Ban Mê, khởi nghiệp với công việc kinh doanh cà phê tại Tây Nguyên. Đối với cô gái này, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì việc cần để tâm chính là thổi hồn vào sản phẩm. Không chỉ đơn thuần bán cà phê, Hana còn bán câu chuyện.

Cô gái Tây Nguyên đem từng hoạt động thân thuộc của dân nhà vườn, từ những điều giản dị nhất đến điều độc lạ nhất xung quanh cây cà phê kể cho khách hàng.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Hana chia sẻ: “Khi mua một gói cà phê, ngoài giao dịch mua bán,người tiêu dùng còn được hiểu về quy trình từ chăm sóc cây đến khu thu hoạch và tạo ra những hạt cà phê như thế nào. Từ đó, người mua hàng không chỉ hiểu được giá trị đằng sau những gói cà phê mà còn cảm thấy tự hào khi được đồng hành cùng bà con, đồng hành cùng nông sản Việt”.

Bên cạnh sự tích cực đến từ những người trẻ vẫn có nhiều thế hệ người “đi trước" vẫn ấp ủ trong mình khát khao được đổi mới, được hòa mình vào làn sóng thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Khởi nghiệp vào năm 55 tuổi, bà Nguyễn Thị Liên - Chủ trang trại giun quế GHT đã có 15 năm theo đuổi hành trình nông nghiệp với sản xuất những sản phẩm hữu cơ. Không chỉ vậy, với vai trò là thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà đã tích cực tham gia đào tạo, hỗ trợ nhiều nông dân giải pháp xử lý mùi từ hôi rác thải bằng biện pháp vi sinh.

Bà Liên chia sẻ: “Thay đổi phương pháp sản xuất, tư duy sản xuất trong nông nghiệp là xu thế tất yếu. Người nông dân đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn để chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, người tiêu dùng ai cũng mong muốn được sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, công tác chuyển đổi vẫn gặp nhiều khó khăn. Tư duy của người nông dân vẫn đi theo lối mòn, vì nguồn lợi trước mắt mà quên đi an toàn của người tiêu dùng, bất chất sử dụng chất bảo vệ thực vật”.

Đồng thời, bà Liên cho rằng một phần người dân không thay đổi tư duy sản xuất là do không được cung cấp đầy đủ kiến thức. Nông nghiệp đang mang trong mình chiếc áo mới với diện mạo mới, nhưng phải có đầy đủ kiến thức thì vẻ đẹp của người làm nông mới trọn vẹn.

Một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp mà bà Liên nhắc tới là nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Song song với đó là ổn định nguồn ra, liên kết trực tiếp với doanh nghiệp, HTX để tạo ra giá trị gia tăng bền vững trong sản phẩm.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Bên cạnh những tư duy sáng tạo đến từ các cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng đã có những cải tiến lớn trong cách vận hành. Quay trở lại với vùng nguyên liệu quế của Yên Bái, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex) đã áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Vinasamex chia sẻ: “Cái khó nhất khi xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo các tiêu chí theo quy định hữu cơ là phải thay đổi tập quán canh tác của người dân. Chính vì vậy ngay từ đầu công ty đã đầu tư để tập huấn, đào tạo nhằm thay đổi tư duy của các hộ dân”.

Kể về những khó khăn những ngày đầu, bà Huyền nhớ lại kỷ niệm khi xuất những lô hàng đầu tiên sang Đức. Do hàm lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm khi đó vượt quá mức trên sản phẩm hoa hồi dẫn đến 2 lô hàng đầu tiên đều bị trả về. Đến lần thứ 3, sản phẩm của Vinasamex mới được khách hàng chấp nhận.

Chính vì sự khó tính của thị trường Đức đã tạo động lực để công ty cũng bà con nông dân thay đổi, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới. Không chỉ đem hương vị quế hồi ra thế giới mà còn khẳng định được chất lượng, vị thế của sản phẩm Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm thô, Vinasamex còn phát triển thêm nhiều sản phẩm chế biến sâu phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khác nhau. Đa dạng hoá sản phẩm giúp công ty không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, phần nào giảm bớt câu chuyện “được mùa, mất giá" của ngành nông nghiệp. Đồng thời, cũng giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhiều bà con nông dân, giúp họ cải thiện thu nhập.

Người nông dân Việt đang khoác trên mình “chiếc áo” mới

Để thấy được sợi dây liên kết mật thiết giữa người nông dân, người sản xuất với doanh nghiệp và thị trường trong câu chuyện thay đổi tư duy nông nghiệp, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản Việt.

Mặc dù nghề nông nghiệp đã được cải thiện, đã bước lên một vị thế mới, nông dân không còn chỉ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời» nhưng lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ” hay “được mùa mất giá” vẫn đâu đó len lỏi trong từng cây lúa, củ khoai.

Khẳng định vai trò của thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, tại buổi trao đổi với Người Đưa Tin nhân dịp năm mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã nói: “Chúng ta không thể làm gì khác để thay đổi quy luật đó (được mùa mất giá – PV), điều duy nhất có thể làm là thay đổi tư duy. Đầu tiên là tổ chức lại sản xuất, đây là điều bắt buộc bởi muốn có thị trường lâu dài chúng ta phải vượt qua sự manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong nông nghiệp.

Thay thế cách làm đó bằng việc tạo ra kết nối chuỗi. Trong chuỗi sẽ bao gồm sự hợp tác giữa người sản xuất, nông dân với cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời hình thành câu chuyện tư duy liên kết mà người nông dân là người bắt đầu.”

Theo Bộ trưởng, đứng trước những sức ép từ thị trường, nông nghiệp, người nông dân sẽ phải chủ động thích ứng sẽ giảm được rủi ro hơn. Không chỉ vậy, tận dụng cơ hội sẽ còn giúp Việt Nam định vị hình ảnh của một nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững.

Những câu chuyện liên quan đến nghề nông nghiệp vẫn là bài toán khó dù dễ tiếp cận, xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Ngoài sự giúp đỡ, đồng hành của Nhà nước, chìa khóa cho bài toán “muôn đời" của nông nghiệp chính là tạo ra liên kết và thay đổi tư duy.

NGUOIDUATIN.VN | Thứ 6, 27/01/2023 | 10:00