EU hành động để “giữ cho ngành công nghiệp châu Âu hấp dẫn”

Thứ 4, 18/01/2023 | 14:57
0
Liên minh châu Âu (EU) tính nới lỏng các quy định về trợ cấp cho công nghệ xanh để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 17/1 tuyên bố rằng EU nên “đi đầu trong cuộc cạnh tranh” để tham gia ngành công nghiệp công nghệ sạch tiềm năng trị giá 650 tỷ USD.

Bà nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, rằng EU đang phải đối mặt với “những nỗ lực hung hăng” nhằm thu hút ngành công nghiệp này đến Trung Quốc và các khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất Mỹ do Tổng thống Joe Biden ban hành thông qua Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA).

Các động thái này sẽ là một phần trong Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh (Green Deal Industrial Plan) của EU nhằm biến châu Âu trở thành trung tâm đổi mới và công nghệ sạch, và trở nên “hấp dẫn” hơn.

“Để giữ cho ngành công nghiệp châu Âu trở nên hấp dẫn, EU cần phải cạnh tranh với các ưu đãi hiện có bên ngoài EU”, bà Von der Leyen cho biết. “Đây là lý do tại sao chúng tôi sẽ đề xuất tạm thời điều chỉnh các quy tắc về viện trợ nhà nước để tăng tốc và đơn giản hóa: tính toán dễ dàng hơn, thủ tục đơn giản hơn, phê duyệt nhanh hơn”.

Viện trợ nhà nước thường bị cấm ở EU để ngăn chặn các thành viên gian lận trong thị trường nội bộ của khối theo hướng có lợi cho họ.

Nhưng bà Von der Leyen cũng cảnh báo rằng “trợ cấp có mục tiêu” cho các công ty có nguy cơ phải di dời có thể là một “giải pháp hạn chế” đối với một số nước EU. Khối này cũng đang đàm phán để nhận một phần trợ cấp của ông Biden cho năng lượng tái tạo và xe điện.

Thế giới - EU hành động để “giữ cho ngành công nghiệp châu Âu hấp dẫn”

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ (16-20/1/2023). Ảnh: Bloomberg

Thế giới - EU hành động để “giữ cho ngành công nghiệp châu Âu hấp dẫn” (Hình 2).

Theo các quy định mới của EU, việc bán hoặc xuất khẩu một số mặt hàng nhất định sẽ là bất hợp pháp nếu chúng được sản xuất trên đất rừng bị phá. Ảnh: Getty Images

Về lâu dài, EU muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt với một “quỹ chủ quyền” trên toàn EU và ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu chính, theo thông tin mà các chức sắc ở Davos được cho biết.

Việc phát hiện ra một mỏ khoáng sản đất hiếm lớn ở Thụy Điển đã thúc đẩy hy vọng rằng châu Âu có thể đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà Trung Quốc hiện đang thống trị rất nhiều.

Bà Von der Leyen cho biết châu Âu đã học được bài học từ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga – điều đã bị phơi bày hoàn toàn kể từ cuộc xung đột ở Ukraine.

“Chúng tôi nhận thấy những nỗ lực tích cực nhằm thu hút năng lực công nghiệp của chúng tôi sang Trung Quốc hoặc các nơi khác. Chúng tôi có một nhu cầu cấp thiết là thực hiện quá trình chuyển đổi phát thải ròng này mà không tạo ra các phụ thuộc mới”, bà Von der Leyen nói.

“Người châu Âu chúng tôi cũng cần cải thiện tốt hơn trong việc nuôi dưỡng ngành công nghệ sạch của chính mình. Chúng tôi có một cơ hội nhỏ để đầu tư vào công nghệ sạch và đổi mới nhằm giành được vị trí dẫn đầu trước khi nền kinh tế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trở nên lỗi thời”.

Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã quay trở lại Davos, Thụy Sĩ, sau gần 3 năm gián đoạn vì đại dịch.

Diễn ra từ ngày 16/1 đến ngày 20/1 trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức to lớn, hội nghị được tổ chức với khoảng 250 phiên thảo luận tập trung vào 5 nhóm chủ đề lớn:

- Lạm phát, nợ công cao và tăng trưởng giảm trong bối cảnh đầu tư, thương mại, và cơ sở hạ tầng mới;

- Các rủi ro địa chính trị trong thế giới hợp tác và đối thoại đa cực mới;

- Khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực trong hệ thống năng lượng, khí hậu và thiên nhiên mới;

- Các động lực tăng trưởng trong bối cảnh ứng dụng công nghệ cho đổi mới sáng tạo và củng cố tự cường cho doanh nghiệp;

- Chính sách xã hội cho đối tượng dễ bị tổn thương trong hệ thống an sinh, việc làm, đào tạo kỹ năng mới.

Hội nghị WEF Davos là hội nghị quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của WEF hàng năm, thu hút đông đảo sự tham dự của các nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước, các tập đoàn hàng đầu thế giới, các chuyên gia và giới doanh nghiệp để thảo luận, đưa ra các ý tưởng quan trọng, góp phần định hình xu hướng hợp tác và xử lý những vấn đề toàn cầu.

Minh Đức (Theo The National News, Reuters, baochinhphu.vn)

EU “phòng ngừa phối hợp” trước làn sóng Covid từ Trung Quốc

Thứ 5, 05/01/2023 | 11:34
Trước khi EU công bố loạt biện pháp, Bắc Kinh đã mô tả các hạn chế đi lại đối với hành khách từ Trung Quốc là “không thể chấp nhận được” và “phân biệt đối xử”.

Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu tự chủ hơn, giảm phụ thuộc vào Mỹ

Thứ 6, 23/12/2022 | 06:00
Tổng thống Pháp cho rằng các nước châu Âu cần đóng vai trò quyết định hơn trong NATO và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.

EU “chốt” mức trần, ngăn giá khí đốt vượt ngưỡng 180 Euro

Thứ 3, 20/12/2022 | 09:24
Điện Kremlin cho rằng quyết định áp trần giá khí đốt của EU là một “cuộc tấn công” vào giá cả thị trường và không thể chấp nhận được.
Cùng tác giả

Kinh tế Đông Nam Á 2023: Vượt những “cơn gió ngược”

Thứ 6, 20/01/2023 | 14:00
Dù các “cơn gió ngược” khiến ASEAN giảm tốc trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn, đây vẫn sẽ là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Mỹ không tin Nga rút khỏi Đảo Rắn vì thiện chí

Thứ 7, 02/07/2022 | 16:36
Đã có những suy đoán cho rằng trục Odessa có thể trở thành mặt trận tiếp theo trong xung đột Nga-Ukraine sau khi giao tranh ở Donbass kết thúc.

IFC hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế carbon thấp

Thứ 5, 12/05/2022 | 13:38
Nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự COP26 tại Việt Nam, Bộ TNMT sẽ phối hợp cùng IFC tạo dựng môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực khí hậu.

“Bom hạt nhân” tài chính Nga đang gánh chịu

Thứ 2, 28/02/2022 | 14:02
Kể từ khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, nền kinh tế nước Nga cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tức thì từ cuộc chiến.

Nga có thực sự “vũ khí hóa” khí đốt tự nhiên?

Thứ 3, 15/02/2022 | 17:40
An ninh năng lượng của châu Âu đã trở thành tâm điểm trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine ngày một gia tăng.
Cùng chuyên mục

Trung Quốc không xuất khẩu 2 kim loại sản xuất chip trong tháng 8

Thứ 6, 22/09/2023 | 11:55
Trung Quốc đã quyết định hạn chế xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và vật liệu có chứa gali và germani vào tháng 7 nhằm “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”.

Ukraine tấn công, Nga lập tức đáp trả bằng 43 tên lửa hành trình

Thứ 6, 22/09/2023 | 10:00
Không quân Ukraine cho biết, Nga phóng tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555/Kh-55. Máy bay ném bom chiến lược T-95MS đã được sử dụng.

Hàn Quốc: Xuất khẩu mì ăn liền tăng theo làn sóng Hallyu

Thứ 6, 22/09/2023 | 07:00
Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, doanh số bán mì ăn liền trên toàn cầu của nước này đã tăng liên tục từ năm 2015.

Thêm tiếng nói ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

Thứ 5, 21/09/2023 | 20:57
Nhiều diễn giả tại phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng đã thúc đẩy cải cách Hội đồng Bảo an – cơ quan quyền lực nhất của Liên Hợp Quốc.

VinFast dự kiến xuất 3000 xe điện sang châu Âu trong quý IV

Thứ 5, 21/09/2023 | 19:14
Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, châu Âu sẽ trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của VinFast trong năm nay, sau Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Không quân Nga không kích, phá huỷ 4 kho đạn của Ukraine

Thứ 5, 21/09/2023 | 10:06
Quân đội Nga tiếp tục gây áp lực lên lực lượng Kiev ở Donetsk và Zaporozhye.

Ukraine tấn công, Nga lập tức đáp trả bằng 43 tên lửa hành trình

Thứ 6, 22/09/2023 | 10:00
Không quân Ukraine cho biết, Nga phóng tên lửa hành trình Kh-101/Kh-555/Kh-55. Máy bay ném bom chiến lược T-95MS đã được sử dụng.

Ukraine phản công diện rộng, Nga triển khai lực lượng trên khắp tiền tuyến, chiến sự căng thẳng

Thứ 5, 21/09/2023 | 14:00
Theo báo cáo ngày 20/9 của Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã đẩy lùi một làn sóng tấn công khác của Ukraine trên khắp các tiền tuyến.

Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày”

Thứ 5, 21/09/2023 | 14:05
Tổng thống Ukraine Zelensky rời phòng họp ngay sau khi phát biểu xong, nên không có cuộc chạm trán giữa ông và nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Nga Putin.

Thêm tiếng nói ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

Thứ 5, 21/09/2023 | 20:57
Nhiều diễn giả tại phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng đã thúc đẩy cải cách Hội đồng Bảo an – cơ quan quyền lực nhất của Liên Hợp Quốc.