‘Gã Trương Chi’ làng nhạc Việt hé lộ ‘góc khuất’ nghiệp cầm ca

‘Gã Trương Chi’ làng nhạc Việt hé lộ ‘góc khuất’ nghiệp cầm ca

Thứ 7, 09/02/2013 | 15:04
0
Trong câu chuyện mới đây, “gã Trương Chi” của âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên chia sẻ về những góc khuất sâu kín trong sự nghiệp 20 năm cầm ca của mình

Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn là một trong những nam ca sĩ thành danh của dòng nhạc dân gian trữ tình. Có lẽ, ông trời đã phú cho anh giọng hát để khỏa lấp đi những hao khuyết về hình thức. Ở anh, có sự chân thành của một người đàn ông mộc mạc, giản dị; sự đam mê, mãnh liệt của một tài năng sớm nở rộ và được khẳng định.

Nhân vật - ‘Gã Trương Chi’ làng nhạc Việt hé lộ ‘góc khuất’ nghiệp cầm ca

 

Nghệ thuật không thể thành công khi còn hao khuyết

Chọn thời điểm cuối năm để làm liveshow lớn, nhiều người cho rằng Việt Hoàn, dù là ca sĩ thuộc dòng nhạc chính thống, nhưng cũng rất thức thời và khôn ngoan chẳng kém bất kì một ca sĩ thị trường nào trong việc lôi kéo khán giả đến rạp để nghe nhạc?

Cái gì nó cũng có hai mặt, được và mất. Trong một thời điểm mà rất nhiều các nghệ sĩ đua nhau làm show, từ hải ngoại đến trong nước thì sức ép của chúng tôi là không hề nhỏ. Bạn biết đấy, khán giả Việt Nam vẫn thường thích một điều gì đó mới lạ, hoặc chí ít đám đông thường nghe nhạc theo kiểu thị trường. Bằng Kiều sau 10 năm đi xa, trở về và được đón nhận như thế nào? Đàm Vĩnh Hưng mỗi năm tổ chức mấy show nhưng vẫn luôn được công chúng đón nhận. Đơn giản vì dòng nhạc họ chọn luôn trẻ trung, sôi động. Cộng với sự hạn chế của một nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thóai nên nhà tổ chức sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán vé kinh doanh. Nhưng tôi nghĩ giữa sự ồn ào của những liveshow nhạc nhẹ thì một chương trình hoàn toàn dành cho âm nhạc chính thống, giàu tính nghệ thuật sẽ có một sức hút khác.

Khán giả vẫn gọi anh là “chàng Trương Chi” của dòng nhạc truyền thống. Ngoài việc sở hữu ngoại hình kém duyên, còn có cả tin đồn anh chẳng mấy giữ gìn giọng ca trời phú mà vẫn bù khú rượu, bia, thuốc lá rất thường xuyên?

Dĩ nhiên giọng hát là thứ tài sản lớn nhất của mỗi một ca sĩ. Ít hay nhiều, họ đều có ý thức giữ gìn nó. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu giữ gìn quá thì sức đề kháng cũng sẽ  kém đi. Đôi khi, mình cũng phải ra gió, phải phóng khoáng một chút để dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. 

Sức hút của dòng nhạc truyền thống thì không ai có thể phủ nhận. Nhưng hát mãi một thể loại như thế, anh có cảm thấy nhàm chán với chính mình?

Mỗi người có một sở trường và phải biết làm mới mình để không cảm thấy nhàm chán. Mặc dù vậy, thi thoảng khán giả cũng làm khó nghệ sĩ, bởi đi đâu cũng được yêu cầu hát đúng một bài. Trọng Tấn từng tâm sự với tôi, anh ơi em sợ lắm rồi, một ngày đi hát 10 nơi thì cả mười đều yêu cầu hát Việt Nam quê hương tôi. Khán giả nghe lần đầu thì thích nhưng họ đâu có hiểu, dù yêu đến mấy mà trong một ngày phải hát đến chừng ấy lần thì cũng phải bó tay.

Thực tế, khán giả Việt Nam vẫn còn chưa biết đến nhiều về dòng nhạc bán cổ điển. Việc đưa chúng vào một chương trình lớn như thế có quá mạo hiểm?

Nhạc bán cổ điển hay opera thực ra không còn là điều gì đó quá xa lạ đối với công chúng Việt Nam. Chỉ có điều, nó khó nghe, đặc biệt là với tầng lớp khán giả từ trung lưu đến bình dân. Nhưng tôi tin rằng, với những giọng ca đậm chất dân gian như Việt Hoàn, Anh Thơ thì thể loại này sẽ dễ đi vào lòng người, dễ được họ đón nhận và yêu thích.

Là người làm nghề, nhiều lúc chúng tôi tự hỏi, tại sao thể loại âm nhạc được xem là văn minh, đỉnh cao nhất của loài người lại chưa được chú ý và phát triển nhiều ở nước mình. Đơn giản vì chúng ta thiếu người giới thiệu, thiếu một cách thức hiệu quả nhất để mang chúng đến gần nhất với khán giả.

Vậy theo anh, đến bao giờ khán giả Việt Nam mới đủ trình độ để nghe và thưởng thức thể loại âm nhạc này?

Xã hội chúng ta đang ở cái ngưỡng của sự phát triển. Nền kinh tế chưa ổn định, công chúng còn mải mê với nỗi lo cơm áo gạo tiền, trình độ văn hóa còn thấp thì không thể đòi hỏi một trình độ cao về nghệ thuật, điều đó không trách được họ. Chúng ta sẽ phải chờ thôi, có thể là đến đời con hay đời cháu, cũng có thể lâu hơn. Nhưng tôi tin, nếu người Việt Nam biết yêu đến thế những câu hát dân ca ngọt ngào, sâu lắng thì chắc chắn họ cũng sẽ biết yêu thể loại âm nhạc bán cổ điển.

 Nhân vật - ‘Gã Trương Chi’ làng nhạc Việt hé lộ ‘góc khuất’ nghiệp cầm ca (Hình 2).

Kể cả trên sân khấu, NSƯT Việt Hoàn vẫn giữ hình ảnh mộc mạc, giản dị

Trọng Tấn, Đăng Dương là “của để dành”

Người nghệ sĩ khi đã làm việc, dù show lớn hay bé thì điều họ luôn mong muốn nhất vẫn là giá trị nghệ thuật để thỏa mãn sự đam mê của mình. Nhưng chiều theo thị hiếu của khán giả cũng là một trách nhiệm của nghệ sĩ. Anh có bao giờ phải đắn đo lựa chọn giữa hai điều này không?

Chúng ta tạm phân chia ra hai tầng lớp khán giả, một là tầng lớp trí thức, hai là tầng lớp nội trợ. Khán giả nội trợ sẽ ủng hộ tôi tuyệt đối nhưng như thế mới chỉ đạt năm mươi phần trăm so với tổng thể. Tuy nhiên, gần đây tôi nhận ra, những người trẻ, đặc biệt các bạn sinh viên, họ rất quan tâm đến dòng nhạc này. Chỉ có điều họ không thể hiện một cách ồn ào như với những thể loại khác.

Đây được xem là sự trở lại của Anh Thơ sau sự cố bị cấm hát trong thời gian vừa qua. Với danh nghĩa vừa là đồng nghiệp, vừa là người anh trong nghề thân thiết, anh đã chia sẻ điều gì với cô ấy?

Từng gắn bó thân thiết cả trong công việc lẫn ngoài đời với Anh Thơ, tôi biết cô ấy đã có một khoảng thời gian khó khăn sau sự cố đáng tiếc đó. Nhưng tôi nghĩ lỗi không hoàn toàn thuộc về cô ấy và Trọng Tấn. Trong sự việc này, chúng ta cần nhìn nhận về cách quản lý, tổ chức của các cơ quan chức năng. Họ cần có thái độ và phương thức làm việc chuyên nghiệp hơn nữa. Một người nghệ sĩ đã tham gia biểu diễn trong một chương trình mang tính chính trị thì nghĩa là họ đã ý thức và giác ngộ sâu sắc vai trò của mình. Không thể vì cát-sê hay vì lí do cá nhân nào đó mà có thái độ tùy tiện được. Câu chuyện đã qua, tôi không muốn nhắc lại nhiều. Dĩ nhiên đây cũng sẽ là bài học đắt giá của Anh Thơ, Trọng Tấn. Nhưng quan trọng hơn hết ở người nghệ sĩ là thái độ làm nghề của họ. Tôi tin, một người có cái tâm và tài năng như cô ấy sẽ luôn nhận được sự ưu ái, trân trọng của khán giả.

Không có Trọng Tấn hay Đăng Dương, những đồng nghiệp chí cốt của anh, trong chương trình này, anh có chút gì đó thiếu tự tin khi không có họ?

Tôi xem Trọng Tấn và Đăng Dương như là “của để dành”. Hơn nữa đây là liveshow của riêng tôi và Anh Thơ nên chúng tôi muốn sự độc lập. Hai người đàn ông này sẽ vẫn xuất hiện nhưng là trên hàng ghế của những khách mời. 

Người ta nói rằng thầy già, con hát trẻ. Ở tuổi này anh đã bắt đầu sợ sự già nua?

Với nghệ sĩ, đó là cả một sự ám ảnh. Sự già nua với người bình thường, đơn giản chỉ là vấn đề ngoại hình, còn với chúng tôi, nó là cả tuổi nghề, một sự đam mê dần dần phải nhường lại. Nếu nói không nuối tiếc thời gian là nói dối. Còn tôi, thành thực mà nói rằng, tôi sợ lắm. Cái sợ ở đây không phải là sợ gần đến cái chết, hay nỗi sợ thuộc về mặt hấp dẫn, mà là sợ bị mất đi niềm đam mê. Sân khấu đối với nghệ sĩ là thiên đường. Phải rời xa thiên đường ấy là một việc khủng khiếp. Chẳng ai muốn nhường ánh hào quang cho người khác đâu. Nói thế sẽ bị cho là ích kỷ nhưng có như thế người nghệ sĩ mới có động lực để tồn tại, để đam mê với nghề hơn.

Cám ơn NSƯT Việt Hoàn về những chia sẻ!       

Khó khăn cũng giống như “lửa thử vàng”

Quyết định làm show giữa thời bão giá, nhiều bạn nghề đã lo Việt Hoàn liệu có rơi vào cảnh đến phút cuối phải ngậm ngùi mang hơn một nửa số vé để đi mời vì không thể bán được, giống như một vài show diễn gần đây phải hứng chịu. Tuy nhiên, anh khẳng định: "Đối với những ca sĩ làm show chuyên nghiệp, năm nào cũng làm vài chương trình thì chuyện làm ẩu, kém chất lượng có thể xảy ra. Nhưng với những ca sĩ thuộc dòng nhạc truyền thống thì chuyện 5 - 10 năm mới có một show riêng cho mình là chuyện bình thường. Chúng tôi xem nó như đứa con hiếm muộn vậy, thai nghén và kì công với nó. Chuyện chọn thời điểm cũng không quá quan trọng, những khó khăn sẽ giống như lửa thử vàng. Đây cũng là lúc để chúng tôi biết được khán giả còn thực sự yêu quý mình hay không?".

> Đọc thêm: Thăng trầm trong cuộc đời NSND Thanh Hoa

Đào Bích

Ngọc Hân tiết lộ tử vi tuổi Rắn của mình

Thứ 2, 04/02/2013 | 15:46
Hoa hậu Ngọc Hân tuổi Rắn (sinh năm 1989), theo lá số tử vi, con gái tuổi Rắn thường là những người lanh lợi, hoạt bát, thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh. Năm mới, bên cạnh những lời ước mong sức khỏe, may mắn, hoa hậu Ngọc Hân còn cầu tình duyên…

Tiết lộ về tuyệt thế giai nhân được mơ ước nhất thế giới

Thứ 7, 02/02/2013 | 08:21
Sở hữu một gương mặt thánh thiện, nụ cười tươi tắn, đôi mắt trong veo và hai lúm đồng tiền duyên chết người, thiên thần của hãng Vitorias Secret khiến cả đấng mày râu và chị em phụ nữ phải ước ao. Một nửa thế giới muốn có cô và nửa còn lại muốn được như cô, cục cưng của nước Áo và tài sản chung của thế giới, siêu mẫu Miranda Kerr.

Thăng trầm trong cuộc đời kiều nữ đeo vương miện

Thứ 4, 30/01/2013 | 15:59
Trong năm đầu tiên đạt danh hiệu hoa hậu, Đặng Thu Thảo nhận thấy mình đã có được nhiều thứ và mất cũng không phải ít.