Gặp lại 'ông hoàng' vẽ tranh 'xi-nê'

Gặp lại 'ông hoàng' vẽ tranh 'xi-nê'

Thứ 5, 24/10/2013 | 16:30
0
Dương Tuấn Kiệt đã từng nổi danh trong giới nghệ sĩ bởi những bức tranh "khổng lồ" được vẽ trên phông nền cho các gánh hát cải lương, panô quảng cáo phim cho các rạp xinê ở Sài Gòn vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Kỷ niệm một thời vang bóng

Ở cái tuổi thấp thập cổ lai hy nhưng người họa sĩ ấy hàng ngày vẫn miệt mài bên giá vẽ để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc cho đời. Trong những năm của thập niên 60, họa sĩ Dương Tuấn Kiệt đã từng được nhiều người biết đến với nét vẽ oai hùng trên những bức tranh "khổng lồ". Nhiều người khâm phục tài năng và bút vẽ tài hoa của ông nên đã gọi ông bằng một cái tên đầy ngưỡng mộ "ông hoàng vẽ tranh xi-nê". Chúng tôi có dịp gặp lại ông tại Sài Gòn trong một chiều cuối tháng 8.

Lạ & Cười - Gặp lại 'ông hoàng' vẽ tranh 'xi-nê'

Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt

Chúng tôi tìm về con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Phi Khanh (Q1, TP.HCM) để tìm gặp họa sĩ Dương Tuấn Kiệt. Hai lần gặp ông đều để lại ấn tượng bởi những cơn mưa, mưa kéo dài thêm thời gian để chúng tôi có dịp ngồi lại nghe ông kể về những kỷ niệm đáng nhớ một thời.

Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt sinh năm 1940 tại Long An, từ nhỏ vốn đã yêu thích vẽ tranh nên dự định vào học ở một trường hội họa luôn là niềm ao ước của cậu học trò đam mê nghệ thuật. Sau khi học hết phổ thông, Dương Tuấn Kiệt khăn gói lên Sài Gòn dự thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định năm 1959. Học dự bị một năm, do hoàn cảnh khó khăn, không có đủ tiền để trả tiền nhà trọ, tiền ăn học, thế là Tuấn Kiệt quyết định thôi học và lang thang khắp nơi, kiếm sống bằng chính niềm yêu thích của mình.

Công việc kiếm sống của ông bắt đầu bằng nghề vẽ phông nền cho các gánh hát cải lương hay vẽ panô quảng cáo phim cho các rạp xinê ở Sài Gòn vào những năm thập niên 60 - 70 ngày ấy. Ở đất Sài Gòn, Dương Tuấn Kiệt đã "phiêu lưu" cùng với tranh vẽ trong các rạp xinê nổi tiếng như: Đại Nam, Kinh Thành, Nguyễn Văn Hảo... Ông còn phụ trách vẽ phông màn cho các gánh hát cải lương. Đặc biệt, ông đã theo vẽ một thời gian khá dài cho gánh Tiếng Vang Thủ Đô của ông bầu kiêm soạn giả Hoài Nhơn.

Những năm tháng lang bạt khắp nơi với tranh sơn dầu trên các biển pano quảng cáo là khoảng thời gian ông nhớ nhất trong đời nghệ sĩ của mình. "Quãng thời gian được "phóng bút" trên những biển quảng cáo to lớn thật thỏa thích. Đó là khoảng thời gian vui nhất trong cuộc đời của tôi, vui là bởi được vẽ những người mà mình yêu thích, khi ấy tôi vẽ bằng tất cả niềm đam mê và lòng nhiệt huyết của tâm hồn.

Lạ & Cười - Gặp lại 'ông hoàng' vẽ tranh 'xi-nê' (Hình 2).

Bức tranh sơn mài "Cô gái thổi sáo" của họa sĩ Dương Tuấn Kiệt.

Hết mình với nghiệp vẽ

Cuộc sống ăn đình, ngủ quán, gạo chợ, nước sông qua cảm nhận của nghệ sĩ thật phóng khoáng. Đó cũng là lúc người ta tìm thấy ý nghĩa sâu sắc hơn về tình người, tình đời. Biết bao đêm diễn của đoàn hát, những gương mặt nghệ sĩ, các nhân vật trong tuồng tích, tiếng đàn, giọng hát, điệu múa, câu hò, sắc màu cải lương... dường như đã in sâu vào tâm thức người vẽ panô. Nhưng thời thế khiến người nghệ sĩ ấy phải thay đổi để phù hợp với thời đại. Khi tranh vẽ trên pano, áp phích không còn thịnh hành như ngày trước nữa thì người họa sĩ tất yếu cũng phải tìm cho mình một con đường khác.

Vốn tính trầm lặng, ít nói nhưng khi trò chuyện, Dương Tuấn Kiệt rất cởi mở, ông kể lại những năm tháng tuổi học sinh đầy thơ mộng và nhiều kỷ niệm đẹp. Họa sĩ cho biết, từ hồi còn rất nhỏ đã rất yêu thích vẽ tranh, lúc ấy tôi thường vẽ tranh trong những cuốn tập của mình rồi chuyền tay nhau cho các bạn trong lớp xem. Khi ấy, ai xem xong cũng tỏ ra thích thú, có nhiều người xem xong còn cười khúc khích... bởi cách vẽ hài hước và ngây ngô trên từng bức tranh.

Lớn lên, bản thân Dương Tuấn Kiệt đã quyết định chọn trường vẽ cho tương lai của mình, nhưng điều này lại không theo ý của thân phụ bởi ông vẫn mong mỏi con trai mình theo học nghề giáo. Cũng chính vì trái ý mà sau này khi còn học dự bị, Kiệt phải tự mình lo những tất cả mọi khoản tiền chi trả cho học tập và cuộc sống. Rồi sau đó anh phải nghỉ học giữa chừng và lang thang khắp các rạp chiếu bóng để kiếm sống. Thế nhưng, sau năm 1975, kỹ thuật in ấn phát triển nhanh, Dương Tuấn kiệt quyết định giã từ sân khấu cải lương và các rạp chiếu bóng để tìm đến với tranh vẽ nghệ thuật.

Ông nhớ lại vào buổi chiều năm 1978, "Hôm ấy tôi đi câu cá cùng với họa sĩ Nguyễn Trung, biết tôi có tài vẽ nhưng chỉ vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu bóng nên anh đã động viên tôi thử vẽ tranh xem, biết đâu lại phát huy tài năng trên tranh vẽ. Sau đó lại được họa sĩ Hồ Hữu Thủ (bạn học chung lớp dự bị) khuyến khích nên tôi quyết định thử sức với tranh sơn dầu nghệ thuật, không ngờ khi vẽ tranh như thế tôi lại có nhiều trải nghiệm mới hơn cho mình".

Từ đó về sau Dương Tuấn Kiệt tiếp tục con đường hội họa bằng cách tự học trên nền tảng cơ bản đã có sẵn, rồi học thêm từ bạn bè. Anh vẽ tranh lụa, tranh sơn dầu và sau đó lao vào vẽ tranh sơn mài bằng niềm đam mê mới mẻ.

Những năm sau đó, Dương Tuấn Kiệt nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình từ những cuộc triển lãm chung ở TP.HCM, triển lãm toàn quốc 1980, 1982, 1985 và bắt đầu có những cuộc triển lãm cá nhân ở gallery Tự Do từ năm 1998, 1999, 2003... Cũng trong thời gian này, Dương Tuấn Kiệt có tranh tham gia triển lãm ở Lâu đài Rotonde, Paris, Pháp và triển lãm tại APA Villa, Singapore (1991); triển lãm Hòa bình trong nghệ thuật, tại Quỹ Tiền tệ quốc tế, Washington DC, Mỹ (1992); triển lãm Cái nhìn từ Việt Nam, London, Anh (1998) v.v. Tranh của anh đã có trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và một số bộ sưu tập của các nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.

Hiện tại họa sĩ Dương Tuấn Kiệt là hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM và cũng là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông sáng tạo nên đều mang những nét riêng và rất độc đáo.

Chân dung thiếu nữ, Suy tư, Trái cấm, Giai điệu, Đàn và trăng, Tấu khúc dân gian, Đôi bạn mèo... Tất cả đã tạo nên một Dương Tuấn Kiệt thân thương giữa mọi người.

Những năm 80, Dương Tuấn Kiệt nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình từ những cuộc triển lãm chung ở TP.HCM, triển lãm toàn quốc 1980, 1982, 1985 và bắt đầu có những cuộc triển lãm cá nhân ở gallery Tự Do từ năm 1998, 1999, 2003... Cũng trong thời gian này, Dương Tuấn Kiệt có tranh tham gia triển lãm ở Lâu đài Rotonde, Paris, Pháp và triển lãm tại APA Villa, Singapore (1991); triển lãm Hòa bình trong nghệ thuật, tại Quỹ Tiền tệ quốc tế, Washington DC, Mỹ (1992); triển lãm Cái nhìn từ Việt Nam, London, Anh (1998)... Tranh của ông có trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Mai Phong - Phạm Khoa

Dùng mũi hít màu nước, phóng ra bằng... mắt để vẽ tranh

Chủ nhật, 06/10/2013 | 17:30
Anh Granato tin rằng, mình là người đầu tiên cũng như duy nhất trên thế giới vẽ tranh theo cách này.

Tuyệt kỹ vẽ tranh bằng khói bếp của một lão nông

Thứ 6, 30/08/2013 | 21:44
Sự lem luốc từ màu đen khói bếp vương trên mái nhà đã làm thức dậy tình yêu nghệ thuật, óc sáng tạo hội họa của người họa sĩ không chuyên. Bằng sự sáng tạo, tư duy nghệ thuật không tưởng, ông thổi hồn vào những lóng tre già lem luốc khói đen, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.

Kỷ lục gia châu Á về tranh thủy mặc đầu tiên tại Việt Nam

Thứ 2, 27/05/2013 | 09:28
Họa sĩ Trương Hán Minh vừa được trung tâm Kỷ lục châu Á bình chọn kỷ lục về tranh thủy mặc duy nhất tại Việt Nam. Dự kiến, đầu tháng 6/2013, ông sẽ được trung tâm này đến Việt Nam trao giải.

Cụ ông 91 tuổi vẽ tranh lưu giữ tình yêu

Thứ 4, 22/05/2013 | 08:49
Cụ Nhiêu Bình Như xuất bản cuốn sách bao gồm hàng trăm bức tranh ông vẽ từ năm 2008. Tranh là những thước phim ghi lại đời sống của ông và người bạn đời đã khuất.

Nghệ thuật vẽ tranh Chibi hút hàng ngàn bạn trẻ

Thứ 2, 15/04/2013 | 11:50
Từ bức ảnh thật, người vẽ sẽ vẽ lại theo phong cách Chibi được một tấm hình tương tự nhưng dễ thương và rất ngộ nghĩnh.

'Họa sỹ chân đất' đạt kỷ lục vẽ tranh Bác Hồ

Thứ 4, 06/02/2013 | 11:46
Dù chưa được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào về hội họa nhưng họa sỹ Trần Hòa Bình đã vẽ hơn 600 bức tranh về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian đầu khi gia đình phải chạy ăn từng bữa, ban ngày, ông đi làm thợ xây tối về lại tiếp tục công việc vẽ tranh. Năm 2010, ông lập kỷ lục "vẽ tranh truyền thần về Bác Hồ" với 520 bức tranh sơn dầu.

Dùng mũi hít màu nước, phóng ra bằng... mắt để vẽ tranh

Chủ nhật, 06/10/2013 | 17:30
Anh Granato tin rằng, mình là người đầu tiên cũng như duy nhất trên thế giới vẽ tranh theo cách này.

Tuyệt kỹ vẽ tranh bằng khói bếp của một lão nông

Thứ 6, 30/08/2013 | 21:44
Sự lem luốc từ màu đen khói bếp vương trên mái nhà đã làm thức dậy tình yêu nghệ thuật, óc sáng tạo hội họa của người họa sĩ không chuyên. Bằng sự sáng tạo, tư duy nghệ thuật không tưởng, ông thổi hồn vào những lóng tre già lem luốc khói đen, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.

Kỷ lục gia châu Á về tranh thủy mặc đầu tiên tại Việt Nam

Thứ 2, 27/05/2013 | 09:28
Họa sĩ Trương Hán Minh vừa được trung tâm Kỷ lục châu Á bình chọn kỷ lục về tranh thủy mặc duy nhất tại Việt Nam. Dự kiến, đầu tháng 6/2013, ông sẽ được trung tâm này đến Việt Nam trao giải.

Cụ ông 91 tuổi vẽ tranh lưu giữ tình yêu

Thứ 4, 22/05/2013 | 08:49
Cụ Nhiêu Bình Như xuất bản cuốn sách bao gồm hàng trăm bức tranh ông vẽ từ năm 2008. Tranh là những thước phim ghi lại đời sống của ông và người bạn đời đã khuất.

Nghệ thuật vẽ tranh Chibi hút hàng ngàn bạn trẻ

Thứ 2, 15/04/2013 | 11:50
Từ bức ảnh thật, người vẽ sẽ vẽ lại theo phong cách Chibi được một tấm hình tương tự nhưng dễ thương và rất ngộ nghĩnh.

'Họa sỹ chân đất' đạt kỷ lục vẽ tranh Bác Hồ

Thứ 4, 06/02/2013 | 11:46
Dù chưa được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào về hội họa nhưng họa sỹ Trần Hòa Bình đã vẽ hơn 600 bức tranh về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian đầu khi gia đình phải chạy ăn từng bữa, ban ngày, ông đi làm thợ xây tối về lại tiếp tục công việc vẽ tranh. Năm 2010, ông lập kỷ lục "vẽ tranh truyền thần về Bác Hồ" với 520 bức tranh sơn dầu.