Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt

Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 6, 17/05/2019 | 06:30
0
Gần đây, rất nhiều hình phạt của giáo viên khi được đưa ra thì bị đánh giá là “sự bất lực” của giáo dục.

Ủng hộ xử phạt nếu vi phạm nội quy

Là một phụ huynh, anh Bùi Ngọc Phúc (Hà Nội) bày tỏ: “Những vụ việc giáo viên phải đưa ra quyết định phạt học sinh là điều đáng tiếc, nhưng nếu học sinh hư và thậm chí là học sinh cá biệt như vậy, thì theo tôi trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình. Chính sự thiếu kết hợp giữa gia đình và nhà trường khiến cho việc dạy các con thêm khó khăn. Hơn nữa, chính việc các cơ quan quản lý giáo dục bị động và chạy theo áp lực của dư luận cũng sẽ khiến nhiều giáo viên không còn tâm huyết với nghề”.

“Với tư cách một phụ huynh, tôi ủng hộ việc có biện pháp xử phạt nếu các con vi phạm nội quy. Tuy nhiên, có thể thay đổi hình thức bắt quỳ bằng một hình thức lao động khác. Về phía hội đồng kỷ luật của nhà trường cũng cần có sự bàn bạc trước với ban thường trực cha mẹ học sinh. Do các giáo viên tự nghĩ ra hình thức kỷ luật nên khi xảy ra chuyện, họ cảm thấy bị bỏ mặc và không bằng lòng”, anh chia sẻ thêm.

Giáo dục - Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt

Nhiều hình phạt của thầy cô đang bị đánh giá là sự bất lực trong môi trường giáo dục.

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng: “Khi đánh giá một sự việc bất kỳ, phải nhìn nhận nhiều phương diện. Nền tảng giáo dục đầu tiên chính là gia đình, người thầy đầu tiên chính là cha mẹ, nếu bất cứ sự vụ gì xảy ra, gia đình cũng đều đổ hết trách nhiệm lên các thầy cô và nhà trường, vậy trách nhiệm gia đình, trách nhiệm cha mẹ nằm ở đâu?

Trong xã hội hiện nay, cha mẹ vô tư giao con cho nhà trường, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, học bán trú, gần như trọn vẹn thời gian của con trong một ngày là ở trường. Cứ đeo đẳng như thế đến hết phổ thông. Và khi có bất kỳ sự vụ nào xảy ra, cha mẹ ngay lập tức đổ lỗi cho giáo dục trong nhà trường. Đó là sự không công bằng, không khách quan khi đánh giá một sự vật, hiện tượng.

Theo tôi, khi có một sự việc xảy ra trong trường lớp mà có lỗi của học sinh, phụ huynh cũng cần phải nhìn lại bản thân, trách nhiệm giáo dục con cái đã hoàn thành hay chưa? Chứ đừng vội đổ lỗi cho thầy cô là bạo lực học đường. Tôi thực sự không đồng ý việc phụ huynh khi trong một vụ việc giáo viên phạt học sinh, mà trong đó có lỗi của học sinh, thậm chí có nhiều phụ huynh còn chửi mắng cả giáo viên, đòi quy trách nhiệm của nhà trường. Cách giáo dục như vậy chỉ làm hư con”.

Theo thầy Hiếu, mỗi giáo viên khi sử dụng bạo lực đối với học sinh là chỉ đang tìm cách để giải quyết “phần ngọn” vấn đề, còn “phần gốc” muốn làm tốt thì phải có phương pháp giảng dạy khiến học sinh không phải “chống đối” quyền và nghĩa vụ học tập đến như vậy.

Giáo dục - Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt (Hình 2).

Thầy Trần Trung Hiếu cho rằng đánh học sinh chỉ là cách xử lý "phần ngọn" vấn đề trong giáo dục.

“Không có giáo dục bằng bạo lực…”

Về vụ việc học sinh bị đánh ở Hải Phòng, TS. Vũ Thu Hương, giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng tất cả mọi người trong câu chuyện này đều quá sai. Giáo viên đánh trẻ là sai, 100% sai, không cần có lời giải thích nào. Vụ này không giống phạt quỳ ở Hà Nội. Đây là bạo hành và chắc chắn là vi phạm pháp luật. Giáo viên này phải bị xử lý hình sự.

Bà cũng phân tích thêm: “Bên cạnh đó, phụ huynh xử lý càng sai nữa. Khi con mình bị đánh, phải lập tức đưa con đi khám, lấy căn cứ và tố giác với cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo pháp luật. Nếu con không bị thương tích nặng thì phải tố cáo với cán bộ quản lý giáo dục để xử lý theo quy định ngành. Đưa lên mạng là sai, thậm chí sai về pháp luật. Bởi vì nếu vụ việc không thật sự đúng như họ tố cáo (giả định là vậy), họ có thể vi phạm điều luật xúc phạm người khác.

Phụ huynh còn sai ở một điểm nữa là lôi kéo người khác vào vụ việc này. Các chuyên gia không bao giờ cổ súy việc sử dụng roi vọt với học sinh. Họ cũng không liên quan đến vụ việc. Không thể ngoắc nối vụ việc này với vụ việc phạt quỳ vì 2 vụ việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được gì mà càng làm cho vụ việc rối tung lên.

Cán bộ quản lý giáo dục sai vì không tập huấn, nâng cao tay nghề giáo viên; không có hướng dẫn cụ thể về việc thưởng và phạt, từ đó giáo viên làm việc theo bản năng, hành xử kém. Cộng với việc không nâng cao ý thức pháp luật cho giáo viên dẫn đến giáo viên vi phạm pháp luật. Họ cũng không quản lý giáo viên nghiêm túc. Giáo viên trước khi đánh đã quát nạt học sinh rất nhiều. Điều này cán bộ quản lý hoặc không biết hoặc ủng hộ.

Về phía bộ GD&ĐT cũng sai. Rõ ràng ngành giáo dục cần ban hành quy định rõ ràng: Hình thức phạt nào được phép, hình thức nào không được phép.
Hiện nay mọi việc rất loạn vì chẳng ai biết được làm gì và không được làm gì. Nên khi có một hình thức phạt nặng tay thì tất cả coi đó là bạo hành, còn khi có bạo hành thật thì tất cả lại chống lại mọi hình thức kỷ luật”.

“…Cũng không có giáo dục không hình phạt”

Giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh: “Giáo dục không thể đi từ thái cực này sang thái cực khác. Không có giáo dục bằng bạo lực cũng không thể có giáo dục không hình phạt.

Cụ thể hơn, giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội dẫn chứng: “Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận lại, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng những hình phạt đối với học sinh rất nhiều, thậm chí, có những hình phạt ở Việt Nam bị cấm, bị lên án nhưng ở nước ngoài vẫn được sử dụng.

Giáo dục - Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt (Hình 3).

TS. Vũ Thu Hương cho rằng, sẽ không có giáo dục bằng bạo lực nhưng cũng không thể có giáo dục không có hình phạt.

Ví dụ, tại Mỹ có 17 bang chấp nhận quy định giáo viên được quyền đánh học sinh bằng roi, có quy định rõ là roi gì. Một số nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore đồng ý cho giáo viên phạt học sinh quỳ, mà không đơn giản chỉ là phạt quỳ thông thường, mà còn quỳ trên hạt đậu hoặc vật gì đó để học sinh cảm nhận được đau đớn và nhận ra lỗi của mình.

Ở các nước, họ có quyền đánh, phạt quỳ đối với học sinh nhưng đều có quy định rất rõ ràng và như tôi nói ở nhiều bài báo: phải có thông điệp giáo dục rõ ràng để tránh các loại đòn thù”.

TS. Vũ Thu Hương cũng cho rằng: “Theo tôi, hiện nay, phụ huynh không hiểu giá trị của hình phạt trong giáo dục. Vì vậy, rất cần những lời tư vấn, đến từ các cơ quan chăm sóc trẻ em.

Bản thân tôi không ủng hộ những hình phạt gây đau đớn cho học sinh. Tuy nhiên, việc phụ huynh can thiệp quá sâu vào mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh sẽ dẫn đến việc, chúng ta trao cho hai đối tượng này những thông điệp phi giáo dục.

Cụ thể, khi nhà trường phạt giáo viên vì giáo viên phạt học sinh, thì sẽ khiến cho giáo viên nghĩ rằng mình không được phạt học sinh, nhiệm vụ giáo viên chỉ là lên lớp giảng bài, còn học sinh muốn học hay chơi cũng không can thiệp, không phải nhiệm vụ của họ. Từ đó, học sinh sẽ cho rằng không ai có quyền phạt mình, không thể phân biệt được đúng sai, không thể hiểu biết về pháp luật. Phụ huynh luôn đặt câu hỏi tại sao giáo viên không “dỗ” mà lại phạt, nhưng khi học sinh đó ra đời, không có ý thức tuân thủ pháp luật, thì pháp luật có “dỗ” người phạm tội hay không?”.

“Giáo dục trẻ rất cần những quy định rõ ràng và cần được công bố trước với phụ huynh và học sinh. Ngoài ra, việc áp dụng những quy định và hình phạt đó phải được tiến hành với cả học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý. Khi đó, bản thân học sinh sẽ nhận thức được việc phải tuân thủ kỷ luật và các quy định sẽ công bằng với tất cả mọi người”, bà khẳng định.

Clip: Phẫn nộ cảnh giáo viên bạt tai, đánh học sinh tím chân ở Hải Phòng

Thứ 5, 16/05/2019 | 11:10
Ngày hôm qua (15/5), tài khoản facebook Nhu Anh Nguyen có đăng tải lên trang cá nhân một đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô giáo tát liên tiếp vào mặt, đầu một cậu học sinh. Không chỉ vậy, cô giáo này còn cầm thước đánh nhiều học sinh khác đang khiến dân mạng dậy sóng.

Hải Phòng: Tạm đình chỉ công tác giáo viên bạt tai, đánh tím chân học sinh trong giờ kiểm tra

Thứ 5, 09/05/2019 | 16:59
Trích xuất camera nhà trường cho thấy, nữ giáo viên đã có hành động bạt tai, đánh tím chân một học sinh vì em này làm bài chậm.

Bạo lực học đường hóa… ung thư, ngành giáo dục có còn thuốc chữa?

Chủ nhật, 07/04/2019 | 07:00
“3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”, không rõ học thói ở đâu, các cháu học sinh cứ “đè nhau ra” đánh hội đồng, lột đồ... như du côn. Không rõ từ khi nào, bạo lực học đường đã hóa thành khối ung thư di căn, để cả xã hội miết mải đi tìm thuốc giải.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.