Giải pháp ngành sư phạm: Liệu có làm được không, thưa Bộ trưởng?

Giải pháp ngành sư phạm: Liệu có làm được không, thưa Bộ trưởng?

Hà Công Luân
Thứ 2, 01/01/2018 | 18:47
0
Tôi hiểu rằng Bộ trưởng đang rất mong muốn cải thiện chất lượng đào tạo sư phạm, từ đó nâng cao chất lượng giáo viên. Tuy nhiên, cái mốc năm 2018 là rất khó.

Mới đây, tại Hội nghị giữa các trường sư phạm được tổ chức ở Hà Nội, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra một loạt giải pháp, mục tiêu cần phải thực hiện ngay trong năm 2018 để không còn đào tạo dư thừa, cử nhân sư phạm thất nghiệp. Nhận định về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ rất tốt nếu thực hiện thành công. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại đây là những mục tiêu duy ý chí, khó thực hiện khi 2018 đã đến.

Xung quanh ý kiến của Bộ trưởng về những giải pháp cho ngành sư phạm, ông Vũ Văn Lương – Giám đốc sở GD&ĐT Hải Dương khẳng định, lộ trình năm 2018 là rất khó thực hiện.

PV: Thưa ông, mới đây trong hội nghị các trường sư phạm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra một loạt các giải pháp, mục tiêu thực hiện đối với ngành này trong năm 2018. Ông thấy sao về việc này?

Ông Vũ Văn Lương: Tôi hiểu rằng Bộ trưởng đang rất mong muốn cải thiện chất lượng đào tạo sư phạm, từ đó nâng cao chất lượng giáo viên. Tuy nhiên, cái mốc năm 2018 là rất khó. Năm 2018 là khi nào, quý mấy? Nếu là quý 1 thì đã có gì trong tay để thực hiện.

Giáo dục - Giải pháp ngành sư phạm: Liệu có làm được không, thưa Bộ trưởng?

Ông Vũ văn Lương - Giám đốc sở GD&ĐT Hải Dương.
Ảnh Công Luân

PV: Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng ta sẽ từng bước giải quyết số lượng sinh viên sư phạm đã đào tạo ra nhưng chưa xin được việc. Theo ông, điều này sẽ gặp phải khó khăn gì?

Ông Vũ Văn Lương: Thực tại giáo viên đã ra trường về địa phương cũng rất nhiều, một số làm công ty, số làm nghề khác, số làm tạm một nghề nào đó để chờ việc... con số này là rất nhiều. Tôi không thể khẳng định là bao nhiêu năm nữa sẽ hết nhưng ví dụ tại tỉnh Hải Dương một năm có 300 - 400 giáo viên nghỉ hưu, nhưng con số sinh viên sư phạm ra trường và chưa có việc lớn hơn rất nhiều. Có lẽ vài chục năm nữa mới bố trí hết, đấy là trong điều kiện không đào tạo thêm mới.

Bây giờ Bộ trưởng có chủ trương từng bước giải quyết số sinh viên sư phạm thất nghiệp là đúng, nhưng liệu có giải quyết được không? Tôi e rằng khó.

Bộ trưởng có nói là sẽ chuyển đổi ngành nghề cho những sinh viên này. Nhưng tôi đặt ra câu hỏi là “Ai chuyển?”. Bây giờ chỉ có chuyển vào làm công nhân thôi!  Chỉ tiêu công chức, viên chức trong ngành giáo dục là nhiều nhất mà còn không bố trí hết thì làm sao có chuyện những ngành khác sẽ sử dụng số sinh viên đó. Chưa kể  sinh viên sư phạm rất khó thích nghi và chuyển đổi ngành nghề. Những ngành nghề khác người ta cũng đào tạo, thậm chí là cũng đang dư thừa.

Sinh viên sư phạm bây giờ học xong thường chờ thời chứ có mấy người có việc. Trong những năm chờ đợi giải quyết việc ấy các em đang thất nghiệp liệu có bị rơi kiến thức? Các em sẽ làm gì để sống? Cộng với chúng ta đang chủ trương giảm biên chế một cách quyết liệt. Ý của Bộ trưởng rất hay nhưng hậu quả của các trường sư phạm để lại là rất lớn rồi. Theo tôi, không thể giải quyết hết được.

PV: Nếu các trường sư phạm đào tạo theo nhu cầu địa phương thì có dễ thực hiện không, thưa ông?

Ông Vũ Văn Lương: Đầu tiên phải khẳng định thực tế trong 10 năm trở lại đây, việc mở trường đại học, ngành nghề đào tạo là tràn lan. Gần như trường nào cũng đa ngành, đào tạo ra tốn kém cho xã hội rất nhiều.

Nếu như được đề xuất với Bộ trong năm học tới Hải Dương sẽ đào tạo bao nhiêu sinh viên sư phạm, tôi sẽ đề xuất chúng tôi không cần. Bởi trong nhiều năm nữa chúng tôi dùng nội tại nhiều năm nữa còn không hết.

Từ ví dụ tại Hải Dương cho thấy có thể, các trường sư phạm phải ngừng đào tạo. Nếu như vậy thì cuộc sống thầy cô trường đó sẽ thế nào. Về phía địa phương, xã hội thì tốt. Nhưng về các trường thì là cả bài toán khó.

Bây giờ có thể giải thể, sáp nhập một số trường sư phạm và giải quyết số giáo viên không đáp ứng được nhu cầu, giải quyết chế độ về hưu sớm, về một cục... Nhưng để làm được điều đó cần có rất nhiều nghị định của Chính phủ, Quốc hội, chứ không thể làm ngay.

PV: Được biết, theo Bộ trưởng Nhạ, một trong những giải pháp đối với các trường sư phạm, đây là nơi bồi dưỡng cho giáo viên?

Ông Vũ Văn Lương: Bồi dưỡng giáo viên trong bối cảnh Nhà nước đang thắt chặt chi tiêu thì liệu có kinh phí để cho các trường cử giáo viên đi bồi dưỡng? Nếu bồi dưỡng mà giáo viên phải đóng tiền vào thì chắc chẳng ai muốn đi. Bởi khi bồi dưỡng thì giáo viên phải yếu – thiếu, giáo viên tốt nghiệp đại học, bằng khá thì sao bắt họ đi bồi dưỡng? Chỉ giáo viên Ngoại ngữ cần có chứng chỉ thì mới có thể yêu cầu đi bồi dưỡng một cách liên tục. Còn những giáo viên Văn, Toán, Thể dục thì lấy tiêu chí nào?

PV: Một điểm đáng chú ý là tham vọng nâng điểm đầu vào của các trường sư phạm của Bộ trưởng. Ông nghĩ điều này có khả thi?

Ông Vũ Văn Lương: Bây giờ không thể bảo nâng mà nâng được? Muốn nâng điểm đầu vào phải có giải pháp, mà giải pháp chính là sức hút của ngành. Học sư phạm miễn giảm vài đồng học phí cũng không đáng kể gì so với những chi phí khác và đó còn là bài toán cả cuộc đời.

Quan trọng học xong 4 năm làm gì? Thu nhập bao nhiêu? Nếu bạn được 27, 30 điểm bạn vào công an quân đội, học xong ra có việc ngay, không phải lo toan chạy việc gì cả, chứ mấy ai chọn vào sư phạm?

Mới đây cũng có đề xuất tăng lương giáo viên, nhưng Quốc hội đã duyệt đâu. Năm 2018 làm sao có thể tăng luôn được. Nếu như hỏi địa phương 1 năm cần bao nhiêu giáo viên, tôi đăng ký được ngay, nhìn vào lượng giáo viên sắp nghỉ hưu là được. Bao năm qua có bao giờ Bộ hỏi đâu? 

PV: Theo ông, trước bối cảnh hiện tại, chúng ta cần phải làm gì?

Ông Vũ Văn Lương: Trước hết, phải quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, những trường không phải sư phạm thì thôi không cho đào tạo nữa. Xin cơ chế chính sách của Chính phủ, Quốc hội để giải thể, sáp nhập các trường sư phạm lại. Thứ hai có thể phải tạm dừng đào tạo 1, 2 năm hoặc nếu có đào tạo thì phải là số lượng rất ít để đáp ứng cho TP. Hồ Chí Minh, vùng núi, những nơi thiếu giáo viên. Thứ ba, cơ chế chính sách cho giáo viên. Bây giờ đi làm công nhân cũng được 6, 7 triệu đồng một tháng. Nghề cao quý thì mức lương cũng phải tương xứng chứ. Cô giáo mầm non có 2 triệu đồng thì ai mà muốn vào nghề. 

PV: Xin trân trọng cảm ông! 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Giảm biên chế gián tiếp nhưng giáo viên phải đủ”

Thứ 6, 29/12/2017 | 13:11
Về vấn đề giảm biên chế trong giáo dục, tại hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ diễn ra sáng 29/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Chúng ta giảm biên chế gián tiếp nhưng giáo viên thì phải đủ, không để thừa thiếu cục bộ”.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Xử lý người ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:09
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn giao Công an huyện kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội xem xét kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên vụ cháy chung cư mini

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:57
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện quy trình kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Sáu trường ở Tp.HCM sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 6

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:26
Năm học 2024-2025, Tp.HCM dự kiến tổ chức khảo sát vào lớp 6 ở 6 trường THCS, trong đó có khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.