Giải pháp ứng xử với chiêu 'ỷ đông hiếp yếu' của Trung Quốc

Giải pháp ứng xử với chiêu 'ỷ đông hiếp yếu' của Trung Quốc

Thứ 6, 16/08/2013 | 14:15
0
Với những thống kê, phân tích về "ỷ đông hiếp yếu" của Trung Quốc, trong bài viết này, ông Nguyễn Vi Khải gửi đến cơ quan chức trách 5 đề xuất.
Dưới đây là 5 đề xuất của ông Nguyễn Vi Khải, Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ sau khi thống kê, phân tích những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thứ nhất, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược không chỉ đối với Việt Nam, Trung Quốc, mà còn là của khu vục ASEAN, của châu Á và thế giới . Tầm chiến lược không chỉ là ý nghĩa Địa - Chính trị - Chủ quyền mà còn là Chiến lược thương mại, quân sự, kinh tế, tài nguyên môi trường sinh thái...

Tiêu điểm - Giải pháp ứng xử với chiêu 'ỷ đông hiếp yếu' của Trung Quốc

Hải quân nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước

Thứ 2, Bắt đầu từ năm 1909 đến nay với 3 thời kỳ cho thấy mức độ thời gian ngày càng cấp tập, nhanh đột biến. Trước đây 15, 20 năm một sự kiện (đầu Thế kỷ XX ) đến cuối thế kỷ XX 1 năm có tới hơn 50 sự kiện (2012). Về tính chất, ngày càng phức tạp, không dừng lại ở lời Tuyên bố về Chủ quyền mà là hành động xâm lấn thậm chí có vũ trang  đổ máu – cả khu vực “mất thăng bằng” phải điều chỉnh Chiến lược phát triển. Tình hình “nóng” tới mức nhiều nước gấp gáp lo trang bị vũ khí hiện đại kể cả tàu ngầm, tàu sân bay, tên lửa tầm xa... 
 
Tiêu điểm - Giải pháp ứng xử với chiêu 'ỷ đông hiếp yếu' của Trung Quốc (Hình 2).
Ảnh minh họa

Thứ 3, Sự tăng đột biến, cấp tập các sự kiện tranh chấp chỉ xảy ra gần đây – trong thời kỳ “xây dựng CNXH mang màu sắc Trung  Quốc”. Do đó Nguyên nhân cơ bản – nhân tố gây rối chính là hành động từ phía Trung Quốc. Không nên cho rằng do phát triển “trỗi dậy” về kinh tế, cần khai thác nguyên, nhiên liệu... mà còn do nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ hệ tư tưởng bá quyền. Nhiều nước phát triển thần kỳ trở thành cường quốc, trở thành “các con rồng” nhưng đâu có là mối đe dọa láng giềng.

Thứ 4, Mối quan hệ  giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc trong tranh chấp này là một trong những sự kiện có tầm trung tâm – được chú ý của cả cộng đồng khu vực và Thế giới. Với vị trí địa lý khá đặc biệt, truyền thống, lịch sử hơn 1000 năm Bắc thuộc, 70 năm cùng mục tiêu xây dựng CNXH... có thể nói là có nhiều bài học trong quá khứ để giải quyết vấn đề (kinh nghiệm xa xưa đối mặt với các triều đại nhà Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, các thế lực Nguyên Mông..). Hơn nữa 2 quốc gia vẫn cùng chung ý thức hệ, chung lý tưởng xây dựng XHCN tốt đẹp... Không lẽ những giá trị nhân văn cao quý ấy không thể là mẫu số chung để hòa bình, hợp tác cùng phát triển hay sao?

Cuối cùng, đề xuất thứ 5, định hướng giải pháp xử lý trong tương lai – đề xuất  như một nguyện vọng. Biển Đông không thể là vấn đề của một, hai quốc gia mà phải là Đại vấn đề của Đại cộng đồng khu vực và Thế giới. Lý luận “song Phương” của TQ chỉ là bài bản – thủ đoạn né tránh thực chất của vấn đề. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào những toan tính của Trung Quốc, nhìn thấy rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông và gây sức ép với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Phải tự cường trên cả 2 phương diện đối nội và đối ngoại.

Về đối ngoại: Tổng kết tranh chấp Biển Đông là dịp chính sách ngoại giao Việt Nam cần tỉnh táo phân biệt đối tác và đối tượng. Nâng cao cảnh giác trước những toan tính của nước khác.

Về Đối nội: Cần nâng cao khả năng tự cường dân tộc, có thực lực mạnh về Chính trị, Kinh tế văn hóa, quân sự... để đối mặt với mọi tình huống. Hơn lúc nào hết, dựa vào dân, làm cho Dân giàu thì nước mới mạnh. Biển Đông nói riêng, Đất nước nói chung còn hay mất là ở nơi dân. Tiềm năng kinh tế, chính trị... của sức dân 90 triệu không phải là nhỏ. Bài học lịch sử trước đây, mỗi khi đất nước phải chịu sự lầm than nô lệ đều do không gần dân.

Từ những đề xuất này, người dân Việt Nam đều mong muốn có thể tìm ra những “lối rẽ” hòa bình, đưa vấn đề Biển Đông thoát khỏi sự căng thẳng kéo dài. Điều này, rất cần sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, rất cần sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Để có được điều này, mỗi người dân Việt Nam phải hiểu rõ, đầy đủ và đúng bản chất về vấn đề Biển Đông và phải mang những thông điệp chính nghĩa, hòa bình của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế.

Theo Nguyễn Vi Khải- Hồng Chuyên (Infonet)

Biển Đông: Toan tính ỷ đông hiếp yếu của Trung Quốc

Thứ 5, 15/08/2013 | 20:24
"Đây là hành động có chủ ý và sẽ mang lại nhiều mối nguy hại cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Xét từ các góc độ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những toan tính của Trung Quốc."- Ông Khải nhận xét về hành động của Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông, Philippines không sợ chiến tranh

Thứ 4, 14/08/2013 | 14:37
Tại buổi họp báo trước vòng đàm phán với Mỹ về việc mở rộng một thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng nước ông đeo đuổi hòa bình tại Đông Nam Á, nhưng sẽ không ngần ngại “tận dụng mọi nguồn lực,” và “kêu gọi mọi liên minh” để bảo vệ lãnh thổ.

Trung Quốc cảnh báo xuất hiện sóng lớn ở Biển Đông

Thứ 2, 12/08/2013 | 13:38
Giới chức hàng hải Trung Quốc ngày 12/8 đã cảnh báo sớm về những đợt sóng lớn có khả năng xuất hiện ở Biển Đông.

Bão Utor vào biển Đông, miền Bắc đón gió Đông Bắc, mưa rào

Thứ 2, 12/08/2013 | 09:30
Theo dự báo, từ ngày 12/8 thời tiết trên phạm vi cả nước có mưa rào và dông nhiều nơi. Riêng miền Bắc có gió đông bắc cấp 2, cấp 3.

Siêu bão giật cấp 16 đang tiến vào biển Đông

Thứ 2, 12/08/2013 | 07:51
Bão số 7 (bão Utor) đang tiến vào Biển Đông với sức gió giật cấp 16, cấp 17. Cùng với đó Áp thấp nhiệt đới cũng đang mạnh lên.

‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:53
Bắc Kinh đang dồn dập mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hải quân khiến Thái Bình Dương, mà cụ thể là Hoa Đông và Biển Đông dần mất đi sự ổn định và đẩy các quốc gia có liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, làm tăng nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên biển thực sự.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.