Gian lận thi cử:

Gian lận thi cử: "Lỗ hổng" quy chế từ khi soạn thảo?

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 22/04/2019 | 15:00
1
Xoay quanh những “chuỗi liên hoàn” về gian lận thi cử vừa qua, dư luận không khỏi băn khoăn tại sao quy chế thi THPT Quốc gia và xét tốt nghiệp lại có một “lỗ hổng” lớn như vậy?

Theo thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), trong 54 điều của quy chế thi THPT Quốc gia và xét tốt nghiệp 2018 chỉ duy nhất điều 49 quy định chế tài xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi nhưng lại không có bất kỳ mục nào quy định chế tài xử lý thí sinh gian lận điểm thi khâu chấm thi.

Như vậy, quy chế này khi biên soạn không hề lường hết các tình huống gian lận thi cử để xảy ra tình trạng “con bò chui lọt lỗ kim”, và hệ quả của sự “hớ hênh” này là để cho những thí sinh được nâng điểm nhưng điểm thực vẫn đủ điểm trúng tuyển và vẫn theo học bình thường.

Chưa nhận thức đầy đủ?

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT nhận định: “Trước hết, gian lận trong phòng thi, quay cóp đã là sai phạm cần xử lý mà nhờ người khác sửa bài, nâng điểm sau phòng thi lại càng nghiêm trọng hơn, cần xử lý nghiêm hơn. Thí sinh mới liếc bài một chút mà bị đuổi khỏi phòng thi, vậy tại sao nâng điểm “trắng trợn” lại không bị đuổi?

Chuyện nâng sửa điểm rõ ràng là sai, là sự không công bằng với những thí sinh khác, nên phải xử lý ngay, mời ra khỏi trường để có sự công bằng. Ai là người nâng điểm, ai là người có nhu cầu nâng điểm cũng đều phải trị nghiêm. Quan chức càng to, tội càng lớn, người trong ngành cũng cần xử lý càng nghiêm. Bên cạnh đó, công khai minh bạch để giữ uy mà ngăn chặn những sai phạm tương tự”.

Giáo dục - Gian lận thi cử: 'Lỗ hổng' quy chế từ khi soạn thảo?

Gian lận thi cử vẫn đang "lòng vòng" xử lý. (Ảnh minh họa).

Nguyên thứ trưởng bộ GD&ĐT khẳng định: “Do hội đồng soạn thảo nhận thức chưa được đầy đủ nên dẫn đến những “lỗ hổng” như vậy”.

Ông phân tích: “Xuất phát trên nguyên tắc công bằng, minh bạch, rõ ràng, đã sai phạm thì phải công khai rõ ràng danh tính. Một số người cho rằng như thế là không nhân văn, nhưng theo tôi, đó là nhân văn. Bởi vì, nhân văn là phải làm sao để người sai biết nhận ra lỗi và sửa đổi chứ không phải cố gắng bao che, để người ta tiếp tục sai hoặc có thêm nhiều trường hợp học theo mà làm sai. Nhân văn phải là bài trừ sai lầm, ngăn ngừa sai lầm.

Những thí sinh đó bị đuổi học nhưng không phải bị trù dập, năm nay vẫn được thi, vì vậy, nếu thí sinh cố gắng hoàn toàn sẽ có cơ hội để được đi học bằng thực lực của mình. Không có vấn đề gì mà phải bao che, che đậy, gây ra mất quá nhiều thời gian!

Những cán bộ mà dùng quan hệ đi nhờ vả nâng điểm phải cách chức, những người mang tiền đi mua điểm thì trở thành hối lộ, cũng phải xử lý nghiêm”.

Liên quan đến vấn đề này, ThS. Đỗ Nghiêm Thanh Phương, giảng viên khoa Công tác xã hội, đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng: “Do chúng ta mới chuyển sang tổ chức thi tích hợp “2 trong 1” được vài năm, nên bộ GD&ĐT cũng chưa lường trước hết được những vấn đề tiêu cực này.

Đó là do cách quản lý. Khi đưa ra cách tổ chức thi như vậy, chúng ta cũng chưa có những kinh nghiệm, đến bây giờ vẫn chưa lường hết được, công tác tổ chức chưa được đánh giá nghiêm túc, có những sơ hở dẫn đến các lỗ hổng lớn mà tạo ra sai phạm, vì thế không kịp thời ngăn chặn”.

“Điểm quan trọng hơn chính là do yếu tố con người, cho dù có yếu tố máy móc, nhưng với bản thân những người tham gia vào “đường dây” mua bán điểm có những tư lợi cá nhân nên có rất nhiều cách để thay đổi điểm thi”, giảng viên khoa Công tác xã hội, đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh.

“Trám” những “lỗ hổng" kịp thời trước kỳ thi

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định: “Không riêng gì quy chế, mà ngay đến cả luật pháp cũng đều không thể hoàn thiện ngay trong một lúc, phải trải qua quá trình thực tiễn, mới bộc lộ những yếu điểm cần phải sửa chữa. Vì vậy, nhìn thấy điểm nào trong quy chế bất cập cần phải bổ sung trở lại, nhằm mục đích càng ngày càng tiến đến chính xác, minh bạch.

Theo tôi, quy chế năm 2019 đề nghị bộ GD&ĐT phải nghiên cứu kỹ và “trám” hết tất cả các “lỗ hổng” để không còn nguy cơ xảy ra sai phạm, để toàn dân không còn phàn nàn, đảm bảo một sự công bằng, minh bạch”.

“Năm nay, đối chiếu vào quy chế hiện hành, điểm nào chưa có hoặc chưa đủ sức răn đe phải ngay lập tức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Căn cứ vào đó, Bộ phải kiên quyết để giải quyết hết những chuyện đó. Ví dụ, tại sao người ta lại sửa được điểm, không ai biết, nếu có lắp đặt camera và theo dõi thì có thể tìm được người mở khóa vào phòng để tráo bài thi và sửa điểm. Chúng ta phải từng bước, từng bước hoàn thiện và ngăn chặn, phải tổng kết những sơ hở để khắc phục toàn bộ”, ông giải thích.

Giáo dục - Gian lận thi cử: 'Lỗ hổng' quy chế từ khi soạn thảo? (Hình 2).

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ.

ThS. Đỗ Nghiêm Thanh Phương thì cho rằng, nhiệm vụ trước mắt, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ coi thi, chấm thi, có những biện pháp quản lý phù hợp, tăng cường giám sát.

“Song song với việc tăng cường quản lý thì cũng phải đưa ra những cơ chế ràng buộc, những quy chế mang tính chất răn đe cụ thể. Bên cạnh đó, phải thay đổi cách thức tổ chức, quản lý, giám sát đơn giản từ việc sử dụng máy móc hoặc phương tiện kỹ thuật tốt hơn”, giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội gợi ý.

Gian lận thi cử: Xử lý ngay "kẻ bán -người mua" đừng để "chìm xuồng"

Thứ 7, 20/04/2019 | 14:14
Những kẽ hở trong các kỳ thi THPT Quốc gia đã gây ra sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống. Việc xử lý vẫn chưa được triệt để, nếu tiếp tục sẽ dẫn đến "chìm xuồng" và tiêu cực sẽ có nguy cơ tiếp nối.

Gian lận thi cử: Những kẽ hở khó chữa như "khối u" của ngành giáo dục

Thứ 7, 20/04/2019 | 06:00
Những bê bối trong các kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua đang khiến dư luận hoang mang về tính minh bạch, công bằng của bộ GD&ĐT, lo lắng về những kẽ hở để những bàn tay luồn lách, tác động, tạo ra những sai phạm nghiêm trọng.

Gian lận thi cử: Nghe chuyện xưa mà ngẫm chuyện nay...

Thứ 3, 31/07/2018 | 09:59
Bộ trưởng định trả lại sự công bằng cho các em học sinh ra sao, chặn vết loang học đường như thế nào?
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.